Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

51. Kinh Kandaraka

19/05/202010:23(Xem: 9100)
51. Kinh Kandaraka

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



51. Kinh KANDARAKA
( Kandaraka sutta)
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          An trú tại Chăm-Pá (1), không xa
              Trên bờ hồ Gáp-Ga-Ra  (2)
       Cùng với Đại Chúng tịnh, hòa Tỷ Kheo.
 
          Người đi theo thanh niên Pết-Sá  (3)
          Là du-sĩ Kanh-Đá-Ra-Ka  (4)
Đi đến chỗ ở Phật Đà.
       Con người huấn luyện voi là Pết-Sa
          Liền đảnh lễ Phật Đà thành kính
          Rồi an tịnh ngồi xuống một bên,
              Kanh-Đá-Ra-Ka nói trên
Là một Du-sĩ, nói lên lời chào
          Lời thân hữu hướng vào Thiện Thệ  (5)
          Rồi du-sĩ đứng kế Phật Đà (5)
              Du-sĩ Kanh-Đá-Ra-Ka
       Nhìn quanh Đại Chúng tịnh, hòa Tỷ Kheo
          Tất cả đều trang nghiêm yên lặng.
          Du-sĩ liền bạch Đấng Phật Đà :
    _______________________________
 
   (1) : Địa phương Campa – Chiêm-Bà  . (2) : Hồ Gaggara .
  (3) :  Con trai người huấn luyện voi tên Pessa .
  (4) :  Du sĩ ngoại đạo tên Kandaraka  .
  (5) : Mười danh hiệu người đời xưng tụng Đức Phật : Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro (Vô Thượng Sĩ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu), Satthàdevamanus-sànam (Thiên Nhân Sư), Buddha (Phật-Đà), Bhagavà (Thế Tôn) .
 Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA        *  MLH  –   186
 
        – “ Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !
       Thật là hy hữu ! Thật là diệu vi !
          Chúng Tỷ Kheo uy nghi tĩnh lặng
Được Tôn-giả hướng dẫn trải qua.
              Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !
       Các vị Chánh Giác, A-La-Hán này
          Thời quá khứ các ngài có được
          Chúng Tỷ Kheo mực thước như vầy
              Như tuyệt diệu Đại Chúng đây
       Đã được hướng dẫn bởi ngài Thích Ca ?
          Tôn-giả Gô-Ta-Ma ! Mặt khác
          Các vị Chánh Đẳng Giác tương lai
              Có Chúng Tỷ Kheo như vầy
       Tịnh, hòa, tuyệt diệu như ngài Thích Ca
          Đã hướng dẫn từ hòa, nhuần nhã ? ”.
 
    – “ Này Kanh-Đa-Ka-Rá ! Việc này
Thật sự là đúng như vầy.
       Chánh Đẳng Chánh Giác các ngài đã qua
          Thời lâu xa thuộc về quá khứ
          Đã có Chúng Phích-Khú tuyệt vời
              Được sự hướng dẫn từ nơi
       Vị Chánh Đẳng Giác của nơi đương thời.
          Chánh Đẳng Giác những thời sau đó
          Về tương lai, cũng có Chúng Tăng
              Tuyệt diệu, tịnh, hòa vô ngần
       Do hướng dẫn của chánh chân Phật Đà
          Như Chúng Tăng được Ta hướng dẫn
          Giữ giới luật, tinh tấn, tịnh hòa.
 
              Này ông Kanh-Đá-Ka-Ra !
       Chúng Tỷ Kheo có A-La-Hán nhiều
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   187
 
          Đã lậu tận, tu đều thành mãn
          Việc nên làm cơ bản hoàn thành
              Đã đặt gánh nặng xuống nhanh
       Thành đạt lý tưởng tịnh thanh, an từ
          Đã tận trừ về hữu kiết sử
Giải thoát tự nhờ chánh trí này.
 
              Kanh-Đa-Ka-Rá ! Ở đây
       Chúng Tỷ Kheo ấy đêm ngày thanh tu
          Cũng có những Phích-Khu hữu học
          Cố trừ diệt tam độc mọi thì
              Đức hạnh, giới luật kiên trì
       Sáng suốt, hạnh nghiệp, sống vì quán ngay
          Vị hữu học ở đây tu tập
      *  Phải như thật “ Quán Thân trên thân ”   
              Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần
       Tham ưu chế ngự, muôn phần tịnh yên.
      *  Rồi đến ‘Quán Thọ trên các thọ’
          Luôn tỉnh giác và có tinh cần
              Chế ngự tham ưu tự thân.
* ‘Quán Tâm trên chính tâm’, cần nhiệt tâm
          Luôn tỉnh giác và thầm chánh niệm
Để chế ngự, dứt điểm ưu tham.
 
          * ‘Quán Pháp trên các pháp’ trần
       Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần, nhiệt tâm 
Để chế ngự ưu tham các thứ.
          Bốn Niệm Xứ này phải hành qua ”.
 
              Nghe Phật nói vậy, Pết-Sa
       Thưa rằng : “ Bạch Phật ! Thật là diệu vi !
          Hy hữu thay ! Trải đi tuần tự
          Bốn Niệm Xứ đã được Thế Tôn
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   188
 
              Thật khéo trình bày Pháp môn
       Để chúng sinh sẽ không còn sầu bi,
          Được thanh tịnh, diệt đi ưu khổ,
          Để chánh lý đạt ngộ tựu thành,
              Để chứng ngộ Niết Bàn nhanh.
       Chúng con áo trắng tâm lành, tại gia
          Thỉnh thoảng qua những thời quán niệm
          Là thời điểm khéo an trú tâm
              Vào Bốn Niệm Xứ diệu thâm,
       Chúng con chánh niệm chú tâm vào phần
          Sống ‘quán thân trên thân’ thường có,
          Sống ‘quán thọ trên cảm thọ’ ngay
              Sống ‘quán tâm trên tâm’ này
       Sống ‘quán pháp trên các pháp’ đây âm thầm.
          Luôn chánh niệm, nhiệt tâm, tỉnh giác,
Nhiếp phục các tham ưu trên đời.
 
              Bạch Thế Tôn ! Thật tuyệt vời 
       Thật là hy hữu ! Ở nơi pháp này
          Thế Tôn hiểu được ngay hạnh phúc,
Hay bất hạnh thế tục chúng sinh.
              Trong khi loài người tự mình 
       Sống trong rối rắm vô minh sớm chiều,
          Trong xảo quyệt, trong điều cặn bã.
          Bạch Thế Tôn ! Đối trả điều này
              Loài thú vật cởi mở thay !
       Chính con có thể hàng ngày luyện voi
          Nhiếp phục voi, khiến voi tuân lệnh
          Mỗi khi đi hay đến Chăm-Pa
              Trình bày mọi việc gian ngoa
        Giả dối, xảo quyệt trải qua đủ điều.
 
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   189
 
          Nhưng phần nhiều những người đầy tớ   
          Người giúp đỡ, phục dịch chúng con
              Trong khi họ cứ ví von,
       Thân hành một cách, khẩu còn khác đi,
Ý hành thì họ làm cách khác.
 
          Vi diệu thay ! Đại Giác tuệ minh
              Biết được hạnh phúc chúng sinh
       Biết sự bất hạnh chúng sinh thấp hèn.
          Trong khi người rối ren buông thả
          Trong xảo quyệt, cặn bã như vầy,
              Loài thú vật cởi mở thay !
       Bạch Phật ! Điều đó hằng ngày xảy ra ”.
 
    – “ Thật như vậy ! Pết-Sa ! Thật vậy !
          Rối rắm thay , như thấy ở người !
              Còn loài thú vật vui tươi
       Phóng khoáng, cởi mở khác người ta xa.
          Này Pết-Sa ! Hạng người có bốn
          Sao là bốn ?  –  Có người bình sinh
              Vẫn luôn tự hành khổ mình
       Chuyên tâm tự hành khổ mình cầm canh.
      –  Có người hành khổ người cho khổ   
          Chuyên tâm cố hành khổ chúng sinh.
           –  Có người vừa hành khổ mình 
       Chuyên tâm tự hành khổ mình tối đa,
          Vừa hành khổ người ta cho khổ
          Chuyên tâm cố hành khổ chúng sinh.
          –  Vừa không tự hành khổ mình 
       Không chuyên tâm hành khổ mình cầm canh,
          Vừa không hành khổ người cho khổ
          Không chuyên tâm hành khổ người ta.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   190
 
              Ngay trong hiện tại xảy ra
       Không có tham dục, thật là tịnh yên,
          Mát lạnh liền, cảm giác lạc thọ,
Tự ngã họ trú Phạm thể ngay.
              Pết-Sa ! Bốn hạng người này
       Hạng nào con thích ý ngay thật tình ? ”.
 
– “ Bạch Thế Tôn ! Tự mình hành khổ
          Chuyên tâm tự hành khổ cho mình
Tâm con không thích, bất bình.
   *  Còn hạng hành khổ tận tình người ta
           Chuyên tâm hành người ta phải khổ
           Hạng người đó, con chẳng thích gì.
          *  Còn về hạng  người ngu si
       Vừa tự hành khổ trải đi cho mình
          Chuyên tâm tự hành khổ mình như vậy,
          Họ vừa lại hành khổ người ta,
              Chuyên tâm hành khổ người ta
       Con không thích ý, tránh xa hạng này.
      *  Còn ở đây, hạng người thứ bốn
          Họ vừa vốn không hành khổ mình,
              Không chuyên tâm hành khổ mình,
       Vừa không hành khổ tận tình người ta,
Không cố hành người ta phải khổ.
          Ngay trong chỗ hiện tại, hiện tiền
              Không có tham dục, tịnh yên
       Cảm giác lạc thọ, mát liền, thanh cao,
          Tự ngã họ trú vào Phạm thể
          Hạng như thế, con thích ý ngay ”.
 
        – “ Pết-Sa ! Vì sao con đây 
       Không thích ba hạng người này kể trên ? ”.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   191
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Nêu lên bốn hạng
          Thì ba hạng con thật bất bình
          -  Hạng người tự hành khổ mình,
       Chuyên tâm tự hành khổ mình xiết bao,
          Trong khi mình tự ao ước lạc,
          Nhàm chán khổ, khao khát vui vầy !
Tâm con không thích hạng này.
    -  Hạng người hành khổ với ngay mọi người,
          Chuyên tâm hành khổ người khác trước,
          Khi người khác ao ước lạc an,
              Người khác nhàm chán khổ oan.
       Tâm con không thích hạng toàn bất minh.
       -  Hạng người vừa tự mình hành khổ,
          Chuyên tâm tự hành khổ cho mình,
              Vừa hành khổ người tận tình,
       Chuyên tâm hành khổ tận tình người ta.
          Trong khi mình cùng là người khác
Ao ước lạc, nhàm chán khổ ngay.
              Tâm con không thích hạng này !
       Bạch Chánh Đẳng Giác ! Con đây hài lòng
       -  Người vừa không tự mình hành khổ,
          Không chuyên tâm hành khổ tự mình,
              Không hành khổ người tận tình,
       Không cố hành khổ tận tình người ta.
          Ngay hiện tại rất là tịch tịnh
          Không tham dục, chân chính thẳng ngay
              Cảm giác lạc thọ, vui thay !
       Tự ngã trú Phạm thể ngay chẳng chầy,
          Hạng người này tâm con thích ý !
          Bạch Thế Tôn ! Hoan hỷ lắm thay !
              Nhưng nay công việc còn đầy,
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   192
 
       Con phải từ giã, xin Ngài thứ cho ! ”.
 
     – “ Này Pết-Sa ! Hãy lo những việc
          Mà con nghĩ cần thiết, hợp thời ”.
 
              Pết-Sa liền từ chỗ ngồi
       Đứng dậy, đảnh lễ, đoạn rời nơi đây.
          Sau khi thanh niên này đi khỏi
          Phật liền nói với Chúng Tỷ Kheo :
 
– “ Hãy nghe, này các Tỷ Kheo !
       Con trai người dạy voi theo cách mình
          Pết-Sa rất thông minh, có trí,
Đại trí tuệ vốn dĩ có qua.
              Các Tỷ Kheo ! Nếu Pết-Sa
       Ngồi thêm chút nữa nghe Ta giảng bày
          Bốn hạng này phân tích rộng rãi
          Thì anh ta gặt hái được nhiều
              Thâu đạt lợi ích bao điều !
       Tuy vậy, y vẫn có nhiều lợi sinh ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Phát sinh chuyện ấy
          Nay xin Ngài giảng giải điều đây
              Phân tích rộng rãi, trình bày
Bốn hạng người đó. Nghe vầy, tường tri
          Chúng con sẽ thọ trì như vậy ”.
 
    – “ Các Tỷ Kheo ! Vậy hãy nghe đây !
              Hãy khéo tác ý đủ đầy ! ”.
 
– “ Chúng con nghe kỹ, lời Ngài khắc ghi ”.     
 
          Các Tỷ Kheo tức thì vâng đáp
          Đấng Đại Giác thuyết giảng an bình :
 
    –  * “ Hạng người tự hành khổ mình
 
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   193
 
       Chuyên tâm tự hành khổ mình là sao ?
 
          Sống lõa thể với bao phóng túng
          Các lễ nghi họ cũng bỏ trôi
              Hoặc cách đứng ăn không ngồi
       Đứng đại tiểu tiện , ăn rồi liếm tay
Đi khất thực, đứng ngay chẳng bước
          Không nhận thức ăn trước khi đi
              Không nhận thức ăn riêng chi
Mời ăn không nhận, sợ vì dành riêng
          Hai người đang hiện tiền ăn uống
          Một người cho không muốn nhận quà
 
              Không nhận từ những đàn bà
       Đang cho con bú hoặc là có thai
          Sợ đứa trẻ thiệt thòi dinh dưỡng
          Không nhận phần từ hướng đi quyên
              Khi có nạn đói trong miền
       Sợ rằng xén bớt phần tuyền nạn nhân     
 
          Không nhận, sợ mất phần gia súc
Khi chó , mèo… đang chực thức ăn
              Không ăn cá, thịt  lộn chen
       Không uống rượu nấu, rượu men sa đà
          Chỉ nhận ăn mỗi nhà một miếng
Hoặc hai nhà hai miếng, dùng qua
              Hoặc nhận ăn tại bảy nhà
       Chỉ ăn bảy miếng cho qua đói lòng
          Hoặc nuôi sống chỉ mong một bát
Hoặc hai bát… bảy bát thí phần
              Chỉ ăn mỗi ngày một lần
Hai ngày một bữa, một tuần mới ăn
          Hoặc vị ấy tinh cần tiết chế
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   194
 
Nửa tháng lệ một bữa ăn qua.
              Thực hành khổ hạnh tối đa
       Những phương thức khác trải qua, như là :
          Thức ăn họ chỉ là cỏ lúa,
Ăn hạt cải, lúa tắc, bột vừng
Ăn gạo xấu, ăn trấu dừng
Ăn nước bột gạo, măng rừng, rễ cây
Ăn phân bò, trái cây rụng xuống
Ăn da vụn, ăn cỏ qua ngày.
 
              Vị ấy mặc áo thô gai
       Hoặc vải liệm xác ở ngoài tha ma
          Ti-ta-ca  vỏ cây làm áo
Da sơn dương, phấn tảo mặc thường
              Bện bằng nhiều mảnh sơn dương
       Hoặc áo bằng cỏ cát tường kết chung
Áo vỏ cây, áo từng miếng gỗ
          Áo tóc bện gia cố thành mền                 
              Đuôi ngựa bện thành áo bền
Không cạo râu tóc, nhổ liền tóc râu
Hạnh không ngồi, bao lâu vẫn đứng
Ngồi chò hỏ, giữ vững kiểu này
              Thường nằm ngủ trên đống gai,
Bạ đâu nằm đó, người đầy bụi dơ
          Ngủ ngoài trời, vật vờ nằm đất
Ăn uế vật, nước tiểu trâu bò
Ăn phân bò, ăn đất tro
       Nước lạnh không uống, tắm cho ba lần
          Xuống dưới nước đầm thân tắm gội
Mong sạch tội, cổ tục vâng theo.
 
              Như vậy, này các Tỷ Kheo !
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   195
 
       Tự mình hành khổ, cố đeo khổ mình.
 
      *  Còn thế nào tự mình hành khổ &
          Hành khổ người, luôn cố thực hành ?
              Các Tỷ Kheo ! Ví dụ nhanh :
       Như Sát-Đế-Lỵ vua lành hoàng gia
          Đã trải qua làm lễ quán đảnh,
          Hay cường thạnh triệu phú Bàn-môn,
              Vị này xây tại Đông môn
       Một giảng đường lớn, hãy còn mới nguyên.
          Vị này liền tóc râu đều cạo
          Dùng da thô làm áo mặc vào
              Toàn thân bôi thục tô, dầu
       Dùng sừng nai để gãi đầu, gãi lưng.
 
          Vào giảng đường với người vợ chính, 
          Cùng giám tỉnh tế tự Bàn môn,
              Vua nằm dưới đất trống trơn
       Chỉ có lót cỏ, lót rơm quây tròn.
          Vua sống với vú con bò cái,
          Có con bê cùng loại màu này.
              Hoàng hậu dùng vú thứ hai
Để mà nuôi sống hình hài bà ta.
          Vú thứ ba dành cho Phạm-chí
          Tức là vị tế tự chuyên lo.
              Sữa vú thứ tư của bò
Dùng để tế lửa, là do tục truyền,
Còn bê con dành riêng vú khác.
 
          Vua ra lệnh : “Hỡi các cận thần !  
              Hãy giết một số thú cần :
       Bò đực, nghé đực, một phần cừu to
Một số dê, nhiều bò nghé cái
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   196
 
          Để tế lễ ; và hãy chặt sang
              Nhiều cây làm cột Tế đàn
       Trải cỏ đáp-phá quanh đàn cho tươi.
          Những nô tỳ, những người phục vụ
Kẻ làm công… tuân dụ vua ban,
              Mặt tràn nước mắt, khóc than
       Vì sợ đòn gậy, gặp toàn hiểm nguy
          Nên phải làm việc tuy không thích.
 
          Các Tỷ Kheo ! Chướng nghịch, vô minh !
              Hạng vừa tự hành khổ mình
       Chuyên tâm tự hành khổ mình chẳng lơi,
          Vừa hành khổ cho mình mọi lúc
Cố tiếp tục hành khổ cho người.     
 
         *  Chúng Tăng ! Còn có hạng người 
       Không tự hành khổ mình & người cả hai,
          Không chuyên tâm cả hai hành khổ,
          Được mến mộ vì hiện tại đang
              Sống khôngtham dục, tịnh an,
       Cảm nhận lạc thọ trải sang đêm ngày,
Tự ngã họ trú ngay Phạm-thể.
 
          Các Tỷ Kheo ! Cõi thế gian này
              Đêm ngày triền phược phủ vây
       Vô minh che kín, họa tai dẫy đầy
          Bỗng xuất hiện bậc Thầy quảng đại
Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,
Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,
Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh
Vô Thượng Sĩ  hay Minh Hạnh Túc,
Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,
             Do sự chứng ngộ tự Ngài
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   197
 
       Rồi lại tuyên thuyết, hoằng khai Pháp mầu
          Thuyết Sơ Thiện, rồi sau Trung Thiện
Thuyết Hậu Thiện, văn nghĩa đủ đầy
             Truyền dạy Phạm hạnh từ đây
       Pháp thân thanh tịnh, bậc Thầy Nhân Thiên.
 
       * Có gia trưởng trong miền thôn ấp
          Hoặc một người giai cấp tiện dân
             Duyên lành nghe pháp thậm thâm
Sinh lòng ngưỡng mộ, kiếm tầm chân như
Tự suy nghĩ : ‘Đời như cát bụi
          Sống dẫy đầy trói buộc não phiền
             Luân hồi sinh tử triền miên
       Đời sống xuất thế lụy phiền tránh xa.
 
          Ta nay phải xuất gia viên mãn
          Đời xuất gia phóng khoáng hư không
             Cuộc sống thế gian chất chồng
       Phạm hạnh thanh tịnh thật không dễ gìn’.
 
          Y trưởng dưỡng đức tin vững chắc
Cạo râu tóc, thân đắp ca-sa
Biệt gia quyến, bỏ cửa nhà
Ba y một bát, xuất gia tu hành.
 
Sống chế ngự, thực hành phạm hạnh
Giữ oai nghi, tự tánh sáng lòa
             Giới bổn Pa-Tí-Mốc-Kha  (1)
       Thọ trì nghiêm mật, tránh xa điều tà
Thân, khẩu, ý  từ hòa thanh tịnh
Giới cụ túc, thức tĩnh nhiếp tâm
    _______________________________
(1) : Patimokkhasanvarasìla : Biệt biệt giải thoát thu thúc giới 
         ( trong Tứ Thanh Tịnh Giới của Luật Tỷ Kheo ).
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   198
 
Biết tri túc, giữ các căn
       Là Sa-môn hạnh, pháp đăng soi đường.
 
           Các Tỷ Kheo ! Sao tường thuần thục
          Là Tỷ Kheo cụ túc giới điều ?
             Phải thấy nguy hiểm mọi chiều
       Lỗi lầm nhỏ nhặt triệt tiêu dần dần
Bỏ trượng kiếm, sát sanh tránh hẳn      
          Đại từ tâm, bình đẳng, nhẫn kham
             Có tâm hổ thẹn là Tàm
Ghê sợ là Quý, không làm nghiệp sai
          Hành phạm hạnh, bản lai thanh tịnh
          Không trộm cướp, chẳng tính so đo
             Quyết không lấy của không cho
Đó là giới hạnh, thước đo Giới điều.
         Vị Tỷ Kheo mong điều giải thoát
          Không tà hạnh. dâm ác thấp hèn
             Không nói dối trá đua chen
       Không nói hai lưỡi chê khen dối lòng
          Không lường gạt cũng không ly gián
          Sống hòa hợp giữa nạn rẽ chia
             Sống đời chân thật sớm khuya
       Tránh lời độc ác nọ kia lỗi lầm.
          Là giới hạnh trong tầm Giới Luật
          Vị Tỷ Kheo thuần thục thọ trì.
 
             Cả đến hạt giống, cỏ cây
       Cũng đều thấm nhuận đức dày Sa-Môn
Chỉ ăn ngọ, sống tồn tri túc
          Không múa hát, trang sức, kịch ca
             Sống thanh đạm, tránh xa hoa
       Không dùng hương liệu, dầu thoa thơm nồng
 
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   199
 
          Lại cũng không giường nằm cao rộng    
          Cũng không nhận thịt sống, bạc vàng
Nô tỳ trai, gái – từ nan
Đàn bà, con gái – không màng lưu tâm
          Cừu, dê, heo, gia cầm, voi, ngựa,
          Ruộng, đất, vườn, nhà cửa không cần
             Từ bỏ gian lận bằng cân
       Từ bỏ môi giới, không phần gian tham
          Không áp bức, không làm thương tổn
          Không câu thúc, vây khổn, cừu thù.
 
Hãy tường tri, các Phích-Khu !
Uy nghi, vị ấy toàn chu, vô cầu.
          Vị ấy sống thanh cao, biết đủ
          Hạnh Tri Túc luôn giữ chỉnh tề
             Bằng lòng ba  y  để che
       Bình bát khất thực dễ bề cúng dâng
          Y và bát  luôn gần bên cạnh
Cũng như chim, đôi cánh luôn mang
             Đạt Thánh Giới Uẩn nghiêm trang
       Nội tâm lạc thọ, hoàn toàn thanh cao.
 
          Mắt thấy sắc nhưng nào giữ tướng
          Tướng chung, riêng chẳng nắm giữ gì
             Mắt không chế ngự tại chi
       Khiến bất thiện pháp ưu bi khởi vào
          Nên tham ái dâng trào đủ thứ
          Vị Tỷ Kheo chế ngự nguyên nhân
             Hộ trì tích cực nhãn căn
       Cũng như hộ trợ nhĩ căn cũng cần
          Tai nghe tiếng hay thân cảm xúc
Mũi ngửi hương, nhận thức : Ý căn
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   200
 
             Tỷ Kheo hộ trì các căn
Nên hưởng lạc thọ, nội tâm sáng ngời.
 
  –  Các Tỷ Kheo ! Thời thời tỉnh giác
Giữ chánh niệm, an lạc tự tâm
             Tỷ Kheo đi, đứng, ngồi, nằm
Đều giữ tỉnh giác, trong tâm biết liền
          Khi tới, lui ; biết mình lui, tới
          Khi nhìn quanh, biết bởi mình làm
             Hay khi co duỗi tay chân
       Mặc y, đi bát  hay cần uống ăn
          Khi nhai, nuốt, nói năng : Tỉnh giác
          Đại, tiểu tiện, nhổ khạc : Biết mình
             Như vậy vị ấy tâm minh
       Chánh niệm tỉnh giác, an bình, tịnh thanh.
 
          Thánh Giới Uẩn tựu thành cao quý
          Với các căn nhiếp kỹ, hộ trì
             Chánh niệm tỉnh giác trí tri
Thêm hạnh tri túc, còn gì quý hơn.
          Trang bị đủ những gì cao quý
          Vị ấy lựa vị trí lặng yên
Như rừng tĩnh mịch, lâm viên,
       Gốc cây, khe núi hoặc liền tha ma.
.Thời ngọ thực đã qua, rửa bát
          Ngồi kiết già, an lạc, thẳng lưng
             An trú chánh niệm, lâng lâng
Tham ái từ bỏ, thoát dần ái tham
Bỏ sân hận, từ tâm thương xót
          Chúng hữu tình mỗi một cảnh riêng
             Từ bỏ hôn trầm, thụy miên
       Thoát ly khỏi chướng thụy miên, hôn trầm
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   201
 
Giữ tịnh tâm, hướng về ánh sáng
          Cùng chánh niệm, tỉnh giác, tâm yên
Gột rửa chúng, được an nhiên
Từ bỏ trạo cử  thì liền tịnh thân
          Hết nghi ngờ, phân vân lưỡng lự
Gột rửa hết  trạo cử, hôn trầm
Gột rửa tham ái, hận sân
Đối với thiện pháp, tinh cần hành theo.
 
          Năm Triền Cái (1) nếu đều chưa diệt
          Thì vị ấy mãi miết tinh cần
.         Chừng nào khi quán tự thân
       Với năm triền cái  đã cần xả ly
Do xả ly, tức thì hoan hỷ
Do hoan hỷ, tâm được khinh an
             Lạc thọ sinh do khinh an
       Đạt được như thế, tâm an định liền.
Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục
          Chứng và trú vào mục Nhất Thiền
             Trạng thái hỷ lạc tự tâm
Sinh do ly dục, với Tầm, Tứ chuyên.
 
          Các Tỷ Kheo ! Tiếp liền theo nữa
          Vị ấy lại vào cửa Định thiền
             Diệt Tầm, diệt Tứ được yên
       Thì chứng và trú vào Thiền thứ Hai
          Một trạng thái ra ngoài Tầm, Tứ
Do Định sinh, nội tỉnh nhất tâm.     ___________________________
 
x(1) : Năm Triền Cái  (Nivarana ) :  a/ Tham dục – Kàmacchanda .   
 b/ Oán hận – Vyàpàda .  c/ Hôn trầm, dã dượi  ( Thina – middha ).
 d/ Phóng dật, lo âu  ( Uddhacca – Kukkucca )      e/ Hoài nghi 
                                                                                    ( Vicikicchà ).
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   202
 
              Ly hỷ trú xả âm thầm
Chánh niệm tỉnh giác, thì thân cảm liền
Sự lạc thọ, thánh hiền gọi đủ
Là ‘xả niệm lạc trú’ tâm chuyên
Chứng và an trú Tam Thiền.
       Xả lạc, xả khổ, diệt liền hỷ ưu
          Đã cảm thọ ; chứng Thiền Đệ Tứ
          Không khổ & lạc, không giữ niệm nào,
              Thanh tịnh, an lạc, tiêu dao
       Thanh tịnh, định tĩnh, thanh cao dứt phiền
          Vị ấy liền hướng tâm đến với
Túc Mạng Trí, nhớ tới nhiều đời
Quá khứ  với một, hai đời
Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua
          Một ngàn đời hay là hơn nữa
          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa
             Hoại kiếp, thành kiếp trải qua
Vị ấy nhớ lại như là mới đây.
 
          Tại nơi ấy, tên này ta có
          Thuộc giai cấp, giòng họ thế này
Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày
Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao
Ta tái sinh, nhằm vào làng đó
          Có tên tuổi, giòng họ thế nào…
Cứ thế, nhớ lại biết bao
       Tiền kiếp, tái kiếp  không sao đếm rày.
          Chính vị này tinh tường hiểu biết
Quá khứ cả chi tiết, đại cương.
 
              Hướng về Sinh Tử Trí thường,
       Thiên Nhãn thuần tịnh như gương, thấy liền :
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   203
 
          Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
 
          Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
          Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
             Người này thân hoại, tận duyên     
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
 
             Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh  ý và lời, thân
          Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
          Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
             Sau khi thân hoại mạng chung 
       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
          Người hạ liệt  hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
       Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
          Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
          Có kết quả chẳng giống nhau này,
              Vị ấy thuần tịnh, thẳng ngay
       Thanh tịnh, trong sáng, không hay ưu phiền.
          Vị  ấy liền hướng tâm đến với
LẬU TẬN THÔNG, dẫn tới biết rành
Lậu Tận Trí, biết ngọn ngành
Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào
Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ
          Biết như thật lậu-hoặc loại này  
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 51 :   KADARAKA         *  MLH  –   204
 
             Nguyên nhân lậu-hoặc là đây
Diệt trừ lậu-hoặc, biết ngay con đường.
 
          Nhờ hiểu biết, tận tường nhận thức
          Tâm vị ấy rất mực sáng trong
Dục-lậu, hữu-lậu  thoát xong
Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn
          Liền hiểu rõ : Tự thân giải thoát
Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành
Việc cần làm, đã thực hành
Sau đời hiện tại, Vô sanh hiển bày.
 
          Chúng Tăng này ! Hạng người đơn cử
          Vừa không tự hành khổ cho mình
              Không chuyên tâm hành khổ mình,
       Vừa không hành khổ hãi kinh cho người,
          Không chuyên tâm hành người ta khổ.
          Ngay hiện tại không có Dục tham,
              Tịch tịnh, mát lạnh, nghiêm trang
       Trú vào Phạm thể, lạc an vô cùng ”.
 
          Nghe Thế Tôn ung dung giảng thuyết
          Bốn hạng người chi tiết rõ ràng
              Chư Tỷ Kheo trong đạo tràng
       Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*
*     *
 
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 51 : KANDAKARA
KANDAKARA  Sutta  )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2020(Xem: 3477)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
10/12/2020(Xem: 5873)
Dạo này đang mùa bầu cử Tổng Thống tại xứ Cờ Hoa, có nhiều tuồng diễn rất ư là ngoạn mục, lấy mất của tôi rất nhiều thời gian. Tôi không còn thì giờ để à ơi mưa nắng với một số các bạn xưa. Muốn nói chuyện cũng phải cân nhắc, lựa lời dò la xem đối phương thuộc về bên nào, có cùng chung một chiến tuyến với mình không? Nhỡ cùng một lũ cuồng hết có mà vỡ nợ! Chẳng những thế tôi còn phải xem sắc mặt của từng ông Chủ Bút của từng tờ báo, giấy cũng như điện tử mà lựa bài để gửi. Gửi sai, chẳng những bài bị vất vào sọt rác mà tình văn nghệ cũng sứt mẻ dài lâu. Tại sao lại ra cớ sự như vậy? Trong lịch sử bầu bán chưa bao giờ có hiện tượng kỳ lạ đến như thế. Đây không phải là trận chiến giữa hai đối thủ, giữa hai đảng phái cùng yêu nước, mà là hai phe từ lúc con người mới khai thiên lập địa đến nay, đã có sẵn trong bầu máu nóng những hạt giống của tham lam, sân hận, si tình đủ kiểu. Đã ẩn hiện trong từng một con người với hai mặt tốt và xấu, chánh và tà, như ngày với đêm, như thiên thần
04/12/2020(Xem: 12753)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
02/12/2020(Xem: 9776)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11011)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9613)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
23/11/2020(Xem: 6728)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
11/11/2020(Xem: 6544)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9503)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
25/10/2020(Xem: 2633)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]