- 1 – Bốn chân lý cao quý trong ngôn ngữ hằng ngày
- 2 – Nghiệp báo đối diện với nhân quả hành trạng
- 3 – Một vài hệ thống giải thích nghiệp báo
- 4 – Nghiệp báo như một nhân tố tinh thần của một sự thôi thúc
- 5 – Những ảnh hưởng của thái độ nghiệp báo
- 6 – Hạnh phúc và bất hạnh
- 7 – Thái độ xây dựng và tàn phá
- 8 – Thuyết quyết định hay tự do ý chí
- 9 - Mê muội về nguồn gốc của nghiệp báo
- 10 – Giải thoát sự mê muội của chúng ta
- 11 – Những lời kết luận
- 12 - Hỏi & đáp
Giới Thiệu Tổng Quát
Tác giả: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10 –GIẢI THOÁT SỰ MÊ MUỘI CỦA CHÚNG TA
Khi chúng ta nhìn vào cơ cấu về việc những khuynh hướng và những thói quen nghiệp báo chín muồi như thế nào, một cách đặc biệt những khuynh hướng, rồi thì tất cả phải hành động với thái độ của chúng ta đối với niềm vui và nỗi buồn lên xuống này mà chúng ta trải qua. Chúng ta có hai nhân tố tinh thần mà chúng đồng hành với những kinh nghiệm vui buồn và chúng nổi bật ở đây. Thứ nhất gọi là “tham dục.” Khi chúng ta kinh qua hạnh phúc, chúng ta khẩn cầu ao ước – có nghĩa là chúng ta có một lòng khao khát rất mạnh mẽ - không phải tách rời khỏi điều ấy. “Đừng bỏ đi, ở lại đây với tôi, người có thể ở lại lâu hơn” – việc như thế này xảy ra khi chúng a đang cùng vui thú với ai đấy. Hay chúng ta đang hưởng thụ và cảm thấy hạnh phúc với việc ăn sô cô la và vì thế chúng ta không muốn bị tách rời khỏi niềm vui ấy. Do bởi thế, chúng ta tiếp tục ăn nữa và nữa và nữa và nữa, có phải thế không? Đó là tham dục. Rồi thì, khi chúng ta kinh qua bất hạnh, trãi qua đau buồn, chúng ta muốn được tách rời khỏi chúng một cách nhanh nhất có thể được. Bên dưới của cả hai thứ buồn vui là nhân tố thứ hai – một thái độ mạnh mẽ của cái “tôi” rõ ràng, một cái “tôi” vững chắc, với những gì chúng ta đang trải qua. Tôi phải tìm để có niềm vui này và bất cứ nó là gì, nó cho tôi niềm hạnh phúc, nữa và hơn nữa, và không bị tách rời khỏi nó. Tôi phải tách biệt với những gì tôi không thích. Tôi không thích bạn nói, vì thế tốt hơn là bạn hãy im đi hay tôi sẽ quát bạn.
Khi chúng ta kinh nghiệm buồn vui lên xuống trong cuộc sống của chúng ta với niềm tham dục khao khát này và một sự minh định và một cái “tôi” vững chắc với những gì sẽ diễn tiến – cái “tôi”, điều mà rốt cùng căn cứ trên sự mê muội, bất giác – điều này làm nên tất cả những khuynh hướng nghiệp báo đi đến chín muồi. Trong cách ấy, chúng ta đang liên tục không ngừng với sự thăng trầm của niềm vui, lên xuống của nổi buồn và đang lập lại tất cả những thái độ trước đây của chúng ta, bởi vì đây là những gì chín muồi từ những thiên hướng ấy. Điều thật sự ghê gớm là sự mê muội này ở đấy với mỗi thời khắc của vui và buồn, hạnh phúc và khổ đau. Nó ghi nhớ mãi những thời khắc của hạnh phúc và khổ đau, mà chúng cũng sẽ là với mê muội. Sự mê muội mà chúng ta trãi qua bây giờ là kết quả của sự si ám trước đây, khi chúng ta đang kinh nghiệm hạnh phúc và buồn đau (của quá khứ).
Vòng tuần hoàn tái diễn không thể kiểm soát này, sự tự tuần hoàn không ngừng này– chính là điều mà Phật giáo gọi là “luân hồi-samsara.” Nếu chúng ta có thể giải thoát khỏi sự mê muội này, thế thì toàn bộ hệ thống của nghiệp báo tan vở thành từng mãnh và chúng ta được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nếu chúng tat hay thế sự mê muội này với một sự thấu hiểu đúng đắn – và chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết, chỉ cho những quan điểm tổng quát – nếu chúng ta thay thế sự mê mờ này với sự thông hiểu đúng đắn, trong trường hợp này không có cơ sở cho cái “tôi” vững chắc – không căn cứ địa cho điều “tôi phải có điều này và không có điều kia.” Không có tham dục, vì thế không có sự khởi động hay đánh thức những khuynh hướng và thói quen này, bạn không thể nói rằng bạn vẫn còn có những khuynh hướng và thói quen.
Chúng tôi cố gắng đưa ra một thí dụ. Nếu có một xu hướng để thấy những con khủng long, thế thì khi những con khủng long bị tiệt chủng, không còn khuynh hướng để thấy những con khủng long nữa khi bạn đi qua khu rừng, có phải thế không? Đã thường có khuynh hướng này: khi chúng ta đi qua một khu rừng tôi luôn luôn thấy khủng long. Bây giờ không còn khủng long nữa, thế nên không còn gì tạo nên khuynh hướng để thấy khủng long nữa. Dùng thí dụ ấy, khi không còn gì tạo nên một khuynh hướng làm cho chín muồi – một con khủng long đi trước mặt chúng ta, tạo nên khuynh hướng để thấy một con khủng long chín muồi – nếu không có gì đánh thức khuynh hướng ấy, chúng ta không có khuynh hướng ấy nữa. Và nếu những khuynh hướng nghiệp báo không đi đến chín muồi nữa bởi vì không có những khuynh hướng ấy nữa, thế thì chúng ta không trãi qua sự thăng trầm của hạnh phúc hay lên xuống của buồn đau nữa, chúng ta cũng không còn kinh nghiệm bất cứ sự mê muội nào với nó nữa; điều đó cũng mất rồi.
Đây là cách, là con đường mà chúng ta được giải thoát khỏi toàn bộ tình trạng luân hồi này. Chúng ta không còn kinh qua sự không hài lòng, không bảo đảm thăng trầm của hạnh phúc và buồn đau, nhưng thay vì thế chúng ta có một kinh nghiệm rất vững chãi một loại an lạc hạnh phúc rất khác biệt, một phẩm chất rất khác biệt – không phải loại hạnh phúc lẫn lộn với mê muội, và không phải loại hạnh phúc “tôi thắng cuộc chơi và vì thế đây là phần thưởng của tôi.” Đấy là loại an lạc hạnh phúc mà chúng ta kinh nghiệm từ sự tự do với những hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi nghĩ một thí dụ đơn giản, mặc dù không là một thí dụ chính xác, cho sự tiếp cận với những gì mà điều này đang nói về sẽ là niềm hạnh phúc mà chúng ta cảm nhận khi chúng ta lấy một chiếc giày chật cứng vào cuối một ngày – đấy là một niềm vui thư thái mà chúng ta tự do khỏi sự đau đớn đó.
Cũng thế, những gì chúng ta kinh nghiệm với sự giải thoát, kinh qua với sự tự do là những hành động của chúng ta không còn bị lèo lái bởi những thúc đẩy bắt buộc của nghiệp báo với điều mà chúng ta hành đọng trong một cách nào đấy, kinh nghiệm những điều nào đấy. Đúng hơn, nếu chúng ta đang hành động, vươn khỏi chỉ sự giải thoát, để trở thành một vị Phật, những gì lèo lái cho hành động của chúng ta là từ bi (từ ái và bi mẫn) – một nguyện ước cho những người khác được tự do với nổi khổ và nguyên nhân của đau khổ ấy của họ.