Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải

03/03/202207:02(Xem: 9842)
Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải


Bia Dai Bat Nha_ tap__04_cu si thien buu
bia 4-1-kinh dai bat nhabia 4-2-kinh dai bat nha


Phật lịch: 2566 ; Nông lịch: Nhâm Dần; Tây lịch: 2022

  

TỔNG LUẬN

ĐẠI BÁT NHÃ

  

TẬP 4

 

 

Việt dịch:

    HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ NGHIÊM
Chiết giải:

LÃO CƯ SĨ THIỆN BỬU

 

 

 

 

Quảng Đức Tùng Thư
Ấn Hành


 


Published by

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria

105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Tel: 03. 9357 3544

www.quangduc.com | www.adidaland.net

 

All right reserved
First edition 2022 - 100 copies

 

National Library of Australia
Cataloguing-in-Publication entry:
Title: Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4)
 Mahāprajñāpāramitā Sastra
By Thien Buu
Senior Venerable Thich Nguyen Tang @2022

 

ISBN: 978-0-6454135-7-1

 

Tổng Luận Đại Bát Nhã
Chiết giải: Cư Sĩ Thiện Bửu
Giới thiệu: Thượng Tọa  Thích Nguyên Tạng
Trình bày : Cư Sĩ Thiện Bửu, Cư Sĩ Hữu Phú
Thiết kế bìa: Quảng Duy Minh (Mẫn)
Sửa Bản in: Cư Sï Thanh Phi, Cư Sĩ Phương Nhật

 

Cúng Dường Pháp là tối thượng nhất
The gift of Dhamma surpasses all other Gifts
Sabbadanam Dhammadanam Jinati

 


 

MỤC LỤC TẬP IV

 

Nội dung TẬP IV gồm có hai Hội:

Tiếp theo Hội thứ II với các phẩm như sau:

 

TẬP IV.................................................................................. ... 1

47. Phẩm “Chỉ Tướng”................................................................ 5

48. Phẩm “Thành Biện”............................................................. 44

49. Phẩm “Dụ Thuyền Thảy”..................................................... 55

50. Phẩm “Sơ Nghiệp”.............................................................. 65

51. Phẩm “Điều Phục Tham Đẳng”............................................ 82

52. Phẩm “Chơn Như”.............................................................. 95

53. Phẩm “Bất Thối Chuyển”................................................... 132

54. Phẩm “Giáo Nghĩa Thẳm Sâu”........................................... 165

55. Phẩm “Mộng Hành”.......................................................... 211

56. Phẩm “Hạnh Nguyện”....................................................... 217

57. Phẩm “Trời Căng Già”....................................................... 231

58. Phẩm “Tập Cận”............................................................... 236

59. Phẩm “Tăng Thượng Mạn”................................................ 248

60. Phẩm “Đồng Học”............................................................. 285

61. Phẩm “Đồng Tánh”........................................................... 301

62. Phẩm “Không Phân Biệt”................................................... 314

63. Phẩm “Kiên Cố, Chẳng Kiên Cố........................................ 330

64. Phẩm “Thật Ngữ”.............................................................. 347

65. Phẩm “Vô Tận.................................................................. 364

66. Phẩm “Tương Nhiếp”........................................................ 376

67. Phẩm “Xảo Tiện”.............................................................. 395

68. Phẩm “Thọ Dụ” Hay “Dụ Cây”.......................................... 471

69. Phẩm “Bồ Tát Hạnh”......................................................... 486

70. Phẩm “Thân Cận”............................................................. 497

71. Phẩm “Học Tất Cả Hay Biển Học”..................................... 506

72. Phẩm “Lần Hồi”................................................................ 531

73. Phẩm “Vô Tướng”............................................................. 552

74. Phẩm “Không Tạp”........................................................... 575

75. Phẩm “Các Đức Tướng”.................................................... 594

76. Phẩm “Thiện Đạt”............................................................. 642

77. Phẩm “Thật Tế”................................................................ 669

78. Phẩm “Vô Khuyết”............................................................ 713

79. Phẩm “Đạo Sĩ”.................................................................. 736

80. Phẩm “Chánh Định”.......................................................... 753

81. Phẩm “Phật Pháp”............................................................. 771

82. Phẩm “Vô Sự”.................................................................. 783

83. Phẩm “Nói Thật”............................................................... 795

84. Phẩm “Tánh Không”......................................................... 813

 

 

 


47. PHẨM “CHỈ TƯỚNG”

 

Phần sau Q.442 đến hết Q.443, Hội thứ II, ĐBN.

(Phẩm này có chủ đề “Bát nhã Ba la mật lấy gì làm tướng”,

tương đương với phần sau phẩm “Phật Mẫu” Q.306 trở đi,

Hội thứ I, ĐBN)

 

       Gợi ý:

Phẩm này đề cập đến hai vấn đề: 1. Bát Nhã lấy gì làm tướng?  2. Bát Nhã không thể nghĩ bàn. Phần “Bát Nhã lấy gì làm tướng?” lại tương đương với phần sau phẩm “Phật Mẫu” và phần “Bát Nhã không thể nghĩ bàn” lại thuộc phẩm “Chẳng Nghĩ Bàn”,cuối quyển 308 đến quyển 310, Hội thứ I, ĐBN. Chúng tôi trình bày phẩm này cũng chia làm hai phần để tóm lược và luận giải.

Cũng nên nói thêm rằng phẩm “Chỉ Tướng” của Hội thứ II tương đương với phẩm thứ 48, “Vấn Tướng” , tập 4, quyển 70 của Đại Trí Độ Luận. Đây là một phẩm có giáo lý rất phức tạp, khó khăn. Phải đi từng bước một mới có hy vọng thâm nhập được giáo lý của các pháp này.

 

Tóm lược:

 

1. Bát Nhã Ba mật lấy gì làm tướng?

 

 1- Thuyết tướng Bát Nhã:

 

Bấy giờ, Tam thiên đại thiên thế giới chư thiên cõi Dục, cõi Sắc đều đem các thứ hoa hương trời mầu nhiệm từ xa rải cúng dường Thế Tôn, rồi đi đến chỗ Phật đảnh lễ hai chân, lui đứng một bên, đồng thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật thẳm sâu lấy gì làm tướng?

Bấy giờ, Phật bảo chúng chư thiên rằng:

- Bát nhã Ba la mật thẳm sâu lấy không làm tướng, lấy vô tướng làm tướng, lấy vô nguyện làm tướng, lấy vô tác làm tướng. Bát Nhã thẳm sâu lấy vô sanh vô diệt làm tướng, lấy vô nhiễm vô tịnh làm tướng. Bát Nhã thẳm sâu lấy vô tánh vô tướng làm tướng, lấy vô y vô trụ làm tướng. Bát Nhã thẳm sâu lấy chẳng đoạn chẳng thường làm tướng, lấy chẳng một chẳng khác làm tướng, lấy vô khứ vô lai làm tướng, Bát Nhã thẳm sâu lấy hư không làm tướng. Bát Nhã thẳm sâu có vô lượng tướng.

Chư thiên phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì muốn nhiêu ích thế gian trời người A tu la nương thế tục, thi thiết diễn nói, chẳng nương thắng nghĩa.

Chư thiên phải biết: Các tướng Bát Nhã thẳm sâu như thế, thế gian trời người A tu la đều chẳng phá hoại được. Vì sao? Vì thế gian trời người A tu la cũng đều là tướng vậy.

Chư thiên phải biết: Các tướng chẳng năng phá hoại các tướng, các tướng chẳng năng biết các tướng. Các tướng chẳng năng phá hoại vô tướng, các tướng chẳng năng biết vô tướng. Vô tướng chẳng năng phá hoại các tướng, vô tướng chẳng năng biết các tướng. Vô tướng chẳng năng phá hoại vô tướng, vô tướng chẳng năng biết vô tướng. Vì sao? Hoặc tướng hoặc vô tướng, hoặc tướng vô tướng đều vô sở hữu. Năng phá năng biết, sở phá sở biết, kẻ phá kẻ biết bất khả đắc vậy.

Chư thiên phải biết: Các tướng như thế chẳng phải do sắc làm ra, chẳng phải do thọ tưởng hành thức làm ra. Chẳng phải do 12 xứ, 18giới làm ra. Chẳng phải bố thí làm ra, chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật làm ra. Chẳng nội không cho đến vô tánh tự tánh không làm ra. Chẳng chơn như làm ra; chẳng pháp giới cho đến bất tư nghì giới làm ra. Chẳng tứ Thánh đế làm ra. Chẳng bốn tĩnh lự, vô lượng, bốn định vô sắc làm ra. Chẳng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm ra. Chẳng phải ba mươi bảy pháp trợ đạo làm ra. Chẳng Tịnh quán địa làm ra; chẳng Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ Tát địa, Như Lai địa làm ra (Bồ Tát thập vị cộng Tam thừa). Chẳng Cực hỷ địa làm ra; chẳng ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa làm ra (Bồ Tát thập địa). Chẳng phải năm nhãn, sáu thần thông làm ra. Chẳng phải Như Lai mười lực làm ra; chẳng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm ra. Chẳng phải ba mươi hai tướng Đại sĩ làm ra, chẳng tám mươi tùy hảo làm ra. Chẳng pháp vô vong thất làm ra, chẳng tánh hằng trụ xả làm ra. Chẳng phải tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn làm ra. Chẳng phải Nhất thiết trí làm ra; chẳng phải Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí làm ra.

Chư thiên phải biết: Các tướng như thế chẳng phải trời làm ra, chẳng phải người làm ra, cũng chẳng phải cả hai làm ra. Chẳng phải trời có được, chẳng phải người có được, cũng chẳng phải cả hai có được. Chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu, chẳng phải thế gian chẳng phải xuất thế gian, chẳng hữu vi chẳng phải vô vi, không chỗ hệ thuộc chẳng thể tuyên nói.

Chư thiên phải biết: Bát Nhã thẳm sâu lìa các tướng, chẳng nên hỏi Bát Nhã thẳm sâu lấy gì làm tướng. Chư Thiên, các ông nghĩ sao? Nếu có người hỏi hư không tướng gì? Hỏi như thế có chánh đáng không?

Chư thiên đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng chánh đáng! Bạch Thiện Thệ! Chẳng chánh đáng! Vì sao? Vì hư không vô thể vô tướng vô vi chẳng nên hỏi vậy.

Phật liền bảo:

- Bát Nhã thẳm sâu cũng lại như thế, chẳng nên hỏi. Tướng các pháp có Phật, không Phật, pháp giới, pháp trụ, đối với các tướng này Phật như thật biết, nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Khi ấy, chúng chư Thiên đồng thưa Phật rằng:

- Như Lai giác ngộ các tướng như thế rất thẳm sâu khó thấy, khó biết. Như Lai chứng đắc các tướng như thế nên đối với tất cả pháp dùng trí vô ngại để chuyển(1). Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ tướng như thế, vì các hữu tình nhóm tướng các pháp, dùng phương tiện khai thị làm cho họ đối với Bát nhã Ba la mật được trí vô ngại.

Bạch Thế Tôn! Hiếm có! Bát Nhã thẳm sâu là chỗ các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường đã sẽ đang hành; tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hành chỗ này nên chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vì các hữu tình phân biệt khai chỉ tướng tất cả pháp. Nghĩa là phân biệt khai chỉ tướng sắc, phân biệt khai chỉ tướng thọ tưởng hành thức. Phân biệt khai chỉ tướng mười hai xứ, mười tám giới. Phân biệt khai chỉ tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, phân biệt khai chỉ tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Phân biệt khai chỉ tướng bố thí Ba la mật; phân biệt khai chỉ tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật. Phân biệt khai chỉ tướng nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Phân biệt khai chỉ tướng chơn như; phân biệt khai chỉ tướng pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Phân biệt khai chỉ tướng tứ Thánh đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo. Phân biệt khai chỉ tướng tám giải thoát; phân biệt khai chỉ tướng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cho đến phân biệt khai chỉ tướng Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. (Q.442, ĐBN)

Bấy giờ, Phật bảo chúng chư thiên rằng:

- Như vậy! Đúng như các ngươi đã nói! Chư thiên phải biết: Tướng tất cả pháp, Như Lai như thật biết là vô tướng. Nghĩa là biến ngại là tướng sắc, Như Lai như thật biết là vô tướng. Lãnh nạp là tướng thọ; lấy tượng là tướng tưởng; tạo tác là tướng hành; phân biệt là tướng thức, Như Lai như thật biết là vô tướng. Đống khổ não là tướng uẩn; cửa sanh trưởng là tướng xứ; nhiều độc hại là tướng giới, Như Lai như thật biết là vô tướng. Năng xả là tướng bố thí Ba la mật; không bức ngặt là tướng tịnh giới Ba la mật; chẳng sân hận là tướng an nhẫn Ba la mật; chẳng thể khuất phục là tướng tinh tấn Ba la mật; không tán loạn là tướng tĩnh lự Ba la mật; không chấp đắm là tướng Bát nhã Ba la mật, Như Lai như thật biết là vô tướng. Không có sở hữu là tướng nội không v.v…, Như Lai như thật biết là vô tướng. Chẳng điên đảo là tướng chơn như v.v…, Như Lai như thật biết là vô tướng. Chẳng hư dối là tướng bốn Thánh đế, Như lai như thật biết là vô tướng. Không ưu não là tướng bốn tĩnh lự; không hạn ngại là tướng bốn vô lượng, không ồn tạp là tướng bốn định vô sắc, Như Lai như thật biết là vô tướng. Không ràng buộc là tướng tám giải thoát; năng chế phục là tướng tám thắng xứ; năng vắng lặng là tướng chín định thứ lớp; không ngằn mé là tướng mười biến xứ, Như Lai như thật biết là vô tướng. Năng xuất ly là tướng ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, Như Lai như thật biết là vô tướng. Năng xa lìa là tướng không giải thoát môn, không đắm lấy là tướng vô tướng giải thoát môn, không sở cầu là tướng vô nguyện giải thoát môn, Như Lai như thật biết là vô tướng. Nhiếp tịnh trụ là tướng Tam thừa thập địa, Như Lai như thật biết là vô tướng. Tới Đại giác là tướng Bồ Tát thập địa, Như Lai như thật biết là vô tướng. Năng quán chiếu là tướng năm nhãn, Như Lai như thật biết là vô tướng. Không trệ ngại là tướng sáu thần thông, Như Lai như thật biết là vô tướng. Khó khuất phục là tướng Như Lai mười lực, không khiếp sợ là tướng bốn vô sở úy, không đoạn tuyệt là tướng bốn vô ngại giải, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Cho lợi vui là tướng đại từ, vớt suy khổ là tướng đại bi, mừng việc thiện là tướng đại hỷ, phủi sạch tất cả là tướng đại xả, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Không có phần là mười tám pháp Phật bất cộng, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Năng nghiêm sức là tướng tướng hảo, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Năng nhớ nghĩ là tướng pháp không quên mất, không sở chấp là tướng tánh hằng trụ xả, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Khắp nhiếp trì là tướng tất cả Đà la ni môn, khắp nhiếp thọ là tướng tất cả Tam ma địa môn, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Khéo thọ giáo là tướng bốn quả Sa môn, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Tự khai ngộ là tướng Độc giác Bồ đề, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Năng thành xong đại sự là tướng Bồ Tát hạnh, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Đủ đại tác dụng là tướng chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. Hiện Chánh đẳng giác là tướng Nhất thiết trí, khéo thông đạt là tướng Đạo tướng trí, hiện đẳng biệt giác là tướng Nhất thiết tướng trí, Như Lai như thật giác biết là vô tướng. (Q. 443, ĐBN)

Chư thiên phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với hết thảy tướng của tất cả pháp như thế đều năng như thật giác biết là vô tướng. Vậy nên, Ta nói tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trí vô ngại không ai bằng.

 

(Để giải thích đoạn kinh này Đại Trí độ Luận, phẩm thứ 48, “Vấn Tướng”, tập 4, quyển 70, thuyết rằng:

Hỏi: Trước đây đã nói nhiều về không tướng, vô tướng tướng, vô tác tướng… dẫn đến vô sở hữu tướng là tướng của Bát nhã Ba la mật rồi. Nay vì sao chư Thiên còn hỏi nữa?

Đáp: Phật tùy nơi, tùy thời, tùy căn cơ của chúng sanh đến nghe pháp mà thuyết, để chúng sanh được lợi lạc. Có lúc Phật thuyết “vô”, có lúc thuyết “hữu”, có lúc thuyết về nhân quả, có lúc thuyết về tội phước v.v…

Nay chư Thiên hỏi về Bát nhã Ba la mật tướng, nên Phật mới rộng nói về các tướng của Bát nhã Ba la mật.

Trước đây Phật đã nói “Bát nhã Ba la mật tướng là như mộng, như huyễn”… tợ như khả đắc (có thể được) mà thật chẳng có tướng khả thủ (có thể nắm bắt được). Chỉ có chư Phật mới có thể như thật biết về tướng ấy. Chư Thiên, dù có lợi trí, nhưng chẳng thể nào biết rõ được nên mới thưa hỏi Phật như vậy.

Phật dạy rằng chư Thiên cũng như hết thảy các pháp khác đều là Bát nhã Ba la mật tướng, là không tướng.

Hết thảy pháp đều là “không tướng”, có nghĩa là hết thảy pháp đều là “vô tướng tướng”.

Đã là vô tướng tướng thì chẳng có các nguyên nhân dẫn sanh thân sau, nên cũng là “vô tác tướng” vậy.

Bởi vậy nên nói tam giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác” là ba cửa dẫn vào ba thừa đạo. Đây là cộng tướng của cả ba thừa đạo, vì cả ba thừa đều có nói đến.

Ví như ở cả ba thừa đều nói đến pháp tướng là bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, đều là vô y chỉ, là như hư không. Đây cũng chính là Bát nhã Ba la mật tướng vậy.

 



pdf

facebook

youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2013(Xem: 13840)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
14/08/2013(Xem: 33125)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
29/07/2013(Xem: 21444)
1:- Quá trình hình thành và phát triển: - Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu. - Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
17/07/2013(Xem: 15501)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 9863)
Kỷ Yếu Trường Hạ Minh Quang 2013
03/07/2013(Xem: 11822)
Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Có thể nói, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ.
29/06/2013(Xem: 18282)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18240)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20904)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
25/05/2013(Xem: 16274)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất Hạnh và Hội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]