- Dẫn nhập
- Tránh đau khổ
- Tìm hạnh phúc
- Nguyên nhân sanh khổ
- Ái dục bắt nguồn từ đâu?
- Thập nhị nhân duyên
- Ái dục là gì?
- Tai hại của ái dục ảo kiến
- Thoát ra khỏi vòng sanh tử
- Con đường cũ xa xưa: Bát Chánh Ðạo
- Chánh kiến
- Chánh tư duy
- Chánh ngữ
- Chánh nghiệp
- Chánh mạng
- Chánh tinh tấn
- Chánh niệm
- Chánh định
- Ðặc tánh của Con đường
- Bằng cách nào Bát Chánh Ðạo là Con đường Giải thoát?
- Minh hạnh
(Bát Chánh Đạo)
Phạm Kim Khánh
Trung tâm Narada, Seattle, Hoa Kỳ 1993
Phần 1
Dẫn nhậpTất cả chúng sanh đều mưu tìm hạnh phúc và cố tránh đau khổ. Từ thuở con người là con người, thế hệ này sang thế hệ khác, con người để hết tâm trí, năng lực và thì giờ để tránh đau khổ và xây dựng hạnh phúc. Từ ngàn xưa con người cố gắng khắc phục cảnh vật bên ngoài để tạo tiện nghi cho mình và trong nhiều lãnh vực đã vẻ vang thành công. Cuộc sống của chúng ta ngày nay có phần thoải mái dễ chịu hơn xưa. Khoa học tân tiến đã phát minh nhiều dụng cụ để phục vụ con người và nhờ đó chúng ta không phải lao động nặng nhọc, không phải vất vả chịu đựng những lúc nóng bức và những cơn lạnh buốt xương vì thời tiết đổi thay, không phải gian lao khổ nhọc, mất nhiều thì giờ để di chuyển từ nơi này sang nơi khác v.v... Những phát minh về y tế đã thành công chữa trị nhiều chứng bịnh mà trước kia được xem là nan y, đã làm giảm thiểu những cơn đau nhức của cơ thể, đã kéo dài tuổi thọ v.v... Những cuộc cải cách xã hội, kinh tế, chính trị đã đem lại trật tự, điều hòa và cải thiện cuộc sống của chúng ta. Tất cả những lợi ích ấy được thực hiện nhờ công trình khảo sát thiên nhiên một cách tỷ mỷ, có quy củ và có hệ thống. Con người cố gắng điều chỉnh những điều kiện thiên nhiên để làm cho cuộc sống của mình đươc thoải mái.
Tuy nhiên, với bao nhiêu cố gắng và thành công ấy con người ngày nay có hạnh phúc thật sự không? Chúng ta có thật sự không còn đau khổ nữa không? Bao nhiêu cố gắng ấy có giúp chúng ta chặn đứng, làm cho thân này đừng bệnh hoạn, đừng đi đến già nua và mãi mãi sống đời không? Ta có còn phải sống chung với người, với vật hay trong hoàn cảnh mà mình không ưa thích, còn phải xa lià người hay vật thân yêu nữa không? Chúng ta có luôn luôn thành đạt những điều mong mỏi không?
Trong khi xác nhận bao nhiêu lợi ích mà chúng ta đang thừa hưởng từ những công trình chế ngự thiên nhiên đã được thực hiện, chúng ta cũng nhận định rằng con người vẫn còn phải chịu đau khổ và chưa viên mãn thành đạt hạnh phúc châu toàn mong mỏi từ lâu. Tại sao? - Vì phương cách mà chúng ta áp dụng để chữa trị bệnh đau khổ không nhằm thẳng vào tận gốc rễ của chứng bệnh. Chúng ta chỉ chữa trị trên bề mặt mà không đi sâu vào nguồn gốc, chỉ nhìn cái ngọn mà không quan tâm đến căn cội.
Hạnh phúc và đau khổ phát sanh từ đâu và được duy trì tại đâu? Vấn đề phát sanh nơi nào thì ta phải giải quyết ngay tại đó. Hânh phúc và đau khổ phát sanh và được duy trì trong tâm. Ta phải giải quyết vấn đề hạnh phúc và đau khổ ngay chính trong tâm này.
Thay vì tìm cách sửa đổi hoàn cảnh bên ngoài để thích hợp với mình Phật giáo dạy nên tự sửa đổi chính mình để sống thích ứng với bên ngoài, điều hòa với thiên nhiên, phải điều chỉnh cái nhìn của mình đối với sự vật để có một quan niệm sống điều hợp với hoàn cảnh, nhằm sửa soạn thân tâm hoàn toàn trong sạch và cuối cùng thoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ.
Chúng ta hãy lắng nghe lời Ngài Acharn Chah khuyên nhủ một cụ già sắp lâm chung:
"...Nghĩ rằng cụ muốn tiếp tục sống thêm lâu dài sẽ làm cho Cụ đau khổ. Nhưng nghĩ rằng Cụ muốn chết ngay trong tức khắc, hay sớm chết đi cho rồi, thì cũng không đúng. Nó cũng làm cho Cụ đau khổ, có phải vậy không thưa Cụ? Các vật hữu lậu không thuộc quyền sở hữu của ta. Nó phải diễn tiến theo những định lậut thiên nhiên của nó. Về phương cách mà thân này phải như thế nào Cụ không thể làm gì được. Cụ có thể làm cho nó đẹp hơn đôi chút, hay làm cho cái hình dáng bề ngoài của nó có phần hấp dẫn và sạch sẽ hơn trong một lúc, như các thiếu nữ điểm trang dồi phấn thoa son, để móng tay dài... Nhưng khi tuổi già đến thì tất cả mọi người đều chung một hội một thuyền... một số phận. Thân này là vậy. Cụ không thể làm gì khác. Nhưng cái mà Cụ có thể cải thiện, làm cho đẹp đẽ hơn là tâm của mình.
" Bất cứ ai cũng có thể xây dựng một ngôi nhà, bằng gỗ hay bằng gạch, nhưng Đức Phật dạy rằng loại nhà ấy không phải thật sự là của ta mà chỉ là của ta trên danh nghĩa, theo quy ước, trong khái niệm. Nó là một cái nhà trong thế gian. Ngôi nhà thật sự của chúng ta là trạng thái an tĩnh bên trong. Một cái nhà vật chất ở ngoại cảnh có thể thật đẹp, nhưng nó không mấy an tĩnh. Nó là nguyên nhân tạo đến lo âu này đến lo âu khác, băn khoăn tự lo nọ đến áy náy buồn phiền kia. Ta nói rằng nó không phải là ngôi nhà thật sự của ta. Nó ở ngoài ta, và sớm muộn gì rồi ta cũng phải bỏ lại. Nó không phải là nơi chốn mà ta có thể sống vĩnh viễn trong đó, bởi vì không thật sự thuộc về ta mà là một phần của thế gian. Cơ thể của chúng ta cũng vậy, ta chấp thủ là tự ngã, là "Ta" và "Của Ta" nhưng thực tế không phải là vậy. Nó là một cái nhà khác của thế gian. Thân Cụ đã biến đổi theo diễn tiến tự nhiên của nó từ lúc được sanh ra đến ngày nay, già và bệnh, và Cụ không thể cấm cản nó đổi thay vì bản chất của nó là vậy. Muốn cho nó khác đi cũng điên rồ như muốn con vịt giống con gà. Khi nhận thức rằng điều này không thể được, con vịt phải là con vịt, con gà phải là con gà và thân này phải già nua và chết... Cụ sẽ phục hồi sức mạnh và năng lực. Dầu cụ có thiết tha mong muốn cho thân này tiếp tục tồn tại lâu dài như thế nào nó sẽ không làm được như vậy. Đức Phật dạy:
"Aniccà vata sankhàrà - UppàdavayadhamminoDanh từ "Sankhàrà" - được phiên dịch ở đây là pháp hữu vi - hàm ý thân và tâm này. Các Pháp hữu vi thật không bền vững, bất ổn định. Được cấu thành nó liền tan biến, sanh rồi diệt mặc dầu mọi người đều muốn nó thường còn. Đó là điên rồ. Hãy nhìn hơi thở. Di chuyển vào trong, rồi đi ra ngoài. Đó là thiên nhiên, nó phải là vậy. Hơi thở vào và hơi thở ra tiếp nối xen kẽ nhau: Thở vào rồi thở ra, thở ra rồi thở vào. Phải có sự thay đổi. Các pháp hữu vi được hiện hữu là do có biến đổi. Cụ không ngăn ngừa điều này, chỉ nên suy tư như sau: "Có thể nào thở ra mà không thở vào đươc chăng? Nếu thở ra mà không thở vào có nghe dễ chịu không? Hay có thể nào chỉ thở vào mà không thở ra chăng? Chúng ta muốn rằng sự vật phải thừơng còn nhưng nó không thể tồn tại lâu dài, không thể được. Một khi hơi thở đi vào, nó phải trở ra. Khi đi ra, nó phải vào trở lại, đó là tự nhiên. Có phải vậy không Cụ? Đã được sanh ra tức chúng ta phải già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Điều này hoàn toàn tự nhiên và thông thường. Đó là bởi vì các pháp hữu vi đã làm phận sự của nó. Cũng vì những hơi thở vào và những hơi thở ra đã xen kẽ nối tiếp nhau đều đặn mà loài người tồn tại đến ngày nay ..."
Uppajjitvà nirujjhanti - Tesam vupasamo sukho.""Các pháp hữu vi (sankhàrà, các vật được cấu tạo) là vô thường, phải sanh rồi hoại, đã có sanh tức có hoại diệt - ngưng nó được là hạnh phúc."
Đó là đường lối của sự vật. Bản chất thiên nhiên của sự vật là vậy.
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.