Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tiểu Kinh Sư Tử Hống

18/05/202019:52(Xem: 12059)
11. Tiểu Kinh Sư Tử Hống

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



11. Tiểu Kinh SƯ TỬ HỐNG

( Cùlasìhanàda sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ(1)

An trú tại Xá-Vệ(2) thành này

Sa-Vát-Thí (2) cũng là đây

Kỳ Viên Tinh Xá(3) hôm mai tịnh, hòa

 Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná(3)

Khu vườn do Trưởng giả tên là

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka

Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia

Mua lại từ Kỳ Đà thái tử

Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn

Cùng với Tăng đoàn Sa-môn

    _______________________________

 (1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng

         Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).

 (2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn 

     hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độđương thời .   

(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên  hay  Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng  

giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ  khu vườn của Thái Tử KỳĐà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật .      Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đãđược Phật thuyết ra .

Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của  Thái Tử  KỳĐà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vìđạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng ,  nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma

–  Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây KỳĐà ). 

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –154

 

       Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền.

          Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều

              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”

       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.

 

          Các Tỷ Kheo ! Ởđây chân thật

          Có Sa Môn thứ nhất, thứ hai

              Sa Môn thứ ba – Bất Lai

       Sa Môn thứ bốn – Khứ lai không còn.

           Các ngoại đạo Sa Môn không có.

           Từđiều đó, Tăng Chúng chánh chân

              Tiếng sư tử hãy rống ngân.

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Khi nhân sự tình

           Những ngoại đạo bất minh du sĩ

           Có thể nghĩ và nói sân si :

–    ‘Chư Tôn-giả tin tưởng gì

       Hay là có sức lực gì thật hay

           Mà tuyên bố : Chỉđây mới có

           Bậc Sa Môn sáng tỏ nghiêm oai

               Sa Môn thứ nhất, thứ hai

       Thứ ba, thứ bốn ; đức tài Thinh Văn ?

          Còn tự mãn cho rằng ngoại giáo

          Không hề có Thánh đạo Sa Môn !’.

              Nên giữ thái độôn tồn

        Trả lời :  – “ Chư vị ! Đừng nôn nóng gì !

          Nói thế, vì chúng tôi chánh kiến

          Bốn pháp được phương tiện dạy ra

               Theo lời của đấng Phật Đà

        Bậc đã thấy, biết ; hằng hà Trí Bi

Đại La-Hán, Toàn Tri, Chánh Đẳng

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –155

 

          Nên chúng tôi đã khẳng định rồi :

              Trong Pháp, Luật của chúng tôi

       Đầy đủ bốn bậc tuyệt vời Sa Môn

          Là thanh tịnh Sa Môn thứ nhất

          Cùng các bậc thứ hai, thứ ba

              Sa Môn thứ tư tịnh hòa.

 (Thinh Văn Tứ Thánh chính làởđây

          Tu-Đà Hoàn – Thất Lai đạo, quả(1)

          Tư-Đà-Hàm –đạo quả Nhất Lai  (2)

              A-Na-Hàm – bậc Bất Lai        (3)

       Cùng A-La-Hán (4) – khứ lai không còn).

          Sao là bốn Pháp tôn quýđó ?

          Này chư Hiền ! Vì có lòng tin

              Vào bậc Đạo Sư của mình

       Hết lòng tin Pháp cao minh thiện lành

          Vì có sự tựu thành viên mãn

          Các Giới Luật trong sáng tuyệt vời

              Với những pháp hữu đồng thời

       Những người Cư-sĩ, những người xuất gia

          Thảy đều là được tôi thương mến.

          Chúng tôi tự chánh kiến trải qua

              Bốn pháp được Phật thuyết ra

       Bậc đã thấy, biết, Phật Đà, Thế Tôn,

          Nên chúng tôi tuyên ngôn như thế ! ”

    _______________________________

  *  : Tức làBốn thánh quả Thinh-Văn-Giác :

(1) :Tu-Đà-Hoàn  ( Sotàpatti ) hay Dự Lưu quả hoặc Thất Lai

quả (chỉ còn sinhlại thế gian 7 lần).

(2) : Tư-Đà-Hàm ( Sakadàgàmi ) hay Nhất Lai quả (sinh lại 1 lần) 

(3) : A-Na-Hàm ( Anàgàmi ) hay Bất Lai quả ( sinh lên cung trời

Tịnh Cư (Suddhàvàsa) để tiếp tục tu và nhập Vô Dư Niết Bàn .   

(4) : A-La-Hán ( Araham ) được dịch là Vô Sanh , Vô Học , Ứng

       Cúng , sau khi mạng chung sẽ tấn nhập Vô Dư Niết Bàn .

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –156

 

          Các Tỷ Kheo ! Được kể như vầy

              Có thể có sự tình này :

       Du sĩ ngoại đạo nói ngay một hồi :  

    – “ Chư Hiền-giả ! Chúng tôi cũng có

          Lòng tin đó vào Đạo Sư tôi  

              Tin tưởng Pháp của chúng tôi

       Thành tựu Giới Luật riêng thời chúng tôi

          Những pháp hữu khắp nơi các vị

          Người xuất gia, cư sĩĐạo tôi

              Chúng tôi thương họ vô hồi,

       Như vậy các vị& chúng tôi khác gì ?

          Đặc thù gì ? Có gì sai biệt ?

          Mà các vị nói việc ấy ra ? ”.

 

              Các Tỷ Kheo ! Vẫn ôn hòa

       Trả lời với họ, nêu ra vấn đề :

     – “ Này chư Hiền ! Thuộc về phương diện 

          Cứu cánh làđa diện trên đời

              Hay chỉ là một mà thôi ? ”.

       Nếu họ đứng đắn , trả lời thẳng ngay :

     – “ Chư Hiền này ! Cứu cánh là một

          Không thể thốt đa diện điều này ”.

              Các con lại hỏi như vầy :

 – “ Cứu cánh ấy để cho rày người tham

          Hay cho người không tham, ngay thẳng ? ”.

          Nếu là người đứng đắn, nói ngay :

        – “ Chư Hiền-giả ! Cứu cánh này

       Không dành cho những người đầy tham lam

          Chỉ cho người không tham, vô hại ”. 

 

     – “ Cứu cánh ấy cho người sân & si                    

              Hay cho người không sân & si ?

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –157

 

       Cho người cóÁi & Không vìÁi mong ?

          Người chấp thủ& Người không chấp thủ ?

          Người có trí hay lũ u mê ?

              Cho người thuận ứng & nghịch bề

      Hay không nghịch ứng & không hề thuận thông?

          Người hý luận hay không hý luận ? ”.

 

          Nếu đứng đắn, ưa chuộng điều ngay

              Thì họ trả lời thế này :

 – “ Chư Hiền ! Cứu cánh ởđây chỉ dành

          Cho những người tịnh thanh, sáng tỏ

          Không sân & si ; không cóÁi nào

              Cho người không chấp thủ vào

       Cho người có trí thanh cao tấm lòng

          Không thuận ứng và không nghịch ứng

          Người không thích hý luận, lắm điều.

              Những kẻ trái lại, ngược chiều

       Cứu cánh không phải cho nhiều kẻđây ”.

 

Chư Tỷ Kheo ! Ởđây tuần tự

          Có hai thứ tri-kiến như vầy :

              Hữu-kiến & Phi-hữu-kiến đây

       Sa-môn, Phạm-chí nào hay nhập nhòa

          Chấp trước và thiết thân hữu-kiến

          Cố chấp vào hữu-kiến khư khư

               Vịấy bị chướng ngại từ

       Phi-hữu-kiến đó, thiệt hư còn tùy.

          Còn Sa-môn hay vì Phạm-chí

          Chấp trước chỉ Phi-hữu-kiến này

              Thân thiết, cố chấp kiến đây

       Chướng ngại bởi hữu-kiến ngay tức thì.

Chư Tỷ Kheo ! Các vì Phạm-chí

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –158

 

          Hay Sa-môn các vị, một khi

Đã không như thật tuệ tri

       Tập khởi, đoạn diệt hai chi kiến này

          Vị ngọt đây, sự nguy hiểm đó

          Sự xuất ly của nó khó phân,

              Các vị này thuộc thành phần

       Có tham, cóái, có sân, si đồng,

          Có chấp thủ và không trí chứng

          Có thuận ứng, có nghịch ứng nhiều

Ưa thích hý luận sớm chiều,

       Không thể giải thoát, dứt điều tử sinh

          Sự già, bệnh, phát sinh sầu, khổ

Ưu, bi, não mọi chỗ mọi thì.

 

              Các Tỷ Kheo ! Còn khác đi

       Vị nào như thật tuệ tri cấp kỳ

          Sự tập khởi, tuệ tri đoạn diệt

          Hai loại kiến đã biết trên đây,

              Vị ngọt, sự nguy hiểm đầy

       Xuất ly của chúng biết ngay thế nào

          Những vị nào không tham, không ái

          Không sân hận và lại không si

              Có trí, không chấp thủ gì

       Không thuận & không nghịch ứng chi mọi điều

          Không ưa thích sớm chiều hý luận,

          Những vịấy sớm muộn trải qua

              Sẽ giải thoát khỏi sinh, già

       Dứt sầu, bi, khổ, chết và não, ưu.

          Các Tỷ Khưu ! Đây là Ta nói :

          Những vịấy thoát khỏi khổđau.

 

              Có bốn chấp thủ kể vào

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –159

 

       Thế nào là bốn ?  Trước sau như vầy :

          Dục-thủ và thứ hai Kiến-thủ

          Giới-cấm-thủ& Ngã-luận-thủđây.

              Các Tỷ Kheo ! Hãy nghe này :

       Sa-môn, Phạm-chí thường ngày tự xưng

          Là liễu tri với từng ấy Thủ

          Nhưng không tự hiển thị chánh chân

              Liễu tri về Thủ các phần

       Như về Dục-thủ họ cần liễu tri

          Không hiển thị liễu tri Kiến-thủ&

          Giới-cấm-thủ& Ngã-luận-thủ đồng

              Vì sao vậy ?  Xét cho thông

       Những Hiền-giảấy đã không thuận tùy

          Không như thật tuệ tri ba sự.

          Do vậy, tự Phạm-chí, Sa-môn

              Tuy tự xưng hiểu rất thông

       Liễu tri các Thủ , nhưng không hiểu gì

          Không hiển thị liễu tri chân chánh

          Tất cả Thủ ; chóng vánh thực thi

              Họ hiển thị sự liễu tri

       Dục-thủ& Kiến-thủ – trừđi hai điều :

          Không liễu tri về Giới-cấm-thủ,

          Ngã-luận-thủ cũng chẳng liễu tri.

              Vì sao vậy ? Đó là vì

       Họ không như thật tuệ tri hai điều.

 

          Cũng như vậy, với nhiều suy nghĩ

          Có những vị Phạm-chí, Sa-môn

              Hiển thị liễu tri, tuyên ngôn

       Về Dục & Kiến-thủ và còn liễu tri

          Giới-cấm-thủ, chỉ vì ba sự

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –160

 

         Không hiển thị một thứ đồng thì

              Ngã-luận-thủ không liễu tri

       Họ không như thật tuệ tri một điều.

          Những Sa-môn và nhiều Phạm-chí

          Tuy tự xưng các vị liễu tri

              Về tất cả Thủ chi chi

       Nhưng không hiển thị liễu tri những gì.

          Không hiển thị liễu tri chân chánh

          Tất cả Thủ, chóng vánh thực thi

              Họ hiển thị sự liễu tri

       Về ba Thủ trước, trừđi một điều :

          Ngã-luận-thủ một chiều hiển thị.

          Các Tỷ Kheo ! Du sĩ ngao du

              Pháp & Luật mà họ khư khư

       Nếu họ tịnh tín Đạo Sư của mình

          Thì thật tình không hoàn toàncả

          Nếu họđã tin Pháp của mình

              Cũng không hoàn toàn sự tin,

       Viên mãn Giới Luật của mình thành công

          Thành tựu ấy là không hoàn hảo

          Sự thương mến bạnđạo các hàng

              Thương mến cũng không hoàn toàn

       Vì sao như vậy ? Xét sang kỹ càng

          Một Pháp & Luật giảng bàn không khéo

          Hiển thị cũng không khéo, vụng về

              Không có cao thượng hướng về

       Không hề dẫn đến mọi bề tịnh an

          Không được bậc hoàn toàn giải thoát

          Chánh Đẳng Giác hiển thị rõ ràng.

 

Chư Tỷ Kheo ! Còn nói sang

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –161

 

       Như Lai giác ngộ minh quang Phật Đà

          Chánh Đẳng Giác, Đại A-La-Hán

          Nên tự xưng viên mãn liễu tri

              Tất cả các Thủ đồng thì

       Chân chánh hiển thị liễu tri chúng, vì

          Sự hiển thị liễu tri Dục-thủ

          Kiến-thủ, Giới-cấm-thủ do đâu

              Cùng ngã-luận-thủ hiểu sâu.

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Hiểu mau như vầy :

          Trong Pháp này, Luật này chân thật

          Nếu tịnh tín với bậc Đạo Sư

              Tịnh tín ấy được xem như

       Là hoàn toàn cả, chẳng hư vọng gì,

          Tin Pháp, tin ấy thì hoàn hảo

          Các Giới Luật chu đáo tựu thành

              Được xem hoàn toàn tựu thành,

       Có sự thương mến bạn lành tín gia

          Được xem là mến thương hoàn hảo,

          Vì sao vậy ? Sự giáo truyền này

              Pháp & Luật khéo thuyết giảng đây

       Khéo được hiển thị, khiến đầy tịnh an

          Có hướng thượng, do hàng Chánh Giác

Đã hiển thị, đem lạc an ngay.

Chư Tỷ Kheo ! Hãy nghe này :

       Bốn loại chấp thủ như vầy, kể trên

Đã lấy gì làm duyên ? Tập khởi ?

          Lấy gì làm chủng ? với làm nhân ?

              Bốn loại chấp thủ này cần

Ái làm duyên, với Ái làm chủng, nhân.

          Các Tỷ Kheo ! Về phần của Ái

          Gì làm duyên cho Ái như vầy ?

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –162

 

              Lấy gì làm tập khởi đây ?

       Lấy gì làm chủng & nhân ngay tức thì ?

          Chính Thọ ni làm duyên, tập khởi,

          Lấy Thọ làm chủng với làm nhân.

 

Chư Tỷ Kheo ! Nối tiếp dần

       Thọ này lấy Xúc, thành phần làm duyên

          Làm tập khởi, nhân liền và chủng.

          Xúc lấy đúng Sáu Nhập làm duyên

              Làm tập khởi & chủng & nhân liền.

 

       Lại lấy Danh Sắc làm duyên Nhập này

          Làm tập khởi & chủng đây & nhân đó.

 

          Danh Sắc nọ lấy Thức làm duyên

              Làm tập khởi & chủng & nhân liền.

 

       Lấy Hành căn bản làm duyên Thức này

          Làm tập khởi & chủng đây & nhân đấy.

          Hành này lấy Vô Minh làm duyên

              Làm tập khởi & chủng & nhân liền.

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Hiện tiền Tỷ Kheo

           Với Vô-minh dính đeo – trừ diệt

           Minh sanh khởi. Do biết, hiểu thông

               Vô minh được đoạn trừ xong

       Do Minh sanh khởi nên không chấp trì

          Không chấp thủ những gì ? : Dục-thủ

          Bỏ kiến-thủ, giới-cấm-thủ ngay

              Bỏ ngã-luận-thủ bấy nay

       Nhờ không chấp thủ, vị này lạc an

          Tâm hoàn toàn không còn tháo động

          Nên nhanh chóng chứng đắc Niết Bàn

Trung Bộ  (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG  * MLH –163

 

              Vịấy tuệ tri rõ ràng :

       Phạm hạnh thành tựu, sự Sanh tận rồi

          Việc cần, thời đã làm hoàn tất

          Không trở lui bất trắc tử sanh ”.

 

              Thế Tôn thuyết giảng an lành        

       Chư Tăng tín thọ, thực hành Pháp môn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*   *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 11 :  Tiểu Kinh SƯ TỬ HỐNG  – CÙLASÌHANÀDA  Sutta  ) 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2021(Xem: 9791)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
21/12/2020(Xem: 3528)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
10/12/2020(Xem: 5980)
Dạo này đang mùa bầu cử Tổng Thống tại xứ Cờ Hoa, có nhiều tuồng diễn rất ư là ngoạn mục, lấy mất của tôi rất nhiều thời gian. Tôi không còn thì giờ để à ơi mưa nắng với một số các bạn xưa. Muốn nói chuyện cũng phải cân nhắc, lựa lời dò la xem đối phương thuộc về bên nào, có cùng chung một chiến tuyến với mình không? Nhỡ cùng một lũ cuồng hết có mà vỡ nợ! Chẳng những thế tôi còn phải xem sắc mặt của từng ông Chủ Bút của từng tờ báo, giấy cũng như điện tử mà lựa bài để gửi. Gửi sai, chẳng những bài bị vất vào sọt rác mà tình văn nghệ cũng sứt mẻ dài lâu. Tại sao lại ra cớ sự như vậy? Trong lịch sử bầu bán chưa bao giờ có hiện tượng kỳ lạ đến như thế. Đây không phải là trận chiến giữa hai đối thủ, giữa hai đảng phái cùng yêu nước, mà là hai phe từ lúc con người mới khai thiên lập địa đến nay, đã có sẵn trong bầu máu nóng những hạt giống của tham lam, sân hận, si tình đủ kiểu. Đã ẩn hiện trong từng một con người với hai mặt tốt và xấu, chánh và tà, như ngày với đêm, như thiên thần
04/12/2020(Xem: 13140)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
02/12/2020(Xem: 10137)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11444)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9993)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
23/11/2020(Xem: 6903)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
11/11/2020(Xem: 6731)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9901)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]