Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước
Gợi ý:
Phẩm “Tùy Thuận” của Hội thứ II, ĐBN so với phẩm “Hội Tông” (Hội Các Tông Chỉ) của Kinh MHBNBLMĐ giống nhau như hai giọt nước. Phẩm tựa có khác nhưng nội dung không khác. Quý vị độc giả có thể đọc song song với Hội này để hiểu rõ vấn đề hơn, nếu muốn.
Tóm lược:
Bấy giờ, Cụ thọ Mãn Từ Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Trước đây, Như Lai bảo Tôn giả Thiện Hiện thuyết giảng Bát nhã Ba la mật cho các Bồ Tát mà sao hôm nay lại nói đến Đại thừa?
Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa:
- Bạch Thế Tôn! Trước đây con đã nói các nghĩa của Đại thừa nhưng đâu có trái vượt với Bát nhã Ba la mật?
Phật bảo Thiện Hiện:
- Trước đây ông đã thuyết giảng các nghĩa của Đại thừa tất cả đều tuỳ thuận, không trái vượt với Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh văn, hoặc Độc giác, hoặc Bồ Tát, hoặc Như Lai pháp. Như vậy, tất cả không có pháp nào là không thâu nhiếp vào Bát nhã Ba la mật thậm thâm này.
Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa:
- Bạch Thế Tôn! Tại sao tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh văn, hoặc Độc giác, hoặc Bồ Tát, hoặc Như Lai đều thâu nhiếp vào trong Bát nhã Ba la mật thậm thâm này.
Phật bảo Thiện Hiện:
- Hoặc sáu Ba la mật, hoặc ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả. Thiện Hiện! Tất cả các thiện pháp như vậy, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh văn, hoặc Độc giác, hoặc Bồ Tát, hoặc Như Lai pháp, tất cả đều thâu nhiếp vào Bát nhã Ba la mật thậm thâm này.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Hoặc Đại thừa, hoặc Bát nhã Ba la mật, hoặc tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật; hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức; hoặc 12 xứ, 18 giới, hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc các thọ do nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc ba mươi bảy Bồ đề phần pháp; hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc pháp thiện, hoặc pháp chẳng thiện, hoặc pháp hữu ký, hoặc pháp vô ký, hoặc pháp hữu lậu, hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp hữu vi, hoặc pháp vô vi; hoặc pháp thế gian, hoặc pháp xuất thế gian; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc Dục giới, hoặc Sắc, Vô sắc giới; hoặc 18 pháp không (từ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh); hoặc pháp giới, hoặc chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... hoặc các Đà la ni, hoặc Tam ma địa, hoặc Phật mười lực, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chư Như Lai pháp, hoặc pháp luật của Phật giác ngộ nói ra; hoặc Bồ đề, hoặc Niết bàn. Tất cả pháp như vậy, đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi là vô tướng.
Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, trước đây ông đã nói các nghĩa của Đại thừa tất cả đều tùy thuận, không trái vượt với Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì Đại thừa không khác Bát nhã Ba la mật, Bát nhã Ba la mật không khác Đại thừa. Đại thừa không khác tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật không khác Đại thừa. Vì sao? Vì hoặc Đại thừa, hoặc Bát Nhã, hoặc tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật, tánh đó không hai, không hai phần.
Này Thiện Hiện! Đại thừa không khác 37 Bồ đề phần pháp, 37 Bồ đề phần pháp không khác Đại thừa. Vì sao? Vì hoặc Đại thừa, hoặc ba mươi bảy Bồ đề phần pháp tánh đó không hai, không hai phần. Đại thừa cho đến Phật mười lực không khác, Phật mười lực không khác Đại thừa. Đại thừa không khác bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không khác Đại thừa. Vì sao? Vì hoặc Đại thừa, hoặc Phật mười lực, hoặc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tánh đó không hai, không hai phần.
Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, trước đây ông đã nói các nghĩa của Đại thừa tất cả đều tùy thuận không trái vượt Bát nhã Ba la mật. Nói Đại thừa tức là nói Bát nhã Ba la mật, nói Bát nhã Ba la mật tức là nói Đại thừa, bởi hai danh nghĩa này không khác vậy.
Lược giải:
Phẩm “Tùy Thuận” của Hội thứ II, này nằm trong câu nói của Phật: “Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, trước đây ông đã nói các nghĩa của Đại thừa tất cả đều tùy thuận, không trái vượt với Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì Đại thừa không khác Bát nhã Ba la mật, Bát nhã Ba la mật không khác Đại thừa. Đại thừa không khác tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật không khác Đại thừa. Vì sao? Vì hoặc Đại thừa, hoặc Bát Nhã, hoặc tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật, tánh đó không hai, không hai phần”.
Trong câu nói này, Phật lấy sáu pháp Ba la mật để so sánh với Đại thừa: “Vì hoặc Đại thừa, hoặc Bát Nhã, hoặc tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật, tánh đó không hai, không hai phần”.
Điều đó có nghĩa Đại thừa và lục Ba la mật” chỉ là một. Nên nói không hai không khác. Đó gọi là tương ưng hay tùy thuận không trái ngược nhau. Phẩm trước Phật so sánh Địa thừa với hư không. Phẩm này Phật so sánh Đại thừa với Bát nhã Ba la mật. Chúng ta có thể nói Bát Nhã có đặc tánh gì thì Đại thừa có đặc tánh đó hay ngược lại.
Đại thừa như hư không, Bát nhã Ba la mật cũng như hư không; Đại thừa nhiếp thọ tất cả pháp, Bát nhã Ba la mật cũng nhiếp thọ tất cả pháp; Đại thừa dung nạp tất cả hữu tình, Bát Nhã cũng dung nạp tất cả hữu tình, nên nói Đại thừa không khác Bát nhã Ba la mật, Bát nhã Ba la mật không khác Đại thừa, tánh đó không hai không khác, nên nói cả hai tùy thuận hay tương ưng với nhau.
Phẩm “Tùy Thuận”, quyển 61, Hội thứ I, ĐBN nói rằng:
“Lại nữa, Thiện Hiện! Hoặc Đại thừa, hoặc Bát Nhã, hoặc tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật; hoặc sắc, hoặc thọ tưởng hành thức, hoặc 12 xứ, 18 giới; hoặc bốn Thánh đế; 12 duyên khởi; hoặc Dục, Sắc, Vô sắc giới; hoặc pháp thiện, pháp phi thiện; hoặc pháp hữu ký, vô ký; hoặc pháp hữu lậu, vô lậu; hoặc pháp hữu vi, vô vi; hoặc pháp thế gian, xuất thế gian; hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc 37 pháp trợ đạo; hoặc tam giải thoát môn; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông; hoặc Phật mười lực, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả; hoặc tất cả pháp môn Đà la ni, pháp môn Tam ma địa; hoặc các đức Như Lai, hoặc pháp mà đức Phật đã giác ngộ đã nói; hoặc 18 pháp không; hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới hư không, cảnh giới đoạn, cảnh giới ly, cảnh giới diệt, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, cảnh giới vô tánh, cảnh giới vô tướng, cảnh giới vô tác, cảnh giới vô vi, cảnh giới an ổn, cảnh giới tịch tịnh, bổn vô, thật tế, cứu cánh Niết bàn (nói khác là tất cả pháp Phật), tất cả các pháp như vậy, đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng phải tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng nhất tướng, chỗ gọi là vô tướng.
Thiện Hiện! Do nhân duyên này, vừa rồi, ông nói Đại thừa đối với Bát nhã Ba la mật, hoàn toàn tùy thuận, không có sự chống trái, vượt qua. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Đại thừa chẳng khác Bát nhã Ba la mật, Bát nhã Ba la mật chẳng khác Đại thừa. Vì sao? Vì hoặc Đại thừa, hoặc Bát nhã Ba la mật, tánh nó không hai, vì không có hai phần”.
Phẩm “Tùy Thuận” của Hội thứ I còn nói thêm rằng không những lục Ba la mật mà tất cả Phật pháp, tất cả pháp mầu Phật đạo, tư lương Bồ đề Bồ Tát hay còn gọi là Bồ Tát đạo đều tương ưng với Đại thừa. Vì vậy, Kinh mới nói hoặc Đại thừa hoặc Bát Nhã hoặc tất cả pháp mầu Phật đạo không hai, không khác. Tất cả đều tương ưng, chẳng xa lìa nhau.
Đại Trí Độ Luận, phẩm thứ 24, “Hội Tông” (Hội Các Tông Chỉ), tập 3, quyển 32, giải thích toàn bộ phẩm này như sau:
“Theo như ý Kinh ở trên đây thì ngài Phú Lâu Na chẳng còn có tâm nghi. Thế nhưng vì hạng người mới học Bát nhã Ba la mật, chỉ phân biệt các pháp theo danh tự mà chưa rõ nghĩa “không”, nên ngài Phú Lâu Na phải vì họ mà nêu câu hỏi. Ngài Tu Bồ Đề dựa nơi chỗ hỏi của ngài Phú Lâu Na mà bạch Phật, để thỉnh Phật giảng rộng thêm.
--o0o--
Phật bảo ngài Tu Bồ Đề rằng: Đúng như lời ông nói, Ma Ha Diễn (Đại thừa) tùy thuận Bát nhã Ba la mật, chẳng khác Bát nhã Ba la mật, chẳng ly Bát nhã Ba la mật.
Phật vì tùy thuận chúng sanh mà nói ba thừa đạo, nhưng hết thảy thiện pháp của ba thừa đạo đều nhiếp trọn vào trong Bát nhã Ba la mật, và đều dẫn đến Niết Bàn cả.
Muốn vào Niết Bàn, phải tu ba giải thoát môn (không, vô tướng và vô tác), nên nói ba giải thoát môn là cộng pháp của cả ba thừa đạo. Hành giả do trì giới, mà sanh thiền định; do thiền định mà sanh trí huệ; và khi được trí huệ viên mãn rồi, thì chẳng còn chấp thế gian nữa.
Hỏi:Vì sao nói ba thừa đạo pháp đều là trợ đao pháp, và đều nhiếp vào trong Bát nhã Ba la mật cả?
Đáp: Vì Bồ Tát hành đầy đủ các thiện pháp, mà chẳng hề chấp các thiện pháp ấy, Bồ Tát thường tu hạnh xả, nên chẳng còn chấp các pháp tướng vậy.
Nên biết rằng ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo và ba giải thoát môn là cộng pháp của cả ba thừa. Còn sáu pháp Ba la mật là pháp của Bồ Tát; mười lực, bốn vô sở uý, bốn vô ngại trí, đại từ, đại bi… mười tám bất cộng pháp thường dẫn đến hành xả, là pháp của Phật.
--o0o--
Có thuyết nói rằng tu sáu pháp Ba la mật có hai trường hợp:
- Đầy đủ (cụ túc) Ba la mật.
- Chưa đầy đủ (chưa cụ tức) Ba la mật.
Đầy đủ Ba la mật là pháp Bồ Tát; chưa đầy đủ Ba la mật là pháp Nhị Thừa.
Lại có thuyết nói Ma Ha Diễn là tánh không, Bát nhã Ba la mật cũng là tánh không. Bởi vậy nên hai pháp này là chẳng phải hai, chẳng phải khác.
Ngài Tu Bồ Đề nói về Ma Ha Diễn là tùy thuận Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật cũng như năm Bát nhã Ba la mật kia đều là tánh không, nên Ma Ha Diễn cũng là tánh không. Dẫn đến pháp như, pháp tánh, thật tế, bất khả tư nghì tánh, Niết Bàn tánh cũng đều là như vậy cả.
Lại nữa, chư đại Bồ Tát, khi hành Ma Ha Diễn, đã dùng lực phương tiện Bát nhã Ba la mật để tu các thiện pháp nhằm dẫn đến đạo Niết Bàn, mà vẫn biết rõ các pháp ấy đều chẳng có hợp, chẳng có tan, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có đối… vì đều chỉ là một tướng (nhất tướng), là chẳng có tướng (vô tướng) vậy”.
Bởi nhân duyên vậy, nên nói Ma ha diễn tức là Bát nhã Ba la mật, vì hai pháp này chẳng phải hai, chẳng phải khác.
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ.
Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
1:- Quá trình hình thành và phát triển:
- Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu.
- Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Có thể nói, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ.
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.