Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội Thứ VI

15/01/202107:41(Xem: 7553)
Hội Thứ VI

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***


 

VI. PHẦN SÁU, HỘI THỨ VI.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Với các phẩm:

 

01. Phẩm “Duyên Khởi”     

02. Phẩm “Thông Đạt Hay Thông Suốt” 

03. Phẩm “Hiển Tướng”           

04. Phẩm “Pháp Giới”              

05. Phẩm “Niệm Trụ”         

06. Phẩm “Pháp Tánh”             

07. Phẩm “Bình Đẳng”

08. Phẩm “Hiện Tướng”

09. Phẩm “Vô Sở Đắc”

10. Phẩm “Chứng Khuyến”

11. Phẩm “Hiển Đức”

12. Phẩm “Hiện Hóa”

13. Phẩm “Đà La Ni”

14. Phẩm “Khuyên Răn”

15. Phẩm “Nhị Hạnh”

16. Phẩm “Tán Thán”

17. Phẩm “Phó Chúc”

 

---o0o---

 

 

 

VI. PHẦN SÁU, HỘI THỨ VI.

(Bố cục)

 

6. Hội thứ VI: Gồm 8 quyển, 17 phẩm. Nội dung hội này, đức Phật nói pháp Bát Nhã và cách tu tập Bát Nhã cho Thắng thiên vương nghe. Hội này cùng bản với Kinh Thắng Thiên Vương Bát nhã Ba La Mật Đa 7 quyển do Ngài Nguyệt bà Thủ Na dịch vào đời Trần thuộc Nam triều. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo lục nói, nguyên bản tiếng Phạm của hội này có 2.500 kệ tụng.

 

---o0o---

 

Dẫn nhập:

 

Cứ tụng xong một pháp hội, chúng ta cảm thấy có một vài chuyển đổi. Khởi đầu, chúng ta chập chững từng bước một trong phần thứ I, với các pháp mầu Phật đạo. Chúng ta cũng không tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp thu chánh pháp của các pháp hội kế tiếp trong cuộc hành trình vô tận này. Đọc tụng xong Hội thứ IV, thật sự đã có những bước đi “hơi” vững chắc, phải nói chúng ta đã trưởng thành theo từng pháp hội. Nên Hội thứ V không còn trở ngại đối với việc đọc tụng thọ trì Bát nhã Ba la mật nữa. Tuy nhiên, Hội thứ VI kế tiếp cho chúng ta một lối lãnh hội đặc biệt ở một tầng cao hơn trong sự chứng nhập hay thông đạt Bát nhã Ba la mật.

Vì trong Hội này, thay vì Phật chỉ thuyết riêng về chơn như như các Hội khác, Phật lại thuyết từng phẩm riêng rẽ về pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh... trong thập nhị chơn như, các giáo pháp rất cần thiết trong việc tu tập để thành tựu giác ngộ. Vì sao? Vì tri nhận hay chứng nhập chơn như, pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh, thật tế... tức là giác ngộ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của pháp hội thứ VI này.  Ngoài ra, trong pháp hội thứ VI Phật dạy về tịnh hạnh. Tịnh hạnh là hạnh cao cả tế nhị, sâu sắc mà bất cứ ai tu Bồ Tát hạnh hay Bồ Tát đạo cũng phải chấp trì nghiêm mật. Vả lại, kinh văn Hội này rất khúc chiết, thanh thoát nhưng không kém phần vi diệu. Xin thủng thẳng thưởng thức.

 

Lưu ý:

Kinh này đồng bản với Kinh “Thắng Thiên Vương Bát Nhã” (viết tắt TTVBN) do Nguyệt Bà Thủ Na dịch từ Phạn sang Hán, Đại Tạng Kinh mang thẻ số 0231, chia thành 7 quyển. Chúng tôi tìm thấy có hai bản dịch tương đương từ Hán sang Việt: 1. Bản thứ nhất, do Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Website: “Tangthuphathoc.net” dịch và 2. bản thứ hai, do Nguyên Tánh (Trần Tiễn Khanh) & Nguyên Hiển (Trần Tiễn Huyến) phiên âm và lược dịch trong Tuệ Quang Wisdom Light Foundation đăng trong Website “Daitangvietnam.com”. Quý vị có thể đọc song song với Hội này cho biết. Cũng nên nói thêm rằng Hội thứ VI này không do nhóm của Ngài Huyền Trang dịch mà do các nhà dịch thuật đã dịch sẳn và nhóm của Tam Tạng Huyền Trang chỉ sao lại thôi.

Trên phẩm tựa của Hội thứ VI chúng tôi có ghi phẩm tương đương của kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã đã giới thiệu trên. Trong trường hợp đọc tụng Hội thứ VI này gặp trở ngại, Quý vị có thể tham khảo Kinh “Thắng Thiên Vương Bát Nhã”, nếu muốn!

 

---o0o---

 

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6070)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
08/04/2013(Xem: 13158)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 22148)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 5452)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 16954)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 12999)
Xin quí vị bấm vào xem PDF
08/04/2013(Xem: 24783)
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
08/04/2013(Xem: 6127)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
05/04/2013(Xem: 28629)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
02/04/2013(Xem: 13064)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội. 4
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]