Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Ân Tam Bảo (Bài viết: TT Thích Tâm Phương, Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh)

10/07/201620:37(Xem: 9055)
Niệm Ân Tam Bảo (Bài viết: TT Thích Tâm Phương, Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh)
Niệm Ân Tam Bảo
Bài viết: TT Thích Tâm Phương
Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh

 

                          

 

Mùa hè năm đó từ bậc cấp đầu tiên của sân Chùa Long Sơn, Tỉnh Hội Nha Trang dẩn thẳng đến bậc thềm sân chùa Hải Đức, hoa phượng đỏ lót cả đường đi dài ngoằn ngoèo theo sườn núi, bóng cây mát rượi hai bên đường cũng ôm chầm lại như che hẳn những tia nắng gắt, oi bức của mùa hè tháng năm nơi thành phố Nha Trang. Tôi cùng vài người bạn nữa sau giờ tan học là mon theo con đường đầy thảm đỏ hoa phượng này dẫn đến đồi Trại Thủy .

 

Ngôi Chùa Hải Đức, nằm xa xa trên đồi Trại Thủy, một ngọn núi nhỏ nằm về hướng tây của thành phố Nha Trang, rất êm đềm thanh thoát, mái ngói xưa tường vôi rêu phong phủ kín, và những tàng cây bách dịp, cùng nhiều loại cây khác đã ôm kín ngôi Chùa trông rất hùng vĩ và trang nghiêm, nhưng cũng không dấu nổi những tấm Y Vàng và những bước chân của hàng thức giã, đầy thanh thoát trang nghiêm sau giờ quả đường Kinh Hành Niệm Phật của Mùa An Cư Kiết Giới năm ấy.

Hình ảnh này đã in vào tâm khảm tôi không bao giờ phai nhạt.

 

Hồi tưởng lại hơn 50 năm rồi mà hình ảnh của Chư Tôn ngày đó còn cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp thiền vị  thanh thoát của tấm Y vàng  giải thoát.

 

Là người con của Phật tôi nghĩ không có một ai mà không nhớ ơn Tam Bảo quý báu trên thế gian. Riêng tôi Niệm Ân Tam Bảo, tức là nhớ ơn Tam Bảo, là một chuẩn mực đeo mang cả một đời người Tu Sĩ. Tôi đã từng nhắc với lòng rằng, nếu không có công đức tu tập của Đức Phật thì làm đệ tử như tôi, trong ngôi nhà Chánh Pháp của Ngài, bản thân không có mì gói để ăn, huống hồ nói chi đến việc làm Phật Sự to lớn. Kho tàng giáo Pháp và lời dạy của Ngài đã để lại quá vĩ đại, những bậc Thánh Tăng đã cọng hưởng đến nhân sinh trong nhiều thế kỷ qua, bây giờ mới đến hàng hậu học mờ tối như tôi chập chửng trên bước đường hoằng hóa lợi sinh, mà tấm lòng không biết Niệm Ơn Tam Bảo là một điều không thể chấp nhận được.

 

Nếu không có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo, thì mỗi mỗi Sứ giả Như Lai khó mà "kiến Pháp tràng ư xứ xứ, phá nghi võng ư trùng trùng, hàng phục chúng ma thiệu long thánh chúng" (Đạo tràng dựng khắp nơi nơi,Lưới nghi phá hết trong ngoài sạch không.Tà ma hàng phục đến cùng,Truyền đăng Phật pháp nối dòng vô chung.) như bài sám Quy Mạng mà chúng ta trì tụng vào thời kinh sáng.

 

Viết đến đây tôi nhớ đến Mẹ tôi, Cụ Bà Tâm Thái, hiện đã 84 tuổi, đang tỉnh dưỡng ở thành phố Nha Trang, cứ mỗi lần tôi về thăm Mẹ, bà thường dặn tôi, hãy luôn tưởng nhớ Phật và tin tưởng vào Tam Bảo, ba ngôi quý báu nhất của đời Mẹ . Mẹ tôi tin tưởng và thâm tín chư Phật trong suốt cuộc đời của bà. Bà tin Phật một cách tuyệt đối: con Niệm Phật để lòng nhớ mãi. Hình bóng Ngài cứu khổ chúng sanh, để theo Ngài trên bước đường lành, Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ, Chúng con khổ nguyện xin tự độ. Ngoài tham lam sân hận ngập trời, phá si mê trí huệ tuyệt vời. Con nhớ Đức Di Đà Lạc Quốc...

 


Me-Tam_Thai_7Me-Tam_Thai_8Me-Tam_Thai_9Me-Tam_Thai_10

Me-Tam_Thai_3


Cụ Bà Tâm Thái (nghe bà tụng Kinh)

(hình chụp tại Tu Viện Quảng Đức khi cụ bà viếng thăm vào năm 2014)




Đó là những lời sám nguyện mà Mẹ tôi trì tụng mỗi ngày 3 lần, bà không chỉ tụng suông mà Mẹ tôi hành trì và áp dụng từng lời kinh Phật dạy trong đời sống hằng ngày của mình. Mẹ tôi, một bà Mẹ quê ít học, lam lũ với ruộng vườn, có một cuộc đời bình dị đơn sơ, nhưng Mẹ tôi được cả làng Thái Thông mến yêu và kính quý. Điều này đã làm cho những người con của Mẹ vui mừng và hãnh diện trong lòng. Nhà tôi chỉ đủ ăn no, mặt ấm, cả họ Võ và Ngô, bên Nội và Ngoại tôi cũng đều như vậy. chuẩn mực đạo đức sống làm người chơn chất đạm bạc. Như “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Và nhất là bà thường đem những tấm gương sáng có phẩm hạnh, đạo đức tốt của những bậc trưởng thượng trong làng, bà dạy cho những người con của Mẹ học theo, rồi bà cũng đem ra những người cho vay cắt cổ, hay lấy tiền lúa non của người nghèo, hà khắc, lường công, hay làm giàu trên sự gian lao, khổ cực của những người ăn kẻ ở trong nhà, để sau này con cháu không có cơm ăn, bà nói đó là nhân quả, là quả báo hiện tiền.

 

Tu theo giáo lý của Phật mà không tin nhân quả, thì chúng ta đã đi ngược lại Giáo Lý của Ngài rồi, Mẹ Tâm Thái hay nhắc các con qua lời kệ Nhân Quả  mà bà thuộc lòng:

 

"Rằng ai muốn biết nhân xưa, Xét xem hoàn cảnh bây giờ chịu đây,

Muốn biết quả báo sau này, Xét điều tội phước ta nay đang làm".

"Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị."

 

Mùa An Cư Tịnh Giới năm nay Tu Viện Quảng Đức đã mất đi một tấm Y Vàng của HT cưụ Hội Chủ thượng Như hạ Huệ, mà những mùa Hạ năm trước Ngài không hề vắng. Ngài như đầu tàu dẫn đường cho hàng hậu học như tôi, nhưng từ đây Quảng Đức vắng bóng Ngài, vắng bóng một Thiền Gia Thạch Trụ của chốn Già Lam. Trăng Lăng Già đã khuất bóng nhưng âm vang Sư Tử Hống của Ngài vẫn còn qua những lời trì tụng Chú Phổ Am, lời xướng kệ Khai Chung Bảng, lời Khai Thị của Ngài sau thời công phu khuya.

 

Ngài về Tây Phương Phật

Soi đường Bát Nhã tâm

Hậu Lai nguyền thệ giữ

Hưng long Phật Pháp trụ.

 

Trường Hạ Quảng Đức đã bước sang ngày thứ 3 rồi, hình bóng của hơn 50 chiếc Y vàng thanh thoát an lạc từng bước chân kinh hành trong khuôn viên Già Lam thanh tịnh, từng hởi thở để tuyên dương mạng mạch của Phật pháp, làm lợi lạc quần sanh.

 

Nhớ thâm ân con nguyện tu tinh tấn

Để đáp đền ân dưỡng dục song thân

Ơn Thầy Tổ thật to lớn vô ngần

Hằng giác ngộ mới đền trong muôn một.

 

Nam Mô a Di Đà Phật
Viết tại Trường Hạ Quảng Đức Trường Hạ 2016
Thích Tâm Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5621)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5195)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4154)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5894)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6370)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5713)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8105)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4175)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4306)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567