Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội Thứ VI

15/01/202107:41(Xem: 7547)
Hội Thứ VI

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***


 

VI. PHẦN SÁU, HỘI THỨ VI.

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Với các phẩm:

 

01. Phẩm “Duyên Khởi”     

02. Phẩm “Thông Đạt Hay Thông Suốt” 

03. Phẩm “Hiển Tướng”           

04. Phẩm “Pháp Giới”              

05. Phẩm “Niệm Trụ”         

06. Phẩm “Pháp Tánh”             

07. Phẩm “Bình Đẳng”

08. Phẩm “Hiện Tướng”

09. Phẩm “Vô Sở Đắc”

10. Phẩm “Chứng Khuyến”

11. Phẩm “Hiển Đức”

12. Phẩm “Hiện Hóa”

13. Phẩm “Đà La Ni”

14. Phẩm “Khuyên Răn”

15. Phẩm “Nhị Hạnh”

16. Phẩm “Tán Thán”

17. Phẩm “Phó Chúc”

 

---o0o---

 

 

 

VI. PHẦN SÁU, HỘI THỨ VI.

(Bố cục)

 

6. Hội thứ VI: Gồm 8 quyển, 17 phẩm. Nội dung hội này, đức Phật nói pháp Bát Nhã và cách tu tập Bát Nhã cho Thắng thiên vương nghe. Hội này cùng bản với Kinh Thắng Thiên Vương Bát nhã Ba La Mật Đa 7 quyển do Ngài Nguyệt bà Thủ Na dịch vào đời Trần thuộc Nam triều. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo lục nói, nguyên bản tiếng Phạm của hội này có 2.500 kệ tụng.

 

---o0o---

 

Dẫn nhập:

 

Cứ tụng xong một pháp hội, chúng ta cảm thấy có một vài chuyển đổi. Khởi đầu, chúng ta chập chững từng bước một trong phần thứ I, với các pháp mầu Phật đạo. Chúng ta cũng không tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp thu chánh pháp của các pháp hội kế tiếp trong cuộc hành trình vô tận này. Đọc tụng xong Hội thứ IV, thật sự đã có những bước đi “hơi” vững chắc, phải nói chúng ta đã trưởng thành theo từng pháp hội. Nên Hội thứ V không còn trở ngại đối với việc đọc tụng thọ trì Bát nhã Ba la mật nữa. Tuy nhiên, Hội thứ VI kế tiếp cho chúng ta một lối lãnh hội đặc biệt ở một tầng cao hơn trong sự chứng nhập hay thông đạt Bát nhã Ba la mật.

Vì trong Hội này, thay vì Phật chỉ thuyết riêng về chơn như như các Hội khác, Phật lại thuyết từng phẩm riêng rẽ về pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh... trong thập nhị chơn như, các giáo pháp rất cần thiết trong việc tu tập để thành tựu giác ngộ. Vì sao? Vì tri nhận hay chứng nhập chơn như, pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh, thật tế... tức là giác ngộ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của pháp hội thứ VI này.  Ngoài ra, trong pháp hội thứ VI Phật dạy về tịnh hạnh. Tịnh hạnh là hạnh cao cả tế nhị, sâu sắc mà bất cứ ai tu Bồ Tát hạnh hay Bồ Tát đạo cũng phải chấp trì nghiêm mật. Vả lại, kinh văn Hội này rất khúc chiết, thanh thoát nhưng không kém phần vi diệu. Xin thủng thẳng thưởng thức.

 

Lưu ý:

Kinh này đồng bản với Kinh “Thắng Thiên Vương Bát Nhã” (viết tắt TTVBN) do Nguyệt Bà Thủ Na dịch từ Phạn sang Hán, Đại Tạng Kinh mang thẻ số 0231, chia thành 7 quyển. Chúng tôi tìm thấy có hai bản dịch tương đương từ Hán sang Việt: 1. Bản thứ nhất, do Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Website: “Tangthuphathoc.net” dịch và 2. bản thứ hai, do Nguyên Tánh (Trần Tiễn Khanh) & Nguyên Hiển (Trần Tiễn Huyến) phiên âm và lược dịch trong Tuệ Quang Wisdom Light Foundation đăng trong Website “Daitangvietnam.com”. Quý vị có thể đọc song song với Hội này cho biết. Cũng nên nói thêm rằng Hội thứ VI này không do nhóm của Ngài Huyền Trang dịch mà do các nhà dịch thuật đã dịch sẳn và nhóm của Tam Tạng Huyền Trang chỉ sao lại thôi.

Trên phẩm tựa của Hội thứ VI chúng tôi có ghi phẩm tương đương của kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã đã giới thiệu trên. Trong trường hợp đọc tụng Hội thứ VI này gặp trở ngại, Quý vị có thể tham khảo Kinh “Thắng Thiên Vương Bát Nhã”, nếu muốn!

 

---o0o---

 

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2013(Xem: 13664)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
14/08/2013(Xem: 32456)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
29/07/2013(Xem: 20969)
1:- Quá trình hình thành và phát triển: - Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu. - Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
17/07/2013(Xem: 15442)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 9834)
Kỷ Yếu Trường Hạ Minh Quang 2013
03/07/2013(Xem: 11761)
Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Có thể nói, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ.
29/06/2013(Xem: 18101)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18090)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20744)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
25/05/2013(Xem: 16141)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất Hạnh và Hội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]