Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh của đại dương, sức mạnh của Tăng Già giải thoát

08/07/201606:44(Xem: 8249)
Sức mạnh của đại dương, sức mạnh của Tăng Già giải thoát

Le khai mac An Cu Quang Duc ky 17 (100)

Sức mạnh của đại dương,

sức mạnh của Tăng Già giải thoát

Thích Phổ Huân

 

Đại dương, mặt nước trên trái đất chiếm một phần ba diện tích; với lượng nước nhiều như vậy nên có thể dung chứa tất cả những gì còn lại của quả địa cầu; điều này cũng có nghĩa phủ trùm, vùi lấp cuốn đi tất cả. Do sức mạnh đó mà những gì lớn nhất, mạnh nhất trên trái đất không thể qua nổi đại dương biển cả; và như vậy cho thấy hễ số nhiều, số đông thì trội hơn, dễ thành tựu hơn.

Cũng vậy đời sống thế gian cần phải tụ hội, cần số đông hợp tác, tương giao tương tức, hỗ trợ nhau mới tồn tại. Một đất nước dù uy lực hùng cường về mọi mặt, cũng phải nương nhờ và lệ thuộc ít nhiều đến các nước bạn. Nếu không, quyền lực sức mạnh phải tự mòn dần, và thời gian sẽ tự hủy diệt đào thải. Nói riêng cá nhân con người, càng thấy sự bất lực nhỏ bé, nên tuyệt đối không thể tự hào, và khó thể sống còn khi bị cách ly đơn độc.

Trong Phật pháp đây là chân lý, lý duyên sinh, nhân quả: Hễ cái này sinh thì cái kia sinh, hễ cái này diệt thì cái kia diệt. Giáo lý này còn mãi, và sẽ còn mãi cho đến khi nào con người không còn mê mờ, để cuối cùng đạt được điều Phật dạy là giải thoát chứng đạo. Đệ tử của đức Phật, hai giới xuất gia tại gia tất phải am tường chân lý này, nghĩa là không thể đủ sức mạnh tự mình gọi là độc lập thành tựu, đơn độc tu trì. Tất nhiên sự tu trì cần tự lực công phu, nhưng tự lực trong sự nương tựa pháp nhân duyên, qua nhiều điều kiện môi trường gọi là cộng nghiệp, như thế người đó mới tự thấy mình là vô ngã; nếu không sẽ tưởng rằng bản thân đang tự lực, nhưng đó lại rơi vào chấp ngã, ngã mạn kiêu căng. Hơn nữa cũng chẳng đúng khi cho rằng tự mình hành trì giáo pháp vô ngã, vì các pháp đều do duyên sinh, không có gì gọi là riêng tư biệt lập; và cũng chẳng có gì gọi là vô ngã. Vì còn nói vô ngã, nên bị kẹt chấp vào cái “vô ngã” đang hành trì.

Trong giữa năm 2016 thời tiết đang vào giữa Đông, thành phố Melbourne vốn lạ lùng khắc nghiệt với khí hậu một ngày có đến bốn mùa, nay lại tăng thêm giá lạnh, cái lạnh mù sương làm thành phố mịt mờ mấy ngày nay, tựa như mùa Đông ở Châu Âu. Nếu người nào từ các nước Á Châu du lịch qua Úc ở tiểu bang Victoria ngay bây giờ, không thể nào cảm thấy vui được, do chứng kiến khí hậu vừa lạnh vừa u ám tối trời! Tất nhiên cũng còn ngoại lệ, bởi còn có nhiều người đến tiểu bang này, mừng xum họp đoàn tụ gia đình, anh em, bè bạn, thì cảnh trí sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Cùng trong hoàn cảnh thời tiết như vậy, tại Tu Viện Quảng Đức, một sinh hoạt Phật sự đang diễn ra, đó là mùa An Cư Kiết Đông; là thời gian chư Tăng Ni tụ về ôn lại giới tu, hành trì lại những điều cần thiết nhất cho bản thân mình, và hơn nữa là sự củng cố duy trì tập thể Tăng Già đang hành hoạt tại xứ người. Cho nên hoàn cảnh tụ về an cư không chỉ là niềm vui hội tụ, gặp gỡ, mà còn là sức mạnh tứ chúng đồng tu. Phật tử cư sĩ tại gia, nhờ đó phát tâm cúng dường, gợi nhớ lại thời Chánh Pháp. Tuy số lượng Tăng Ni và Cư sĩ tham dự vẫn còn khiêm tốn, nhưng vẫn là sức mạnh của sự hòa hợp tứ chúng đồng tu, một sự kiện hiếm xảy ra ở hải ngoại. Việc nữa dù một số Tăng Ni chưa thể tham dự vì hoàn cảnh, hay tham dự không trọn khóa, chư vị vẫn tâm niệm hiểu rằng trong thời gian này, Tăng Già đang làm sống lại một truyền thống đẹp, tụ hội trong lục hòa, thảo luận về Phật pháp. Như vậy nếu không phải mùa An Cư, thì không thể có được nhân duyên hy hữu này. Phật tử cư sĩ cũng không khác, một số không ít, tuy không tùng hạ tham dự, nhưng tạo được nhân duyên phát tâm hỗ trợ cúng dường Trường Hạ.

Trong thời đại xa Chánh Pháp ngày càng tăng, sự am hiểu và thực hành lời Phật dạy ngày càng khó. Nhất là thực hành trên một đất nước giàu có đầy đủ vật chất xa hoa, sự khó càng khó hơn. Vì sao? Vì tâm con người còn vô thường, còn phàm tục quá nhiều. Do đó đến với đạo Phật đa số chỉ là cảm tình do nhân duyên đời trước, hoặc lực nghiệp của sự thích tu đời quá khứ. Chứ không phải giác ngộ cuộc đời là khổ, pháp là vô ngã rồi mới đi tu. Nhưng cũng vẫn còn khó, vì khi đi tu phải thân cận cho được bậc liễu đạo, chứng pháp giải thoát!

Nhưng ngay cả ở các nước Phật Giáo là Quốc giáo, chư vị Thánh Tăng cũng không phải dễ tìm, thì làm sao nơi hải ngoại xứ người, Phật giáo còn đang trong hoàn cảnh khiêm nhường dè dặt, làm quen sao cho khế lý khế cơ với xã hội văn hóa nước người, thì sự tu hành đã khó càng thêm khó. Đó là hàng đệ tử Phật xuất gia đã và đang đối diện với pháp trần như vậy, thì hàng Phật tử tại gia lại còn khó hơn nữa. Và không khéo cả hai hàng đệ tử tu Phật chỉ còn giữ được chủng tử giải thoát cho đời sau.

Tuy nhiên hàng Phật tử tại gia sau một vài thập niên rời khỏi quê nhà, phải bươn chải ổn định đời sống, nay tạm vững vàng, bắt đầu có thời gian thực hành học hỏi. Và dù tuổi tác không còn mạnh mẽ trẻ trung như xưa, nhưng nhìn lại quá khứ đã làm bài học nghiệp duyên vô thường của đời sống, do đó việc học Phật có phần tiến bộ. Thế nhưng tìm một hoàn cảnh Tăng Già tụ về một nơi học Phật ở nước ngoài quả là một việc không dễ, điều đó cho thấy sự tụ hội của tứ chúng đồng tu là một là nhân duyên hy hữu. Lại cho rằng mỗi năm một lần An Cư không phải là hiếm, điều này quên rằng một năm có tới ba trăm sáu mươi lăm ngày, mà vô thường xảy ra chỉ trong một giây, một phút, thế có bảo đảm ngày mai ta không chết!

Nhân duyên như vậy mà Tăng Già tụ hội là tạo được sức mạnh giải thoát, đó là quả của đời sau, hoặc đời này, nếu như một hành giả Phật tử tham dự biết tư duy quán chiếu. Ngay chính bản thân của mỗi tu sĩ, buộc phải nương nhờ vào sự lục hòa, sự bảo hộ của Tăng đoàn của tứ chúng đồng tu, mới có thể khám phá được ý nghĩa thâm trầm lời Phật dạy. Nhưng chúng ta vẫn nghe rằng, vẫn có các vị Thánh Tăng chứng đắc khi sống một mình ở sơn lâm hẻo lánh. Đương nhiên việc này không nhiều, và các vị đó phải là bậc thanh tịnh, và tri kiến Phật pháp không còn nghi ngờ một mảy may nào. Dù vậy chư vị vẫn tán thán sự hòa hợp Tăng Già, bởi vì nhờ đó Phật Giáo được tồn tại dài lâu.

Ngày xưa Thánh Tăng Mục Kiền Liên muốn đền đáp hiếu ân cho mẹ, cũng nương nhờ vào thần lực chư Tăng. Bản thân Ngài dù là bậc Thánh, nhưng thần lực đơn phương khó thể tự cứu mẹ mình. Thần lực của chư Tăng chính là sức mạnh của từ bi giải thoát; khiến Mẹ của Ngài cảm phục sám hối tội khiên mà thoát ngục. Ở đây Phật tử chúng ta hiểu thêm, điểm quan trọng hơn hết để mẹ Ngài được thoát khổ, vẫn là chính bản thân bà, vì nếu bà không biết tự sám hối tự cứu mình, thì dù thần lực Chư Thánh Tăng cũng không phải dễ nhiếp phục được. Vì sao! Vì như vậy đâu còn nghiệp nhân quả. Ngay Đức Phật muốn cứu thân sinh Ngài là vua Tịnh Phạn, thì Đức Vua cũng phải sám hối và tự quán chiếu tư duy thực hành ngay trên giường bệnh, có vậy Ngài mới đắc quả A La Hán trước khi nhắm mắt.

Sức mạnh của Tăng Già là đánh động tâm thức chúng sanh ở thế gian này, điều này thay cho sự khan hiếm hiện hữu Thánh Tăng. Cho dù tập thể Tăng Già trong đó không có bóng dáng Thánh Tăng, nhưng diệu dụng của cộng đồng ý thức giải thoát, khi nhiếp tâm trong một trụ xứ sẽ tạo thành diệu lực, khiến người có nhân duyên Phật pháp, cảm thọ sâu sắc và có thể tạo thành nền tảng vững vàng cho đời sống học Phật.

Ở trên có nói về sự to lớn và sức mạnh của đại dương, để ví như sức mạnh của tập thể Tăng Già hòa hợp; nhưng đó chỉ so sánh miễn cưỡng, vì đại dương biển cả không bằng một hạt cát đối với thần lực, diệu lực của Tăng Già hòa hợp! Vì một người khi đã giác ngộ từ nhân duyên chứng kiến hình ảnh Tăng Già, tất sẽ tạo duyên mong ước chứng đạo tương lai; khi chứng đạo sẽ không còn bị lệ thuộc bất cứ thế giới hữu vi nào. Và tự tại vượt lên tất cả, vượt cả muôn ngàn đại dương biển cả. Đại dương dù lớn nhưng chỉ gá nhờ trái đất, và trái đất chỉ là một hành tinh nằm trong một thái dương hệ hết sức nhỏ bé - thái dương hệ chỉ là một hạt nhỏ trong một dãi ngân hà, chứa đựng cả trăm tỉ thái dương hệ. Nhưng trong vũ trụ mênh mong, lại vô số ngân hà không một ai biết được. Cuối cùng thì dù có nói thế nào đi nữa, tất cả hữu hình đó đều là các pháp hữu vi có sinh có diệt.

Và người giác ngộ pháp giải thoát khi chứng đạo sẽ có thần nhãn thần lực, gom hết tất cả pháp hữu vi nầy còn lại bằng một hạt cải trong tay, mà trong kinh hay ví, để diễn tả sự tự tại của chư Bồ Tát, chư Phật không còn kẹt chấp sự lớn nhỏ như tâm niệm chúng sanh.

Thế thì sức mạnh của Tăng già hòa hợp, là gián tiếp giúp người tu Phật, phát khởi thiện tâm giải thoát; thực hành chứng đạo hiện đời hay gieo nhân giải thoát tương lai. Tóm lại thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ tin học, điện tử, đang đi đến cao điểm, cần phải có sức mạnh của Tăng già, hay cần những đạo tràng tu học, để không mất Bồ Đề Tâm, không quên tánh giác ngộ giải thoát mà bất cứ ai cũng đều sở hữu.

Cầu nguyện mùa An Cư Kiết Đông tại Tu Viện Quảng Đức, Chư Tôn Đức Tăng Ni, quý vị cư sĩ Phật tử viên mãn khóa tu, thân tâm an định, và khi rời khỏi Trường Hạ trở về trụ xứ Chư Tôn Thiền Đức pháp thể khinh an, Phật sự viên thành. Quý cư sĩ Phật tử Bồ Đề tâm tăng trưởng, an lành trong đời sống.

Không quên kính chúc Thượng Tọa Viện Chủ Thích Tâm Phương, Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng thân tâm thường lạc, tiếp tục thuận duyên hoằng pháp.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Ngày thứ ba - 7/7/2016 tại Trường Hạ Quảng Đức Melbourne Victoria.

TK Thích Phổ Huân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5619)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5195)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4153)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5893)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6370)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5713)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8104)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4174)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4303)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567