Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Viết về kỷ niệm với Sư Phụ (Phạm Công Hoàng)

17/06/201404:02(Xem: 23105)
18. Viết về kỷ niệm với Sư Phụ (Phạm Công Hoàng)

HT Thich Nhu Dien-2018
Nhân ngày kỷ niệm Sinh Nhật 65 và 50 năm xuất gia của Sư Phụ (SP) Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hành Giả (HG), đệ tử thứ 5 với pháp danh Thị Thiện, xin viết những kỷ niệm khó quên. Từ những ngày đầu gặp gỡ cho đến lúc quy y Tam Bảo, chở Sư Phụ đi biểu tình, tuyệt thực, cầu nguyện cho Hòa Bình trước trụ sở Ủy Hội Quốc Tế tại Geneve Thụy Sĩ, chở SP đến thăm Bộ Ngoại Giao Đức, cùng đi cầu nguyện cho Hòa Bình trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Straßbourg Pháp, biểu tình và cầu nguyện tại Liên Hiệp Âu Châu ở Bruxelle, Bỉ Quốc...



Viết đôi dòng gởi đến Bổn Sư

Từ lúc quy y đến bây chừ

Nhủ lòng phát tâm hạnh Bồ Tát

Niềm tin vững tiến đến Chân Như

Những ngày đầu

Đến bây giờ, khi học và hiểu một ít Phật Pháp, mới thấy được sự gặp gỡ Sư Phụ là một nhân duyên. Thật vậy, vào năm 1977 HG còn ở cư xá sinh viên, mặc dù đã ra trường vừa đi làm Teilzeitwissenschaftlicher Mitarbeit des Instituts für Luft- und Raumfahrt der Technischen Universität Berlin. – Sektion Flugkonstruktion bei O. Prof. Dr.-Ing. Giencke, vừa ghi danh học ngành Physikalische Ingenieurwissenschaft để có thẻ sinh viên và được phép ở cư xá sinh viên. Vì HG ở cư xá đó đã lâu và học xong, nên những sinh viên khác bầu HG vào trong Ban Điều Hành cư xá. Ở đó sinh viên gọi là Parlamentarier. Sở dĩ HG viết ra đây là vì lúc SP đến Berlin để gặp anh chị em sinh viên; nhưng ACE sinh viên không tìm được phòng để hội họp. Anh Nguyễn Tấn Đức, một anh sinh viên quen biết HG đến thăm HG và nói rằng: „H. ơi có một ông Thầy còn trẻ, học xong bên Nhật, qua Đức và có ý định ở đây luôn. Ông ta là người Quảng như H. vậy. Ông cũng nói thơ văn giống H. lắm. Vậy nhờ H. lo phòng họp để Ông ta đến nói chuyện. Lúc đó HG rất vui, lo mượn phòng và rất mong gặp ông Thầy trẻ ấy. Thật ra, tại cư xá, ai mà nằm trong Parlament, thì được phép mượn phòng (Club Raum). Sau khi phòng mượn xong cho ngày dự định vào cuối tuần, một phái đoàn từ Hannover đến gồm nhiều anh chị em sinh viên và dĩ nhiên có Ông Thầy trẻ miền Trung ấy. Ông Thầy trẻ đó là Bổn Sư của HG sau nầy.

Thầy cũng là Bổn Sư của một số bạn sinh viên của HG như đệ tử (đt) đầu tiên của Thầy là HTr. cấp Tín Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp, anh nầy hiện nay là Hội Trưởng Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại CHLBBĐ e.V., đt thứ hai là chị Hạnh, đt thứ ba là anh Hiếu mơ mộng. Ba anh chị quy y đợt đầu tiên. Đệ tử thứ tư là Bác Sĩ Văn Công Trâm, Pháp danh Thị Minh, em của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Trụ Trì Chùa Bảo Quang Hamburg và HG là đt thứ năm với pháp danh Thị Thiện. Thị Minh và Thị Thiện quy y một lượt vào năm 1979.

● Quy y Tam Bảo

Lúc đầu HG chỉ hiểu đạo Phật thông thường mà thôi. Vì lúc nhỏ HG đi theo Bà Nội Cô đi Chùa ở đồi núi Xám Rượu, một xóm bên cạnh Xóm trong của thôn Hòa Vinh, Xã Hành Phước, quận Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi. Tại hải ngoại HG đến với đạo Phật, thật là một nhân duyên. Vì quen Thầy năm 1977, khoảng giữa 1978 HG được ba hãng nhận làm vào ở 3 nơi khác nhau: Lò Nguyên Tử (Kernkraftwerk) ở Erlangen; Lò Nguyên Tử ở Offenbach và hãng chế máy bay (Airbus Bremen). Nhưng HG quyết định làm việc ở Bremen. Vì Bremen cách Hannover không xa (120 km); ngoài ra HG biết chút ít văn nghệ như đờn, tập hợp ca, tập hợp tấu, dạy múa, hoạt cảnh... nên Thầy nhờ HG giúp lo phần văn nghệ cho những Đại Lễ Phật Đản, Vu Lan sau nầy. HG lại có xe hơi, nên chở Sư Phụ đi làm lễ ở khắp nơi như thăm trại Tỵ Nạn ở Hohegeis, Norddeich, Aachen, Stuttgart... Có khi một buổi cuối tuần từ chiều thứ sáu đến chủ nhật HG chạy gần 2500 Km (Bremen-Hannover–Stuttgart–Hannover –Kiel–Lübeck–Hannover–Bremen). Vào những ngày cuối tuần, HG đi theo SP làm lễ, nghe Thầy giảng pháp... nhất là tụng kinh. HG quỳ gối không quen, đau ơi là đau, mà cũng ráng ngồi đánh chuông, mõ:

Ôi thôi đầu gối nhói nhói đau

Mắt nhìn, miệng tụng gõ mõ mau

Theo Thầy nên phải làm phận sự

Nghĩ lại Phật Pháp thật nhiệm mầu

Vì gần SP nên thấy Thị Chơn (bạn quen biết từ lâu) quy y Tam Bảo nên HG cũng quy y sau đó cùng với Thị Minh Văn Công Trâm (bạn của Thầy hồi còn đi học ở Quảng Nam). Khi SP đi qua Salzburg ở bên Áo, Anh Tuấn, anh và vợ anh là chị Cúc, hai người giúp SP dịch thuật hầu hết văn bản và bài viết của SP, và HG cùng đi. Nhiệm vụ được phân chia như sau: SP nói về sự hình thành GHPGVNTN Chi Bộ Đức Quốc, anh Tuấn nói về sự thành lập Hội Phật Tử và HG nói về sự thành lập Tổ Chức Sinh Hoạt Liên Vùng Bắc Đức (TCSHLVBĐ). Lúc đó 1980, phái đoàn đi ngang qua thăm một số trại tỵ nạn trên đường từ Hannover đến Salzburg, đã nói chuyện nhiều với bà con tỵ nạn tại đó. Sau nầy họ muốn gia nhập vào TCSHLVBĐ. Và năm 1981 HG không những được các Hội Đoàn vùng Bắc Đức mà cả các Hội Đoàn Miền Nam và Trung Đức như Frankfurt, Erlangen, Fürth, Lebach, Saarland… bầu làm Chủ Tịch và HG làm Nội Quy, hợp thức hóa với Chính Quyền Đức và đổi tên là Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn Tại CHLBĐ e.V. vào năm 1982.

Phụ giúp Sư Phụ

Lúc SP còn ở Wohnung tại đường Kestner Str. 37, vào Lễ Phật Đản, HG phải chở SP tận đến Aachen để mua đồ ăn về nấu cúng dường Chư Phật. Sau nầy khi SP dời về vùng Messegelände và lúc đó Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử tại CHLB Đức ra đời (Sau nầy khi bà con Phật tử đến Đức đông nên đổi tên là HPTVN Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V.) – SP tổ chức Đại Lễ Phật Đản với sự góp mặt của Chùa Khánh Anh Paris dưới sự hướng dẫn của Cố Hòa Thượng thượng Minh hạ Tâm. Hồi đó, HG còn nhớ, ngoài việc tập dợt văn nghệ hàng tuần như hợp ca, múa... SP có viết một vở kịch với tên: Hoa rơi trước cửa Phật và Thầy bảo HG làm đạo diễn. Tình cờ HG lại có thêm một nghiệp dư mới. Qua vở kịch bà con rất hoan hô. Đây không phải là khả năng của người đạo diễn mà là những diễn viên không chuyên nghiệp, nhưng với tấm lòng đi đến cửa Phật, các em đã diễn tả rất xuất sắc. Sau đó Chùa Khánh Anh Paris cũng tổ chức Lễ Phật Đản tại rạp Mutualité Paris cùng năm đó, SP hướng dẫn phái đoàn qua Paris tham dự. Lúc đó HG có chiếc xe Bus 9 chỗ ngồi đã chở các ACE trong đó phần lớn là gia đình của Thị Hiện (cũng là đệ tử của Thầy sau hai đợt đầu) chở ACE đến Paris một ngày trước đó và ở nhà của Anh Bảy HG tại vùng ngoại ô Paris. Ban hợp tấu (một Mandoline đánh theo điệu nhạc, một đánh găm đệm, hai đàn Guitta, một Ponggo), ban hợp ca và ban vũ…, đã được khán giả Paris nhiệt tình tán thưởng. Một vị khán giả, có nhà hàng ở Saint Michel, rất quý khách, ông ta đã mời phái đoàn Đức Quốc (dĩ nhiên là có SP) đến nhà hàng của ông ta dùng cơm tối sau khi trình diễn...

Sau nầy SP được sự ủng hộ của Phật tử không những của Phật tử Đức Quốc mà còn là Phật tử khắp nơi Âu, Mỹ... SP mua được miếng đất để xây chùa Viên Giác bây giờ. Mua xong miếng đất, tiếp đến là giấy phép để xây chùa. Giấy phép xây chùa SP đã nạp đơn nhưng vẫn chưa có động tịnh gì cả. SP không biết tại sao? HG nghe được và âm thầm viết thư lên Thông Đốc Tiểu Bang, lúc đó là ông Albrecht, người đầu tiên thu nhận 1.000 thuyền nhân Việt Nam đến định cư tại Tiểu Bang Niedersachsen và viết thư kêu gọi năm châu cùng các tiểu bang khác trên nước Đức, mở vòng tay cứu vớt người Việt tỵ nạn chúng ta, đang ở trong trại tỵ nạn tại các nước Đông Nam Á. Trong thư HG viết có ba điều nhằm xin trình bày với ông:

1. HG muốn quen biết ông trực tiếp (persönlich kennenlernen)

2. HG xin cảm ơn ông đã và đang cưu mang người Việt tỵ nạn chúng ta

3. Giấy phép cho xây chùa Viên Giác

May thay, bức thư đó được ông Thống Đốc chấp nhận và ông ta viết thư hỏi là ai là người đi cùng. HG trả lời thư là có hai người. Người thứ nhất là SP (mein Meister) người thứ hai là Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp, Hội Trưởng Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại CHLBĐức). HG xin nói thêm chỗ nầy: Lúc đó HG đã là Chủ Tịch của Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn Tại CHLBĐ e.V. và đã tổ chức Đại Hội Thể Thao lần thứ ba tại Bundessportsleistungszentrum Hannover qua sự bảo trợ của ông Thống Đốc. (Trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Niedersachsen, HG đã cảm ơn ông Thống Đốc đã cứu vớt đồng bào tỵ nạn chúng ta). Có lẽ đó cũng là một trong những lý do mà ông Thống Đốc nhận tiếp đón phái đoàn như HG đã nêu trên.

Hôm đó khi SP cùng chúng tôi đi vào, ông Thống Đốc Albrecht đã tiếp đón phái đoàn một cách nồng nhiệt. Lúc đó trên bàn của ông Thống Đốc đã thấy hồ sơ xin phép xây chùa. Sau khi trao đổi ý kiến, HG đã trao tặng cho ông Thống Đốc chiếc tàu vượt biên và chụp ảnh chung để lưu niệm. Chiếc tàu đó là do một anh đã được định cư, tự làm và tặng cho HG. Và kết quả như bà con đã thấy là chúng ta đã có ngôi Chùa Viên Giác được xây dựng từ mấy chục năm trước cho đến hôm nay.

Những hoạt động Đạo Đời của Sư Phụ

Sau tháng 4 đen 1975, đồng bào chúng ta vượt biên tìm tự do. Riêng nước Cộng Hòa Liên Bang Đức (11 Tiểu Bang trong đó có Berlin West) qua sự khởi động lòng từ của cựu Thống Đốc Tiểu Bang Niedersachsen ông Dr. Ernst Albrecht, người Việt tỵ nạn lần lượt được định cư, không những tại tiểu bang Niedersachsen mà cả các tiểu bang tiếp theo như Hessen, Bayern, Badenwürttenberg, Berlin... Số người càng ngày đến càng đông. SP cùng một số ACE sinh viên cùng với Hồng Thập Tự Hannover, đi lắc lon trên đường phố của thành phố Hannover, mong có được một chiếc tàu cho Việt Nam (Ein Schiff für Vietnam) để cứu vớt đồng bào ta trên biển cả. A dream comes true (Một giấc mơ biến thành sự thật), đó là tàu Cap Anamur sau nầy.

blank

Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử Âu Châu cầu nguyện trước Trụ Sở Liên Hiệp Quốc Genève, Thụy Sĩ năm 1989 yêu cầu LHQ đừng trả người tỵ nạn ở các đảo Đông Nam Á

về lại Việt Nam.

Mỗi năm cứ đến ngày 30.04 là SP cùng với bà con trên nước Đức lên Bonn để biểu tình, tuyệt thực. HG còn nhớ là trong khóa học Lộc Uyển tại Nürnberg. Sau khi thi viết luận văn xong, sáng hôm sau là phần thi thực hành về thắt gút, cột gút, dấu đi đường...

blank

(Sư Phụ phát biểu ý kiến trong cuộc biểu tình và mitting ngày 29.4.1991 tại công trường Friedensplatz, Bonn)

SP đề nghị cho HG khỏi thi vì HG là Chủ Tịch của Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn tại CHLBĐ e.V. phải đi, đồng thời chở SP và quý Sư Cô: Hồi đó HG còn nhớ là Ni Sư Thích Nữ Diệu Tâm, Ni Sư Diệu Ân (Chùa Quan Âm, Aachen), Sư Cô Minh Loan... đi từ Nürnberg lên Bonn biểu tình. Lúc đó trong nước hai Thầy Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị lên án tử hình, HG một mặt cùng với bà con Phật tử Bremen, dựng lều tại nhà ga Bremen để xin chữ ký phản đối, một mặt anh Trần Văn Các, thân phụ của nữ Bác Sĩ Trần Thị Mai Loan, Pháp danh Thiện Tịnh, cùng với HG và ba vị: Thầy Minh Tâm, Thầy Trí Minh và Sư Phụ Như Điển đi lên Bonn tiếp kiến Bộ Ngoại Giao, hầu trình bày tình trang đàn áp Tôn Giáo, chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền CS Việt Nam. Kêu gọi chính phủ Đức can thiệp vụ án tử hình của hai vị Tăng: Tuệ Sĩ và Trí Siêu. Tiếp đến, phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đã đến Liên Hiệp Quốc đặc trách về nhân quyền tại Genève Thụy Sĩ, HG tháp tùng SP đến Genève, ngồi phía trước tòa UNO để cầu nguyện và HG đánh đàn hát chung với Đoàn Hưng Ca đến từ Mỹ Quốc do Chị Nguyệt Ánh và Anh Việt Dũng hướng dẫn. Cho đến ngày hôm nay SP vẫn tiếp tục đấu tranh cho Nhân Quyền, cho Tự Do Tôn Giáo, cho Tự Do và Dân Chủ tại Việt Nam. Nhất là sau khi Hòa Thượng Trưởng Ban Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo VNTN Liên Châu viên tịch, SP phải hoạt động nhiều hơn vì SP đảm trách chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn tại Âu Châu. Mới đây là ngày đón mừng Đản Sanh 2558 và kỷ niệm 30.04. trước Quốc Hội Âu Châu vào ngày 13.05.2014. Trong dịp nầy SP kêu gọi bà con khắp Âu Châu nên về Straßbourg, nơi có Europa-Parlarment, hàng năm để tham dự hai ngày tổ chức trên.

Cuộc đời chồng chất cảnh bi ai

Nước mất nhà tan lẫn thiên tai

Tứ Trọng Ân với người con Phật

Bổn phận Sư Phụ gánh hai vai.

blank

(Thầy Như Điển chào mừng các lực sĩ trong ĐHTT ÂC kỳ 27 và cảm ơn chính quyền Đức đã tiếp nhận đồng bào người Việt tỵ nạn)

Ngoài ra, SP còn tham dự Đại Hội Thể Thao (ĐHTT) do HG tổ chức, không những tổ chức ĐHTT cho Đức Quốc mà cho cả Âu Châu nữa như ở Bremen (3 lần, 2 cho Người Việt tại Đức và 1 cho Âu Châu), Bergkamen (cho NV tại Đức) thuộc Tiểu Bang Nordrhreinwestfallen, ở Hofgeismar Kassel thuộc Tiểu Bang Hessen, ở Bundessportleistungszentrum Hannover 2 lần, thuộc Tiểu Bang Niedersachsen. Tại Kiel (1 lần) thuộc Tiểu Bang Schleswigholstein và ở Barnstorf 2 lần (1 cho Người Việt tại Đức và 1 cho Âu Châu).

Mỗi lần như vậy HG mời Thầy ban đạo từ đến với Thanh Thiếu Niên tham dự đại hội cùng quan Khách Đức Việt. (Sau lời chào mừng của Trưởng Ban Tổ Chức - HG) và sau lời của SP là ông Bürgermeister của Thành Phố đó.

Vào năm 2006 GHPGVNTN Âu Châu dự định tổ chức khóa Phật Pháp Âu Châu tại Đức. SP tìm, mướn địa điểm tổ chức. Có nơi tổ chức được thì đắt quá. Có nơi rẻ hơn thì nhỏ quá... Giờ chót cuối tháng 12 SP đề nghị HG mượn dùm địa điểm tổ chức. Vì thời gian quá ngắn HG sợ không được. Nhưng với tâm nguyện và cầu Chư Phật, Chư Bồ Tát và Hiền Thánh Tăng, Chính Quyền địa phương cấp Quận, nơi HG cư ngụ, đã chấp thuận đơn của HG. Một thuận duyên càng mạnh khi ông Thống Đốc Tiểu Bang Niedersachsen biên thư là bảo trợ việc tổ chức nầy. Kết quả GHPGVNTN Âu Châu chỉ trả tiền điện nước và tiền trả cho ông cai trường, người thường trực giúp đỡ chúng ta trong mọi tình huống. Âu đó là nhờ công đức của Sư Phụ và công tu hành rốt ráo của bà con Phật tử Đức Quốc nói riêng và Phật Tử toàn Châu nói chung nên:

“Lòng thành sẽ có thuận duyên

Đến người con Phật nếu chuyên tu hành”

Những chuyện vui với Sư Phụ

Khi đồng bào tỵ nạn qua đông, Thầy cùng với ACE sinh viên du học trước 1975, đi vận động thành lập Tổ Chức Sinh Hoạt Liên Vùng Bắc Đức, hầu giúp đỡ Bà Con trong giai đoạn đầu về chỗ ở, chỗ ăn, việc làm và điểm quan trong là làm sao giới thiệu văn hóa Việt cho người Đức thấu hiểu; vì Việt Nam đối với họ còn xa lạ. Muốn thành hình TCSHLVBĐ, thì mỗi địa phương phải có Hội. Nên một Ban Vận động (BVĐ) được thành hình và SP là người cùng đi để lo hướng dẫn tinh thần và kêu gọi bà con. HG còn nhớ trên chiếc xe của BVĐ hướng về thành phố Lingen/Meppen, với mục đích là thành lập Hội Người Việt Tỵ Nạn tại đó. Trong lúc đi, tình cờ xe chạy ngang qua cánh đồng, trồng toàn là bắp. ACE ngồi trên xe và HG đề nghị với SP nghỉ một chút. Thật ra là ACE bàn nhỏ với nhau là có ý định bẻ bắp trộm. Một anh trong nhóm nói:

- Xin Thầy coi chừng người ta để bọn con đi bẻ bắp

Thầy trả lời:

- Đâu có được, ai lại đi bẻ bắp trộm!

Một lần khác HG cùng đi với ông Chủ Tịch Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Lübeck đến Hannover để đón SP đi thăm bà con tỵ nạn tại Tiểu Bang Badenwürttenberg. Đến Stuttgart nghỉ và vào một tiệm ăn để ăn sơ sơ cho đỡ đói. HG đi vào Toilette và khi đi ngang bàn của ông bà già người Đức, HG chào Grüß Gott và chúc họ ăn ngon. Sau khi đi Toilette xong HG đi ra và ngang qua bàn của ông bà Đức nói trên, ông bà dí vào tay HG một bì thơ và vội vã ra đi. HG ngỡ ngàng, mở bì thơ ra xem cùng với SP và ông Hội Trưởng Lübeck, thì ra trong bì thư có 50DM. HG quay lại chỗ hai người thì họ đã ra xe và đi rồi. HG nghĩ, có lẻ đây là duyên lành khi đi chung với SP vậy.

Biến cố 2008

Chắc ai trong chúng ta, nhất là bà con Phật tử và Đoàn Áo Lam, rất là đau buồn khi thấy Giáo Chỉ Số 9 khai trừ GHPGVNTN Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu và Canada và nói là những Giáo Hội trên thiên cộng với tội danh „Nhóm Về Nguồn“. Đây là một sự lo lắng cho sự thịnh suy của Giáo Hội và sự hoang mang cho hàng Phật tử tại gia và Gia Đình Phật Tử.

Năm 2008 trước khi khai mạc khóa Phật Pháp Âu Châu, Cố Hòa Thượng Khánh Anh đã viết thư kêu gọi Bà Con Phật tử hãy bình tĩnh và tham dự khóa học. Cố Hòa Thượng đoán có lẽ đây là khóa Phật Pháp cuối cùng. Ngay chính HG cũng lo lắng và muốn làm một cái gì đó để kêu gọi mọi người Phật tử và Htr. cùng Đoàn Sinh trong GĐPT, vì HG suy nghĩ: Quý Hòa Thượng đã cùng đi đấu tranh, tuyệt thực, cầu nguyện cho Dân Tộc và Đạo Pháp, nào là đi tiếp viếng Quốc Hội Âu Châu, vào trong UNO tại Genève Thụy Sĩ, tường trình về tình trạng nhân Quyền tại Việt Nam, tại Quốc Hội Âu Châu cầu nguyện cho Hòa Bình, Dân Sinh An Lạc, tuyệt thực đòi tự do Tôn Giáo, Nhân Quyền cho Dân Tộc Việt Nam... Thế mà các Giáo Hội ở hải ngoại lại bị lên án như vậy hay sao?!!!

Một niềm vui đã đến với HG là trong bản tin Âu Châu của GH/PG/VNTNAC có bài kệ được viết như sau:

Vui thay Phật ra đời

Vui thay Pháp được giảng

Vui thay Tăng hòa hợp

Đồng hòa ta cùng vui.

HG lấy ngay 4 câu kệ nầy để hoàn tất bản nhạc cho Khóa Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 20 với tựa đề: „PHẬT PHÁP TRỜI ÂU“. Tình cờ bản nhạc nầy sau đó được đề nghị bởi bà con Phật tử và quý Thầy tham dự Khóa Phật Pháp Âu Châu, là hãy hát trong mỗi khóa học Phật Pháp Âu Châu trong đêm „Văn Nghệ Cuối Khóa“, vì bài hát nầy nói lên: là Phật tử và Đoàn Lam, nếu có niềm tin vững chắc vào Chánh Pháp, ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên:

Vui thay PHẬT ra đời

Vui thay PHÁP được giảng

Vui thay TĂNG hòa hợp

Đồng hòa ta cùng vui (2 lần).

Phật Pháp vô biên bao ngàn năm sáng ngời

Phật Pháp nhiệm mầu lan tràn khắp muôn nơi

Đầy bao chướng duyên mưa gầm sấm gió

Chánh Pháp trong ta vượt khó có chi.

Đạo Pháp vô biên bao ngàn năm sáng ngời

Đạo Pháp nhiệm mầu lan tràn khắp muôn nơi

Tình thương gắn bó đâu ngại gian khổ

Tăng Ni công khó nào ngại gió mưa.

Bao nhiêu năm Phật Pháp trời Âu

Bao nhiêu năm Phật Pháp nhiệm mầu

Văn Tư Tu Phật Tử tinh tấn

(Cho người Phật Tử tại gia)

Hành Đạo Pháp dâng đấng Thế Tôn.

Bao nhiêu năm Sen nở trời Âu

Bao nhiêu năm Đạo Pháp nhiệm mầu

Đây Đoàn Lam quyện Bi Trí Dũng

(Cho Đoàn Phật Tử Áo Lam)

Thanh Thiếu Đồng Niên trung dũng kiên cường

Bài hát nầy nói lên Nìềm tin đối với Phật Pháp. Niềm Tin đối với GHPGVNTNAC cũng như những GHPGVNTN ở Mỹ, Úc Châu và Canada. Sở dĩ HG có niềm tin nầy là do sự hướng dẫn và dạy dỗ của Sư Phụ.

*

Nhân ngày Sinh Nhật 65 của Sư Phụ và 50 năm xuất gia, HG viết lên những cảm tưởng và lòng biết ơn sâu sắc đối với Sư Phụ. Vì khi đã Quy Y Tam Bảo Sư Phụ đã và đang khai thị cho hàng đệ tử biết được „TRI KIẾN PHẬT“ và theo đó mà tu hành. Hiểu được Đạo Pháp là hiểu nhiệm vụ thiêng liêng: Bốn Ân, mà cố gắng chu toàn. Nhất là Người Phật Tử Áo Lam nằm trong một Tổ Chức Giáo Dục, một tổ chức nhằm đào tạo Thanh Thiếu Đồng Niên trở thành một người hữu dụng, phụng sự xã hội trong tinh thần Phật Giáo... với 3 điều luật của ngành Oanh Vũ và 5 điều luật của ngành Thiếu và ngành Thanh:

Ngành Oanh Vũ:

1. Em tưởng nhớ Phật

2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em

3. Em thương người và vật

Ngành Thiếu và Thanh:

1. Phật Tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện

2. Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống

3. Phật tử trau dồi trí tụê tôn trọng sự thật

4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm

5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo

Kính thưa quý độc giả,

Kỷ niệm thì nhiều mà văn từ thì có hạn, HG đệ tử của Sư Phụ xin viết lên đôi dòng hầu tri Ân Sư Phụ, đồng thời khuyên những ai, trước khi thẩm định hay lên án một việc gì đối với một cá nhân hay đoàn thể, phải cân xét kỹ luỡng và duyệt qua quá trình của họ.

Hầu tri ân Sư Phụ, người tay trắng đến Hannover Đức Quốc, từ Tokyo Nhật Bản, đã thành lập Chi Bộ Đức Quốc, nằm trong GHPGVNTN Âu Châu, Xây Chùa dựng tượng, thành lập Hội Phật Tử, khắp nơi hình thành những Chi Hội Phật Tử. Riêng GĐPT tuy ra sau có 9 Gia Đình nhưng tồn tại và sinh hoạt cho đến hôm nay gồm 7 Gia Đình. Tri Ân SP không chỉ những Đạo Hữu mà cả những Đoàn Sinh GĐPT Áo Lam.

HG viết bản nhạc „Kính Bổn Sư“ với nội dung:

Nếu ai hỏi hoa nào đẹp nhất, Hoa VÔ ƯU đẹp ngất

trần gian (Đạo Hữu Phật Tử)

Nếu ai hỏi hoa nào tươi mát, từ bùn đen vượt ngát

HOA SEN (Đoàn Lam)

„...Thầy hoằng pháp đi khắp nơi, gieo chủng tử ánh đạo sáng ngời

Thầy dạy bảo cho chúng con, đem lòng từ độ khắp chúng sanh

Đầy quý mến lòng tin yêu, chúng con xin đảnh lễ

dâng Thầy...

Đến hôm nay thành lập Phật Tử Áo Lam, Nét vui tươi quyện Bi Trí Dũng hiên ngang

Đây Minh Hải, Tâm Minh, Chánh Dũng, Đây Chánh Niệm, Pháp Quang gắn liền

Đây Chánh Giác, thuận duyên Chánh Tín.....

Thay lời kết:

Lời tri ân con nay xin viết

Với tấm lòng nói thiệt ra đây

Trước sau xin đội ơn Thầy

Nên người, hiểu đạo công dày tận non.

Thị Thiện Phạm-Công Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 3154)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
15/06/2024(Xem: 1441)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 768)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 740)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 946)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1341)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 939)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 9088)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 742)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1617)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]