Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Mùa An Cư tại Úc

10/07/201606:39(Xem: 8362)
Cảm Niệm Mùa An Cư tại Úc



Day 4_Quang Duc An Cu ky 17 (17)

Cảm Niệm Mùa An Cư tại Úc


Thúc liễm thân tâm rèn giới đức

Trau dồi tánh thể luyện chơn kinh

Nguyện Báo Phật ân gìn huệ mạng

Truyền lưu thế thế độ mê tình

 

Cứ mỗi độ đến kỳ Sen nở, thì đó cũng là lúc hàng đệ tử Phật khắp nơi trên trần gian này lại hân hoan đón mừng ngày Khánh Đản của đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và cũng là lúc hàng đệ tử xuất gia bước vào mùa An Cư Kiết Hạ, nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới - Định -Tuệ sau thời gian làm Phật sự, hoằng hóa độ sanh. 

 

Mùa An cư Phật lịch 2560 năm nay lại đến và tất cả hàng trưởng tử Như Lai bắt đầu bước vào 3 tháng cấm túc an cư, nỗ lực tinh tấn tu tập để tiếp thêm năng lượng đạo lực và tuệ lực cho bản thân của mỗi hành giả, để rồi sau mùa an cư, chư vị lại tiếp tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp.  

 

Riêng bản thân, con thiết nghĩ thật là một phước duyên lớn lao cho mùa An Cư năm nay, con có cơ hội được về đây tham dự khóa An Cư Kiết Đông lần thứ 17 trên xử sở Úc Đại Lợi này và được tổ chức ngay tại Tu Viện Quảng Đức của nhị vị Thượng Tọa Ân Sư.

Tuy thời gian an cư tu học ở đây ngắn hơn so với quê nhà, chỉ  vỏn vẹn 10 ngày. Nhưng ngần đó thời gian thật vô cùng quý giá, con có được cơ hội thân cận, gần gũi để học hỏi và tu tập dưới sự dẫn dắt của Chư Tôn Trưởng lão Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng- Ni.  Con học được ở quý Ngài rất nhiều điều, từ phong thái của một người xuất gia, oai nghi tế hạnh của một hành giả, những lời giáo huấn, kinh nghiệm tu tập và hoằng hóa lợi sanh. Con rất tâm đắc với những lời khai thị ngắn gọn, sâu sắc của quý Chư Tôn sau mỗi thời công phu khuya cũng như những giờ hội luận Tăng Ni ở giảng đường Hoa Sen.

Tuy khóa an cư ở đây rơi vào mùa Đông và thời tiết lạnh giá, nhưng trong tâm hồn của con luôn ấm áp hoan hỷ và hạnh phúc vô biên, bởi sự che chở bao dung lo lắng cho chúng con từ tinh thần đến vật chất của chư Tôn Đức. Đặc biệt là nhị vị Thượng Tọa Ân Sư tôn kính. Quý Ngài đã cho con nhận biết được, cuộc sống này thật ngắn ngủi nhưng chứa đầy tính huyền diệu, mỗi giây phút trôi qua là một bài học quý giá, để con góp nhặt và lấy đó làm hành trang trên bước đường tu tập, học hỏi để làm lợi ích cho đạo pháp và lợi lạc cho tha nhân. Thật đúng như lời đạo từ của Hòa Thượng chứng minh "Nếu Hạ lạp trang nghiêm đời Tu sĩ, thì An cư là năng lượng dẫn đến Đạo Bồ Đề".

Con xin nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng - Ni và nhị vị Ân Sư pháp thể khương an, tuệ đăng thường chiếu. Mãi là bóng cây đại thọ che chở cho hàng đệ tử chúng con trên bước đường tu học và giải thoát.

 

 

Nam Mô A Di Đà Phật
Trường Hạ Quảng Đức 2016

Đệ tử Thích Đăng Nghĩa.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5626)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5203)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4155)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5907)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6374)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5718)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8114)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4177)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4308)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567