- 1 – Bốn chân lý cao quý trong ngôn ngữ hằng ngày
- 2 – Nghiệp báo đối diện với nhân quả hành trạng
- 3 – Một vài hệ thống giải thích nghiệp báo
- 4 – Nghiệp báo như một nhân tố tinh thần của một sự thôi thúc
- 5 – Những ảnh hưởng của thái độ nghiệp báo
- 6 – Hạnh phúc và bất hạnh
- 7 – Thái độ xây dựng và tàn phá
- 8 – Thuyết quyết định hay tự do ý chí
- 9 - Mê muội về nguồn gốc của nghiệp báo
- 10 – Giải thoát sự mê muội của chúng ta
- 11 – Những lời kết luận
- 12 - Hỏi & đáp
Giới Thiệu Tổng Quát
Tác giả: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
8 – THUYẾT QUYẾT ĐỊNH HAY TỰ DO Ý CHÍ
Vì thế, về một phương diện, chúng ta kinh nghiệm những loại thái độ nào đấy lập lại và mọi việc xãy đến với chúng ta; và ở một mặt khác, chúng ta kinh nghiệm tất cả những điều này với sự thăng trầm của hạnh phúc và bất hạnh, những điều đôi khi ứng hợp với thái độ của chúng ta và có lúc dường như chẳng dính vào đâu. Và tất cả những điều này lên và xuống, khắp mọi thời, và chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Và dĩ nhiên những gì xãy ra đến cho chúng ta không chỉ là do bởi tôi và nghiệp báo của riêng cá nhân chúng ta mà thôi. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi những gì sẽ diễn biến với những người khác trong vũ trụ và nghiệp báo của họ, và những họ đang hành động, cộng với những gì đang xảy ra với chính vũ trụ vật lý – những yếu tố của vũ trụ: thời tiết, động đất, những thứ như vậy. Do bởi thế, rất khó để tiên đoán những gì chúng ta sẽ trải qua kế tiếp – những nhân tố ảnh hưởng cũng giống như thế, rất phức tạp, và thực tế, Đức Phật nói rằng nó là vấn đề phức tạp nhất của bất cứ điều gì để thấu hiểu.
Chúng ta phải hoàn toàn thấu triệt rõ ràng ở đây, bởi vì rất nhiều người hỏi về nghiệp báo - có phải nó là thuyết quyết định hay có phải chúng ta có tự do ý chí? Không có điều nào là đúng, cả hai đều là những cực đoan. Thuyết quyết định thường bao hàm rằng có ai đấy khác đã quyết định cho chúng ta những gì chúng ta sẽ làm hay những gì chúng ta sẽ nếm mùi – một nhân vật ngoại tại, một đấng cao cấp thiêng liêng nào đấy, hay bất cứ gì. Phật giáo nói rằng không phải điều đó; không phải ai đấy đã quyết định những gì chúng ta sẽ làm và chúng ta chỉ là những kẻ bù nhìn hay những con rối, thể hiện một vai trò nào đấy mà ai khác đấy đã thảo (kịch bản) cho chúng ta.
Trái lại, tự do ý chí hơi giống như ai đấy ngồi trong nhà hàng, cầm một thực đơn trước mặt họ và quyết định những gì họ muốn đặt hàng. Cuộc sống không như thế đó. Tưởng tượng đời sống như vậy, Đạo Phật nói rằng, đó là sai, nó rối rắm, nó là sự mê muội. Có thể dường như và cảm nhận như giống như có một cái “tôi” riêng biệt – tách khỏi đời sống, riêng khỏi kinh nghiệm, lìa khỏi điều kinh qua, và người ngoại cuộc đối với mọi thứ đang xảy ra có thể nhìn đời sống như một thực đơn và chọn những món trên ấy. Không có “tôi” riêng biệt với sự sống, hay riêng rẽ với kinh nghiệm và những gì đang xãy ra đến chúng ta không hiện hữu như những món nho nhỏ trên thực đơn mà chúng ta có thể chọn lựa, giống như chúng đã đang ngồi đấy sẳn, và rồi thì chúng ta chỉ ấn nút và nó chui ra khỏi máy (như một lon nước), hay điều gì tương tự như thế. Chúng tôi nghĩ đấy là một thí dụ rất hình tượng để thấy nó ngớ ngẫn như thế nào. Nó không phải là những kinh nghiệm đang tồn tại như những món ăn khô làm sẳn trong một máy thực phẩm và chúng ta chọn lựa món nào chúng ta muốn; đặt tiền vào, nhấn một nút, và nó chui ra cho chúng ta. Cuộc sống không phải như thế, có phải không? Không phải là chúng ta quyết định trước, “Hôm nay, tôi trãi qua hạnh phúc và tôi sẽ thấy rằng mọi người sẽ tử tế đối với tôi.” Sau đó chúng ta đặt tiền vào máy của cuộc đời và nhạc pop sẽ hát lên những gì chúng ta chọn lựa. Đấy là tự do ý chí, có phải không? Tự do ý chí để quyết định những gì sẽ xãy ra cho chúng ta và những gì chúng ta sẽ làm. Nhưng những gì xảy đến cho chúng ta là vi tế và phức tạp vô cùng hơn hai loại cực đoan của thuyết quyết định và tự do ý chí hoàn toàn.