Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây

19/05/202009:00(Xem: 12332)
29. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



29. Đại Kinh VÍ DỤ LÕI CÂY

(Mahàsàropama sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn Giác Giả

          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Trên núi Ghít-Chá-Ku-Ta  (2)

       Hay núi Linh Thứu, không xa kinh kỳ

          Lúc ấy, khi Đê-Va-Đát-Tá(3)

          Tức là gã Đề-Bà-Đạt-Đa

              Từ bỏ Chúng Tăng tịnh hòa

    ___________________________

x(1) : Thành Vương Xá – Rajagaha , thủ phủ nước Ma-Kiệt-Đà

    ( Magadha ) của vua Bimbisara ( Tần-Bà-Sa-La ).

(2) : Núi Gijjhakuta – Linh Sơn hay Linh Thứu hay Kỳ-Xà-Quật . 

( ) : Devadatta – Đề-Bà-Đạt-Đa , một trong bảy vị vương-tử giòng

    Thích Ca rủ nhau xuất gia theo Đức Phật khi Ngài trở về thành

    Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) lần đầu tiên sau khi chứng đạt đạo

    quả Chánh Đẳng Chánh Giác .    Có thuyết nói ông là anh ruột

    của Tôn-giả  Ananda , tức là con của Thân Vương  Sukodana

   (Bạch Phạn Vương – em ruột vua Tịnh Phạn). Có thuyết nói ông

   là anh ruột công chúa Yasodhara ( Da-Du-Đà-La ) , tức là con

   vua Thiện Giác. Sau khi xuất gia, ông rất tinh tấn tu hành vàđã

   chứng được thần thông phàm .    Nhưng cũng từđóông trưởng

   dưỡng lòng ngã mạn và nuôi  mộng  lãnh  đạo Tăng Đoàn thay

   Phật . Ông đến đề nghị Phật nên nhường  địa vị  lãnh đạo Tăng

Đoàn cho ông , bị Phật quở trách nặng nề  nên ông trở nên oán

   thù Đức Phật  và nhiều lần  mưu toan  ám hại Ngài , nhưng đều

   bất thành . Giờ phút sắp lìa đời, ông hối hận và sai đệ tử khiêng

ông về Kỳ Viên Tinh Xá đểông đảnh lễ sám hối Phật, nhưng địa

   cầu có thể  chứa đụng cả  sơn hàđại địa , tứ hải bao la , nhưng 

   không thể chứa đựng được  tội lỗi của ông  nên đất nứt ra , rút

ông vào lòng đất .       

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –440  

 

       Không theo lời dạy Phật Đà , ra đi.

          Nhân việc này, Toàn Tri Đại Giác

          Cho gọi các Tỷ Kheo, dạy rằng :

         – “ Ởđây, này Tỷ Kheo Tăng !

       Có Thiện-nam-tử lòng hằng kính tin

          Nên xuất gia, gia đình từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình.

              Nhủ thầm : ‘Biển khổ linh đinh

       Ta bị chìm đắm trong sinh, chết, già,

          Và trải qua bệnh, ưu, não, khổ,

          Bị chìm đắm đau khổ, sầu, bi,  

Đau khổ chi phối mọi thì

       Nhưng rất có thể có hy vọng vầy :

          Toàn bộ khổ-uẩn này chấm dứt’.

 

          Rồi vịấy lập tức xuất gia

              Sau khi vịấy xuất gia

       Thọ dụng lợi dưỡng, đàn-na cúng dường

          Được kính nhường, được nhiều danh vọng

          Tâm vọng động, vịấy hân hoan

              Hoan hỷ, mãn nguyện vô vàn

       Rồi sinh kiêu mạn, khinh càn người ta

          Khen mình và chê người, lên tiếng :

       “ Ta lợi dưỡng, vinh hiển như vầy

              Được kính, danh vọng như vầy

       Các Tỷ Kheo khác không tày với ta

Ít uy quyền, người ta ít biết ”.

          Rồi vịấy mãi miết mê say

              Tham đắm, phóng dật đêm ngày.

       Do sống phóng dật, vị này khổđau .

 

          Ví dụ vào chuyện đầy triền phược :

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –441  

 

          Có một người muốn được lõi cây

              Tìm cầu cho được lõi cây,

       Đến trước cây lớn thẳng ngay, nhiều cành

          Người ấy quan sát nhanh cây, lá

          Bỏ lõi cây, bỏ cả giác cây

              Bỏ vỏ trong, vỏ ngoài cây

       Chặt lấy cành lá, người này mang đi

          Người ấy tưởng đó thì là lõi

          Không biết giác, biết loại vỏ cây

              Không biết cành và lá cây

       Nên vác cành lá mang ngay về nhà,

          Người này không đạt qua mục đích

          Mà y đã yêu thích, tìm cầu

              Không thành tựu lõi cây nào.

 

    * Cũng vậy, Thiện-nam-tử nào vì tin

Đã xuất gia, gia đình từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình

              Nhưng do lợi dưỡng phát sinh

       Được sự tôn kính, danh mình càng cao

          Nên mắc vào chê người, tự đắc

          Rồi phóng dật vì mãi đắm say

              Do phóng dật, đau khổ đầy.

       Tỷ Kheo ấy được gọi ngay là người 

         ‘Nắm cành lá’ của đời phạm hạnh.

          Do vậy, chính vịấy đã dừng.

 

Chư Tỷ Kheo ! Ởđây từng

       Có Thiện-nam-tử kính vưng Pháp mầu

          Lòng tin sâu, muốn mau từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình.

              Nhủ thầm : ‘Biển khổ linh đinh

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –442  

 

       Ta bị chìm đắm trong sinh, chết, già,

          Và trải qua bệnh, ưu, não, khổ,

          Bị chìm đắm đau khổ, sầu, bi,  

Đau khổ chi phối mọi thì

       Nhưng rất có thể có hy vọng vầy :

          Toàn bộ khổ-uẩn này chấm dứt’.

          Rồi vịấy lập tức xuất gia

              Sau khi vịấy xuất gia

       Thọ dụng lợi dưỡng, đàn-na cúng dường

          Được kính nhường, được nhiều danh vọng.

 

          Tâm không động, vịấy ung dung

              Hoan hỷ, mãn nguyện vô cùng

       Không tham đắm, phóng dật cùng mê say

          Do sống không mê say, phóng dật

          Được hoàn tất giới đức thảnh thơi

              Thành tựu giới đức đó thời

       Vịấy tự mãn, chê người tự khen :

       “ Ta là người bao phen hướng tới

          Nghiêm trì giới, thiện pháp thực hành        

              Các Tỷ Kheo khác chẳng lành

       Phá giới, ác pháp thường hành chẳng phân”.

 

          Do thành tựu về phần giới đức

          Nên vịấy lập tức thành ra

              Tham đắm, phóng dật, mê sa.

       Do sống phóng dật, thật là khổđau.

Chư Tỷ Kheo ! Ví dầu người nọ

          Muốn lõi cây, chịu khó tìm cầu

              Đến trước một cây lớn cao

       Bỏ lõi, bỏ giác, lấy mau vỏ ngoài

          Cả vỏ trong chẳng hoài để lấy

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –443  

 

          Chặt vỏ ngoài rồi lấy mang đi

              Tưởng đó là lõi, chẳng nghi.

       Một người có mắt tức thì thấy qua

          Bèn nói là : ‘Người này thật sự

          Không biết gì về thứ mình mong

              Không biết giác cây, vỏ trong

       Không màng cành lá, lấy xong vỏ ngoài’.

 

          Cũng như thế, hãy coi một vị

          Thiện-nam-tử  quyết chí xuất gia

              Do không phóng dật, mê sa

       Thành tựu giới đức, an hòa thảnh thơi

          Nhưng khen mình, chê người, tự mãn

          Chê người khác phá giới, ác hành.

              Rồi do giới đức tựu thành

       Trở thành phóng dật, tham danh, mê lầm.

          Do phóng dật, tự tầm đau khổ

          Gọi vịđó nắm lấy vỏ ngoài

              Phạm hạnh thanh tịnh sáng soi

       Do đó, vịấy dừng hoài ởđây.

 

       * Các Tỷ Kheo ! Như vầy hiện tượng :

          Thiện-nam-tử trưởng dưỡng lòng tin

              Xuất gia, từ bỏ gia đình

       Do sự suy nghĩ tận tình thâm sâu

          Muốn thoát khỏi khổđau chi phối

          Tin rằng mọi khổ uẩn diệt tiêu.

              Xuất gia xong, lợi dưỡng nhiều

       Danh vọng, tôn kính, mọi điều đạt ngay.

          Nhưng vị này không vì lợi dưỡng

          Mà có hướng khen mình chê người,

              Thành tựu giới đức sáng ngời

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –444  

 

       Do không phóng dật, mọi thời cố công

          Vịấy vui, nhưng không tự mãn

          Không phóng dật, thanh thản an lành

              Thành tựu thiền định tịnh thanh

       Nhưng do thiền định tựu thành, dễ ngươi

          Nên khen mình chê người, tự nhủ :

         ‘Ta cóđủ thiền định, nhất tâm

              Các Tỷ Kheo khác phân tâm

       Không có thiền định thuộc tầm như ta’.

          Nên thành ra đắm tham, phóng dật

          Do phóng dật,đau khổ đến ngay.

 

Chư Tỷ Kheo ! Ví dụ này :

       Một người tìm kiếm lõi cây nhiều ngày

          Nhưng khi tìm được cây cao lớn

          Có lõi cây ở chốn rừng dày,

              Bỏ qua lõi cây, giác cây

       Bỏ qua tất cả, lấy rày vỏ trong.

 

          Cũng như vậy, với lòng tin mạnh 

          Vị Tỷ Kheo xa lánh bụi trần

              Xuất gia hành đạo chánh chân

       Thành tựu giới đức cùng phần thiền-na  (1).

          Do trải qua tựu thành thiền định

          Nên phóng dật, tham dính mê say

              Vì sống phóng dật như vầy

       Vịấy đau khổ luôn dày tâm thân,

          Gọi là người nắm phần mỏng mảnh

          Vỏ trong của phạm-hạnh mà thôi,

              Vịấy dừng lại đây rồi !

    _________________________

(1) : Jhàna : được phiên âm là Thiền-na (Thiền-định), người Tàu

        dịch là Tư-duy-tu  hay  Tịnh-lự  hay  Định-huệ-đẳng-trì .

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –445  

 

    * Này Tỷ Kheo Chúng ! Nay thời nêu ra  

          Trường hợp là Tỷ Kheo vị nọ

          Thành tựu, có giới đức tịnh thanh

              Thành tựu thiền định an lành

       Do không phóng dật, tham danh lụy phiền

          Vịấy liền tựu thành tri kiến

          Do thành tựu tri kiến như vầy

              Vịấy tự mãn, vui thay

       Khen mình càng lắm, càng hay chê người :

         ‘Ta sống vầy đồng thời thấy, biết

          Các vị khác không thấy, biết gì’.

 

              Vịấy do tri kiến ni

       Trở thành phóng dật, mê si phủ đầy.

          Do phóng dật, vị này đau khổ

          Giống như chỗ người tìm lõi cây

              Người này bỏ qua lõi cây

       Chỉ chặt và lấy giác cây mang về.

          Tỷ Kheo này thuộc về hình ảnh

          Nắm giác cây phạm hạnh mà thôi,

              Vịấy dừng lại đây rồi !

 

    * Lại nữa, trường hợp này thời nêu ra :

           Có Tỷ Kheo trải qua nỗ lực

           Thành tựu được giới đức tịnh thanh

               Thành tựu thiền định an lành

       Do không phóng dật, tham danh lụy phiền

          Vịấy liền tựu thành tri kiến

          Do thành tựu tri kiến, hân hoan

              Nhưng không tự mãn, kiêu căng

       Không vì tri kiến mình đang tựu thành

          Mà khen mình chê người, chấp chặt,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –446  

 

          Không trở thành phóng dật, đắm say

              Do không phóng dật mê say

       Tỷ Kheo vịấy đạt ngay hoàn toàn

          Thành tựu ‘phi thời gian giải thoát’

        ( Không thể cóđiều khác xảy ngay :

              Là chính vị Tỷ Kheo đây

      ‘Phi thời gian giải thoát’ này bỏđi ).

 

Chư Tỷ Kheo ! Điều ni được ví

          Như một người quyết chí tìm cầu

              Lõi cây quý ; vào rừng sâu

       Đến trước cây lớn thẳng cao, nhiều cành

          Người ấy quan sát nhanh, biết rõ

          Cây này có lõi cây mình cần

              Người ấy mé nhánh dần dần

       Rồi đốn hạ, đẻo vào thân cây này

          Cuối cùng thì thấy ngay được lõi

          Và biết chắc là lõi cây cần.

 

              Một người có mắt nói rằng :

    “ Người này biết rõ là phần lõi cây

          Biết giác, vỏ trong & ngoài, cành lá,

          Người ấy đãđạt mục đích ngay !”

 

              Cũng vậy, chư Tỷ Kheo này !

       Một thiện-nam-tử như vầy xuất gia

          Lòng tin mạnh, cửa nhà từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình.

              Nhủ thầm : “ Căn cội vô minh

       Ta bị chìm đắm trong sinh, chết, già

          Bệnh, sầu, bi, khổ vàưu, não

          Bị chi phối chao đảo đắm chìm

              Bởi khổđau tự cổ kim,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –447  

 

       Nhưng rất có thể truy tìm nguyên nhân

          Để dứt dần toàn bộ khổ uẩn ”.

          Với lý luận suy nghĩ như vầy,

              Sau khi xuất gia, vị này

       Được sự lợi dưỡng đủ đầy, nổi danh

          Được tôn trọng, kính thành cung dưỡng

          Nhưng không vì lợi dưỡng, nổi danh

              Mà vui, tự mãn phát sinh

       Vì vậy không có khen mình chê ai

          Nên vị này không mê, phóng dật.

 

          Không phóng dật, giới đức tựu thành,

              Thành tựu thiền định tịnh thanh

       Thành tựu tri kiến an lành, sáng trong

          Vịấy không vìđạt tri kiến

          Có biểu hiện khen mình chê người

              Không mê, phóng dật dể duôi

       Do không phóng dật, không lùi gian nan

          Thành tựu ‘phi thời gian giải thoát’.

 

          Và như vậy, này các Tỷ Kheo !

              Phạm hạnh không phải nương theo

       Lợi ích, lợi dưỡng, dính đeo danh nào,

          Không phải chú tâm vào lợi ích

          Thành tựu về giới đức, thiền-na

              Không vì tri kiến sâu xa.

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Phải là nhất tâm

Đạt được ‘tâm giải thoát bất động’

          Là mục đích, kỳ vọng đạt thành

              Của chân phạm-hạnh tịnh thanh,

       Lõi cây, phạm hạnh này thành mục tiêu ”.

 

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –448  

 

          Nghe những điều Thế Tôn thuyết giảng

          Thật vi diệu, viên mãn hoàn toàn

              Chư Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*   *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 29  :  Đại Kinh VÍ DỤ LÕI CÂY  –

MAHÀSÀROPAMA  Sutta )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2021(Xem: 9780)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
21/12/2020(Xem: 3525)
Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần. Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị
10/12/2020(Xem: 5980)
Dạo này đang mùa bầu cử Tổng Thống tại xứ Cờ Hoa, có nhiều tuồng diễn rất ư là ngoạn mục, lấy mất của tôi rất nhiều thời gian. Tôi không còn thì giờ để à ơi mưa nắng với một số các bạn xưa. Muốn nói chuyện cũng phải cân nhắc, lựa lời dò la xem đối phương thuộc về bên nào, có cùng chung một chiến tuyến với mình không? Nhỡ cùng một lũ cuồng hết có mà vỡ nợ! Chẳng những thế tôi còn phải xem sắc mặt của từng ông Chủ Bút của từng tờ báo, giấy cũng như điện tử mà lựa bài để gửi. Gửi sai, chẳng những bài bị vất vào sọt rác mà tình văn nghệ cũng sứt mẻ dài lâu. Tại sao lại ra cớ sự như vậy? Trong lịch sử bầu bán chưa bao giờ có hiện tượng kỳ lạ đến như thế. Đây không phải là trận chiến giữa hai đối thủ, giữa hai đảng phái cùng yêu nước, mà là hai phe từ lúc con người mới khai thiên lập địa đến nay, đã có sẵn trong bầu máu nóng những hạt giống của tham lam, sân hận, si tình đủ kiểu. Đã ẩn hiện trong từng một con người với hai mặt tốt và xấu, chánh và tà, như ngày với đêm, như thiên thần
04/12/2020(Xem: 13136)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
02/12/2020(Xem: 10133)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11441)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
01/12/2020(Xem: 9991)
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, lục bát Việt Nam đã tạo nên một bước đi tân kỳ, một bước nhảy ngoạn mục, rung lên những tiếng thơ tự tình giữa trường mộng nhân sinh, nỗi ngậm ngùi nhân thế với niềm xao xuyến, bồi hồi. Rồi tiếp nối trên những bước đi song hành cùng lục bát, rạt rào bao sóng vỗ ngân nga, hòa âm thâm thiết với những tâm hồn quá đỗi tiêu sái như Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Hồ Dzếnh, Phạm Thiên Thư, Huy Cận, Trần Xuân Kiêm, Huy Tưởng, Vũ Hoàng Chương… Đặc biệt Huy Tưởng, riêng một cõi trời thơ Mười Phương Tố Vọng phiêu diêu giữa Phương Chiều: Trũng hai mắt vọng bia đời Cổng tồn sinh mở mù khơi nắng tà Lòng tay nát mộng châu sa Phương chiều bãi quạnh mưa qua bến mình Nghiêng tầm con mắt soi kinh Vẳng nghe tâm lặng hồn chênh chếch về Phôi thu rụng lá mây đè Phiền ban sơ dậy đất se sắt lòng Im nghe thác máu loạn dòng Trôi phiêu lạc giữa vô cùng mộ Không
23/11/2020(Xem: 6902)
Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước. Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán... Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
11/11/2020(Xem: 6728)
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.
11/11/2020(Xem: 9892)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]