(Tương đương phần cuối phẩm “Mộng Hành” quyển thứ 19, MHBNBLM)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Thiện Duyên Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Tóm lược:
Này Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình bị lệ thuộc cảnh chúa tôi thì phát nguyện rằng: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ tối cao. Trong cõi Phật của ta, không có ai là chúa, không có ai là tôi, ai muốn làm việc gì đều được tự do, cho đến chẳng thấy hình tượng chúa tể, cũng chẳng nghe danh tự chúa tể, chỉ có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng pháp thống nhiếp gọi là Pháp Vương.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật này, mau được viên mãn, gần gũi quả vị Giác ngộ tối cao.
Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình sống trong các cảnh giới sai biệt: Địa ngục, quỷ giới, súc sanh, A tu la, nhơn, thiên, thấy rồi phát nguyện: Khi ta thành đạo, trong cõi Phật ta, không các cảnh giới sai biệt cũng không có danh tự sai biệt là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh v.v… Tất cả hữu tình đều cùng một loài, cùng tu một pháp là lục Ba la mật, an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh; an trụ chơn như, an trụ pháp giới, pháp tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế v.v…; an trụ tứ Thánh đế, tu hành 37 pháp trợ đạo; tu hành 4 tịnh lự, 4 vô lượng, 4 định vô sắc; tu hành 8 giải thoát, 8 thắng xứ, 9 định thứ đệ, 10 biến xứ; tu hành tam giải thoát môn; tu hành 5 loại mắt, 6 phép thần thông; tu hành pháp môn Đà la ni, Tam ma địa; tu hành Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; tu hành Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; tu hành Bồ Tát hạnh; tu hành quả vị Giác ngộ tối cao.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy do sáu phép Ba la mật này, mà mau được viên mãn, gần gũi quả vị Giác ngộ tối cao.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình sanh ra trong bốn loài sai biệt: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh. Thấy như vậy rồi, mới phát nguyện khi thành Phật rồi trong cõi Phật Ta, các loài hữu tình đều là hóa sanh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình không có 5 loại thần thông, đối với việc làm không được tự tại. Thấy rồi phát nguyện, nếu Ta thành Phật, trong cõi Ta các loại hữu tình có năm tuệ thần thông đều được tự tại.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình thọ dụng đoàn thực(2), thân có các thứ đại tiểu tiện, máu mủ hôi thối, thật đáng chán bỏ, thệ nguyện rằng: Khi Ta thành Chánh Đẳng Chánh giác rồi, trong cõi Phật của Ta, các hữu tình đều cùng thọ dụng món ăn diệu pháp hỷ, thân thể thơm sạch, không có các việc đại tiểu tiện dơ uế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình thân không ánh sáng, có làm việc gì phải nhờ đến ánh sáng bên ngoài. Nghĩ như thế rồi mới thệ nguyện: Nếu chứng quả vị Giác ngộ tối cao, trong cõi Phật của ta, thân các loài hữu tình đầy đủ ánh sáng, chẳng nhờ ánh sáng bên ngoài.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ 6 phép Ba la mật, thấy nơi cư ngụ của các hữu tình có ngày có đêm, có tháng nửa tháng, thời tiết số năm, chuyển biến chẳng thường, thì ước nguyện rằng: Trong cõi Phật của ta, không có ngày đêm, và tháng nửa tháng, thời tiết số năm v.v…
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình tuổi thọ ngắn ngủi. Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, tu học, chóng mau chứng quả, khiến trong cõi Phật của ta, tuổi thọ của các loài hữu tình dài lâu, khó biết kiếp số.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình không có các tướng tốt, mới ước nguyện, khi Ta thành Phật, cõi nước Ta, các loại hữu tình đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc viên mãn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy loài hữu tình xa lìa các căn lành, mới phát nguyện: Trong cõi Phật của ta, các loại hữu tình, tất cả đều thành tựu căn lành vi diệu thù thắng. Do căn lành này, thường cúng dường chư Phật, nương vào phước lực này, tùy theo chỗ thọ sanh, được hưởng nhiều phúc lợi.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình có đủ các bệnh về thân tâm, mới phát nguyện: Khi Ta thành Phật, cõi nước của ta, các loại hữu tình, thân tâm thanh tịnh, không có nỗi khổ về bệnh, cho đến không nghe tên của các loại bệnh cũng chẳng nghe các bệnh phiền não như tham, sân, si, mạn v.v…
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy có hữu tình có đủ các ý thích: Hoặc có người thích hướng đến Thanh văn thừa, hoặc có người thích hướng đến Độc giác thừa, hoặc có người thích hướng đến Vô thượng thừa. Thấy như vậy rồi mới ước nguyện, khi Ta thành Phật rồi thì cõi nước Ta chỉ có một thừa duy nhất, là Đại thừa mà thôi.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình khởi tăng thượng mạn; chưa có thể thật sự xa lìa thập ác mà cho ta đã tu xong thập thiện; chưa đắc thiền, chưa đắc định mà cho ta đắc thiền, đắc định; chưa đắc tứ vô lượng mà cho ta đã hoàn tất từ, bi, hỷ, xả; chưa đắc các thần thông mà cho là đã chứng các thần thông; chưa đắc bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện mà cho là đắc bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện; chưa đắc quả vị Độc giác mà cho là đắc quả vị Độc giác; chưa đắc lục Ba la mật mà cho là đắc lục Ba la mật. Nói rộng ra, chưa đắc tất cả pháp Phật mà cho rằng ta đã chứng đắc tất cả pháp Phật.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta phải làm thế nào để cứu giúp các loại hữu tình như thế, khiến họ xa lìa sự kết buộc của tăng thượng mạn. Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ tối cao. Trong cõi Phật của ta, không có hạng tăng thượng mạn như thế, tất cả hữu tình lìa tăng thượng mạn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ sáu phép Ba la mật, thấy các hữu tình chấp trước các pháp, đó là chấp trước sắc, chấp trước thọ, tưởng, hành, thức; chấp trước mười hai xứ, mười tám giới; chấp trước tất cả pháp Phật. Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, phát thệ nguyện: Trong cõi Phật của ta, các loại hữu tình không có các loại chấp trước như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ 6 phép Ba la mật, thấy có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hào quang giới hạn, tuổi thọ giới hạn, các chúng đệ tử số lượng giới hạn. Đại Bồ Tát ấy, thấy việc đó rồi, nghĩ thế này: Ta làm thế nào để được hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, và các chúng đệ tử số lượng không giới hạn. Đã nghĩ vậy rồi, phát lời nguyện: Ta phải tinh cần, chẳng tiếc thân mạng, tu hành sáu phép Ba la mật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật khiến mau viên mãn, chóng chứng quả vị Giác ngộ tối cao. Bấy giờ, thân ta hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, số lượng đệ tử được tăng lên vô lượng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ 6 Ba la mật, thấy cõi nước của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, có chu vi giới hạn. Đại Bồ Tát Ma ha tát này thấy việc đây rồi, liền nghĩ: Ta phải làm sao cho cõi Phật này có chu vi vô hạn. Đã suy nghĩ rồi, tác lời nguyện này: Ta phải tinh siêng chẳng đoái thân mạng, tu hành 6 Ba la mật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật khiến cho mau viên mãn chứng quả vị Giác ngộ tối cao. Đại thiên thế giới mười phương đều như số cát sông Hằng hợp làm một cõi, Ta ở trong ấy thuyết pháp giáo hoá vô lượng vô số vô biên hữu tình.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ Tát tu đủ 6 Ba la mật, thấy các hữu tình đường sanh tử quá dài, ác cõi hữu tình số ấy vô biên. Đại Bồ Tát này thấy việc đây rồi, liền nghĩ: Ngằn mé sanh tử y như hư không, các cõi hữu tình cũng lại như thế. Tuy không thật có các loại hữu tình trôi lăn trong sanh tử hoặc được Niết bàn, mà các hữu tình vọng chấp là có, xoay quanh sanh tử, chịu khổ vô biên. Ta phải làm sao phương tiện cứu vớt. Đã suy nghĩ rồi, tác lời nguyện này: Ta phải tinh siêng chẳng đoái thân mạng, tu hành sáu Ba la mật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật khiến cho chóng chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao. Vì các hữu tình thuyết Vô thượng pháp, đều khiến giải thoát đại khổ sanh tử, cũng khiến chứng biết sanh tử, giải thoát đều vô sở hữu, đều rốt ráo không.
Thiện Hiện! Đại Bồ Tát này do sáu Ba la mật đây, mau được viên mãn gần gũi Vô thượng chánh Đẳng Bồ đề.
Thích nghĩa:
(1). Đoàn thực hay suyển thực là thức ăn vo tròn. Theo tục lệ Ấn độ, dân Ấn không dùng muỗng nĩa để ăn mà thường dùng tay vo tròn thức ăn rồi bỏ vào miêng. Đoàn thực, nói chung là thức ăn cõi Dục, chia làm hai loại: 1- Thô thực: Như cơm, bánh, miến, mì v.v... 2- Tế thực: Như bơ, phô mai(cheese) v.v...
Lược giải:
Phần cuối của phẩm “Mộng Hành” quyển thứ 19, MHBNBLMĐ nói lên ước nguyện sâu xa của một vị Bồ Tát giống như ước nguyện của Pháp Tạng Tỳ kheo trong Kinh Vô Lượng Thọ trước khi thành Phật A di đà. Đó cũng là ước nguyện của Văn Thù, của Phổ Hiền, của Đức Quán Âm Bồ Tát hoặcbất cứ một vị Bồ Tát nào trong hằng sa thế giới.
Tu Bồ Tát đạo hay Bồ Tát hạnh là thực hiện Bồ đề tâm, quyết tâm đạt Bồ đề vì lợi ích hữu tình, nhằm dẫn dắt cho chúng sanh đến Niết bàndù phải trải qua bao gian nan thử thách trong vô lượng kiếp. Nhưng muốn thực hiện hạnh nguyện đó thì trước nhất phải tu đủ sáu phép Ba la mật còn gọi là tu lục độ vạn hạnh, tu tất cả các pháp mầu Phật đạo, lại phải tích tụ thiện căn công đức mới có thể đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, để phục vụ chúng sanh.
Hạnh nguyện của một vị Bồ Tát là muốn thực hiện một thế giới lý tưởng, tạo một mô hình gương mẫu mà vô lượng vô biên thế giới hằng ước mơ về mọi phương diện vật chất cũng như tinh thần.
Phần cuối phẩm “Mộng Hành” quyển thứ 19, MHBNBLMĐ ghi như sau. Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề:
- “Có đại Bồ Tát lúc hành bố thí Ba la mật, hoặc thấy chúng sanh đói rét, y phục rách rưới, phát nguyện rằng: Trong thời gian tôi hành bố thí Ba la mật đó, nguyện lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi không có sự đói rét như vậy. Những đồ dùng, thức ăn, thức uống, y phục… giống như cõi Trời Tứ Thiên Vương, Trời Đao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự tại.
- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy thì có thể đầy đủ bố thí Ba la mật, gần kề Vô thượng Bồ đề.
Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc hành trì giới Ba la mật, đại Bồ Tát thấy chúng sanh sát sanh, trộm cướp nhẫn đến tà kiến, bị chết yểu, nhiều bịnh, tướng xấu, thiếu oai đức, nghèo hèn, tàn tật, phải phát nguyện rằng: Trong thời gian tôi hành Trì giới Ba la mật đây, nguyện lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi không có nghiệp ác và quả báo xấu như vậy.
Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy thì có thể đầy đủ Trì giới Ba la mật, gần kề Vô thượng Bồ đề.
- Lại này Tu Bồ Đề! Lúc hành Nhẫn nhục Ba la mật, đại Bồ Tát thấy chúng sanh giận dữ, thù ghét, mắng nhiếc, đánh đập, tàn sát lẫn nhau, phải phát nguyện rằng: Trong thời gian tôi hành Nhẫn nhục Ba la mật đây, nguyện lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi không có những sự đó, tất cả đều xem nhau như cha, như mẹ, như anh chị em, như thiện tri thức, đều có lòng từ bi.
Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy thì có thể đầy đủ Nhẫn nhục Ba la mật, gần kề Vô thượng Bồ đề.
- Lại này Tu Bồ Đề! Lúc thực hành Tinh tấn Ba la mật, đại Bồ Tát thấy chúng sanh lười biếng, chẳng siêng tu pháp lành, rời bỏ ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật thừa, phải phát nguyện rằng: Trong thời gian tôi hành Tinh tấn Ba la mật, nguyện lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi không có sự như vậy, tất cả đều siêng tu tinh tấn, đều được đắc độ nơi pháp Nhất thừa.
Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy có thể đầy đủ Tinh tấn Ba la mật, gần kề Vô thượng Bồ đề.
- Lại này Tu Bồ Đề! Lúc hành ThiềnBa la mật, đại Bồ Tát thấy chúng sanh bị ngũ cái che đậy: dâm dục, ngủ nghỉ, điệu hối, nghi ngờ, mất thiền, mất định, mất vô lượng tâm, phát nguyện rằng: Lúc tôi tu Thiền Ba la mật, nguyện khi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi đều không có sự như vậy.
Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy có thể đầy đủ Thiền Ba la mật, gần kề Vô thượng Bồ đề.
- Lại này Tu Bồ Đề! Lúc hành Bát nhã Ba la mật, đại Bồ Tát thấy chúng sanh ngu si, mất chánh kiến thế gian, xuất thế gian hoặc cho rằng không nghiệp, không nhân duyên, hoặc cho rằng thân là thường còn, hoặc cho rằng đoạn diệt, hoặc nói là vô sở hữu, phải phát nguyện rằng: Trong thời gian tôi hành Bát nhã Ba la mật, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, nguyện lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi không có sự như vậy.
Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy thì có thể đầy đủ Bát nhã Ba la mật, gần kề Vô thượng Bồ đề.
Lại này Tu Bồ Đề! Lúc hành sáu Ba la mật, đại Bồ Tát thấy chúng sanh an trụ nơi ba tụ: Một là chánh định tụ, hai là tà định tụ, ba là bất định tụ, phải phát nguyện rằng: Lúc tôi hành lục Ba la mật, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, nguyện khi tôi thành Phật, chúng sanh trong cõi nước tôi không có tà định tụ, cũng không có danh từ tà tụ.
Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành như vậy có thể đầy đủ sáu Ba la mật, gần kề Nhất thiết tướng trí”.
Bồ Tát sống lăn lóc với chúng sanh, hiểu rõ thế gian đầy thống khổ này, nên Bồ Tát lập nguyện khi thành Phật sẽ xây dựng thế giới của mình là một thế giới lý tưởng, trong đó tất cả chúng sanh đều sống an lạc, thái bình về mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần!
Đó là lý tưởng hoằng độ chúng sanh của Bồ Tát đạo với tứ vô lượng tâm -từ bi hỷ xả, duy trì huyết mạch của Đại thừa, làm đẹp thế gian này dù trải qua muôn ngàn kiếp khổ nhọc.
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học.
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con
người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất
cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con
người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô
tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế
giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của
con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn.
Nghi lễ là gì?
Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong.
Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến.
Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc.
Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội. 4
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.