KINH TỪ BI (METTA SUTTA)
Thích Nhất Hạnh dịch
Nhữngai muốn đạt tới an lạc thườngnên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung,biết sử dụng ngôn ngữ từ ái.Những kẻ ấy biết sống đơn giảnmà hạnh phúc, nếp sống từ hòa,điềm đạm, ít ham muốn, không đuađòi theo đám đông. Những kẻấy sẽ không làm bất cứ mộtđiều gì mà các bậc thức giảcó thể chê cười.
Và đâylà điều họ luôn luôn tâm niệm:
Nguyện cho mọingười và mọi loài đươcsống trong an toàn và hạnh phúc, tâmtư hiền hậu và thảnh thơi.
Nguyện cho tấtcả các loài sinh vật trên trái đấtđều được sống an lành, nhữngloài yếu, những loài mạnh, nhữngloài cao, những loài thấp, những loàilớn, những loài nhỏ, những loài tacó thể nhìn thấy, những loài ta khôngthể nhìn thấy, những loài ở gần,những loài ở xa, những loài đãsinh và những loài sắp sinh.
Nguyện cho đừngloài nào sát hại loài nào, đừngai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng aivì giận hờn hoặc ác tâm mà mongcho ai bị đau khổ và khốn đốn.
Như một bàmẹ đang đem thân mạng mình che chởcho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đemlòng từ bi mà đối xử với tấtcả mọi loài.
Ta hãy đem lòngtừ bi không giới hạn của ta mà baotrùm cả thế gian và muôn loài, từtrên xuống dưới, từ trái sang phải,lòng từ bi không bị bất cứ gìlàm ngăn cách, tâm ta không cònvương vấn một chút hờn oánhoặc căm thù. Bất cứ lúc nào,khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn làcòn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánhniệm từ bi. Nếp sống từ bi là nếpsống cao đẹp nhất.
Không lạc vàotà kiến, loại dần ham muốn, sống nếpsống lành mạnh và đạt thànhtrí giác, hành giả sẽ chắc chắnvượt thoát khỏi tử sinh.
Ghi chú của BBT / TVHS
Mettã sutta vớibản Việt dịch nêu trên của Thầy NhấtHạnh do Làng Hồng Pháp Quốc xuất bản.Tựa kinh tiếng Việt do thầy dịch là "KinhThương Yêu", tiếng Anh là "Sutra on Loving-kindness"tiếng Sanskrit là "Maitri sutta", nhà học giảEdward Conze dịch là "Unlimited Friendliness". Kinh nàythuộc hệ Nguyên thủy.
Theo ngài NaradaThera trong quyển Đức Phật và Phật Pháp,bản Việt dịch của Phạm Kim Khánh thì"Phạn ngữ Mettã, dịch là "Tâm Từ",và Mettã Sutta dịch là "Kinh Từ Bi". "Mettãlà cái gì làm cho lòng ta êm dịu,là tâm trạng của một người bạntốt, là lòng ước mong chân thànhcho tất cả chúng sinh đều đượcsống an lành vui vẻ."
"So sánh tâmTừ với tình mẫu tử trong kinh TừBi, Đức Phật không đề cập đếnlòng trìu mến thương yêu (passionatelove) ít nhiều vị kỷ của ngườimẹ. Đức Phật chỉ nhằm vào sựmong mỏi chân thành của bà mẹ hiềnmuốn cho đứa con duy nhất của mình đượcsống an lành. Trìu mến thương yêuđem lại phiền não. Tâm từ chỉtạo an lành hạnh phúc. "Đây làmột điểm tế nhị mà ta không nênhiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìumến con, con thương yêu cha mẹ, chồngthương yêu vợ, vợ thương yêuchồng. Tình luyến ái giữa những ngườithân yêu là lẽ thường, là mộtsự kiện tự nhiên. Thế gian không thểtồn tại được nếu không cótình thương. Nhưng tình thươngluôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, khôngso sánh được với tâm Từ làtình thương đồng đều đốivới tất cả chúng sinh trong vũ trụbao la. Do đó tâm Từ không đồng nghĩavới tình thương yêu ích kỷ."Tâm từ (mettã) không phải sự yêuthương xác thịt, cũng không phảilòng luyến ái đối với ngườinào. Tình dục và luyến ái lànguồn gốc của bao điều phiền não.
"Tâm từ cũngkhông phải là tình thương riêngbiệt đối với người láng giềng,bởi vì người có tâm từ khôngphân biệt người thân kẻ sơ. "Tâmtừ không phải chỉ là tình huynh đệrộng rãi giữa người và người,mà phải bao trùm tất cả chúng sinh,không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bénào, bởi vì loài cầm thú, cácngười bạn xấu số của chúng ta,cũng cần nhiều đến sự giúp đỡvà tình thương của chúng ta. "Tâmtừ cũng không phải là tình đồngchí, không phải tình đồng chủng,không phải tình đồng hương, cũngkhông phải tình đồng đạo. "Tâmtừ êm dịu vượt hẳn lên trêncác thứ tình hẹp hòi ấy. Phạmvi hoạt động của tâm Từ không bờbến, không biên cương, không hạnđịnh. Tâm Từ không có bất luậnmột loại kỳ thị nào. Nhờ tâmTừ mà ta có thể xem tất cả chúngsinh là bạn hữu, và khắp nơi trênthế gian như chỗ chôn nhau cắt rún.
"Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, tâm Từ cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thâm diệu cho mọi người, thâncũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú. "Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thâý mình đồng hoá với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan, biến mất như đám sương mờ trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất. [Đức Phật và Phật Pháp, trang 584-588]