Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Chùa Viên Giác (Trần Đan Hà)

17/06/201404:08(Xem: 19971)
61. Chùa Viên Giác (Trần Đan Hà)

blank
Đôi dòng cảm niệm “35 năm Báo Viên Giác (1979-2014)
cũng như 50 năm Xuất Gia và Hành Đạo
của Thầy Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover”






Phần 1:

Phần 2:

Phần 3:



Tôi đi chùa

Nhớ lại ngày tôi mới đến định cư tại thành phố Reutlingen miền Nam nước Đức, một quốc gia rất xa lạ mà tôi chưa từng nghe tên. Có rất nhiều sự khác biệt giữa văn hóa cần phải làm quen để hội nhập. Từ nếp sống vật chất cho đến tinh thần. Không dễ dàng gì khi phải trở lại những bài học muôn đời: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” mà ông bà chúng ta thường dạy. Học những thứ ấy để hòa đồng cùng mọi người chưa phải là đủ, là đầy để làm vốn liếng cho việc đối đãi với đời. Mà còn phải trở về với nội tâm để điều chỉnh tư duy của người thường mặc cảm mang thân phận một kẻ lưu đày. Nhưng được đón nhận ân nghĩa của tha nhân, những người không quen biết, khác chủng tộc mà họ đang dang rộng vòng tay yêu thương để che chở cho mình. Nỗi thao thức giữa chuyện ân nghĩa ấy, việc làm đẹp lòng ân nhân, hay cùng nhau chung sống một cách hài hòa trong xã hội tràn đầy ân phước. Nội chừng đó cũng đã làm cho mình nặng lòng không ít. Nỗi băn khoăn là làm sao để có một cuộc sống, ít nhất đừng tạo nên những mặc cảm, và cố gắng đừng phụ lòng những người, mà đúng ra mình phải có bổn phận tạo nhiều thiện cảm để gần gũi và chung sống với họ.

Nhiều khi đang đi trong phố sá xa hoa, cùng với dòng người xa lạ, mà ngỡ tưởng như mình đang lạc vào trong giấc mơ thần thoại. Những lúc ấy, nỗi buồn vì cô đơn đang dâng lên và tràn ngập cả cõi lòng. Nỗi thất vọng vì khi đi ai cũng mơ ước đến một nơi chốn nào, sẽ có cuộc sống bình yên hạnh phúc. Nhưng hiện tại thì đang bị chông chênh giữa một cảnh sống mất thăng bằng. Đầy đủ về vật chất nhưng tinh thần thì ốm yếu. Nên cứ tưởng cuộc đi nầy vẫn chưa thực sự đến được nơi chốn ước mơ:

“Ra đi tưởng sẽ đến nơi

Bây giờ đi đến cuối trời vẫn không !”.

Vì tâm tư tôi luôn cảm nhận rằng, muôn đời vẫn làm người xa lạ. Xa lạ với chính mình trong tương quan cuộc sống. Chưa kể đến tiếng nói và cung cách đối xử với người bản xứ. Phải như thế nào để dung thông với tấm lòng của “láng giềng” nơi mình đang chung sống. Vì ông bà chúng ta thường dạy: “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Nên việc cần thiết phải hòa hợp với họ, với những người mà mình nên làm cho họ vui, làm cho họ đẹp lòng. Nhưng khả năng thì hạn hẹp nhất là tiếng nói, tư duy về tha nhân là việc làm rất khó. Như đang đi trong mây mù, không tìm được lối ra nên tưởng như mình đang lạc lối.

Nơi nào có những sinh hoạt của người Việt, tôi đều tìm đến. Để trước hết, được nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Sau nữa nhắc nhở những kỷ niệm để thắp sáng tương lai bằng hương ấm quê nhà, bằng ngọt ngào nguồn cội. Nói như George Sand:“Kỷ niệm là hương thơm của tâm hồn”. Hay như R. Tagore:“Lòng tôi vẫn ngọt ngào mùi hương kỷ niệm. Của những đóa nhài tươi mát đầu tiên. Mà tôi đã ôm đầy tay. Khi hãy còn thơ dại”.

Cũng may tại miền Nam nầy, có Trung Tâm Độc Lập tại Stuttgart, được cơ quan Diakonie bảo trợ để làm công việc giúp đỡ và hướng dẫn cho đồng hương hội nhập vào xã hội Đức. Nhân viên phần nhiều là anh chị em sinh viên du học. Thường tổ chức những ngày lễ truyền thống cho người Việt như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu dành cho các em thiếu nhi, cũng như những ngày lễ của các Tôn giáo.

Đối với Phật giáo thì các ngày lễ Phật Đản hay Vu Lan, họ đều mời một vị Tăng sĩ đến hướng dẫn tinh thần cho Phật tử. Nhờ đó mà chúng tôi mới biết đến sinh hoạt Phật giáo tại xứ Đức nầy. Và biết đến cơ sở Phật giáo đầu tiên tại xứ nầy đó là: Chùa Viên Giác.

ù

Lúc còn ở trong trại tiếp cư tôi được nhận tiền học tám tháng tiếng Đức. Lớp học xuyên qua cửa kiếng rộng nhìn thấy toàn cảnh cánh đồng cỏ trên đồi Acham. Chiều chiều người đàn ông lùa bầy cừu ra cánh đồng ăn cỏ. Cô giáo trỏ bầy cừu và giảng rằng:

“Đó là bầy cừu đang ăn cỏ” và giải thích thêm: con cừu gọi là das Schaf, nhiều con thì gọi là die Schafe. Bài học rất dễ nhớ vì chiều nào nhìn ra cửa sổ cũng thấy cả. Tôi đã nhớ nằm lòng chữ gọi con cừu. Và tiếng Đức động từ schaffen có nghĩa là làm xong việc. Chia động từ số ít thì gọi là Schafft (đồng âm dị nghĩa).

Nhớ lần đầu tiên tôi xin vào thực tập trong một Bệnh viện. Gặp một nhóm mấy cô mới học xong Trung học cũng xin vào thực tập. Vì ở Đức muốn theo học một ngành nghề gì cũng phải xin đi thực tập trước theo ngành tương tự. Tôi vào một Station cùng với một cô thực tập chung. Một cô gái rất tử tế thích giúp đỡ người khác, nên cô thường hay hỏi chuyện. Khổ nỗi tôi chỉ trao đổi dăm ba câu rồi hết chuyện, chưa kể đến những từ mình không hiểu và không tìm được từ để diễn tả. Buổi chiều sau khi tan sở ra trạm xe bus để đón xe về nhà. Gặp tôi cô liền hỏi: “Tran, schaffst du morgen?”. Tôi vừa nghe đến chữ Schaf thì tôi nhớ ngay đến con cừu, “tôi tự hỏi tại sao cô ta mắng tôi là con cừu”? Tôi vội trả lời: Nein (không) và đưa mắt nhìn qua hàng cây bên đường gió lộng, mà nghe lòng dấy lên niềm chua xót, nước mắt rưng rưng vì tủi thân. (Hình như trong thâm tâm tôi đang oán trách về hoàn cảnh hiện tại của mình: “Má ơi ! Bây giờ con đã làm thân lưu lạc rồi, mà còn bị người ta mắng là đồ con nầy con nọ”!). Về nhà tra từ điển, mới biết câu hỏi đó là “Trần ngày mai anh có đi làm không?”. Tôi biết mình “bé cái lầm” nên rất hối hận vì vội trách móc một người rất dễ thương, đã giúp đỡ tôi trong việc làm, đã quan tâm đến tôi rất nhiều vì sợ tôi không theo kịp với các bạn, hay những lúc tôi buồn. Tôi chưa có cơ hội để nói với cô ta một lời “xin lỗi hay lời cảm ơn?“. Cũng may là cô ta không biết tôi trách cứ mình, nên cô ta vẫn hồn nhiên. Ngày hôm sau đi làm gặp nhau ở thang máy, cô ta nhắc lại chuyện ngày hôm qua. “Và hỏi tiếp: “Sao hôm qua anh nói không đi làm mà giờ lại đi?” Tôi trả lời là “quên” rồi cười xuề xòa cho qua chuyện. Tôi rất buồn và mệt mỏi khi phải chạy đuổi theo những công việc, mà mình không có khả năng tiếp thu nhanh chóng. Cũng như về sau tôi thường hay hiểu lầm ngôn ngữ, nên đã làm tổn thương nhiều người mà họ không hề hay biết. Tôi rất ái ngại khi phải gặp gỡ mọi người, nhất là người “nhiều chuyện”!.

Niềm trắc ẩn, lòng hối hận đã làm tổn thương nhiều người, cũng như bị vuột khỏi tầm tay những yêu mến, hay vô tình đánh mất những quà tặng của đời đã ưu ái dành cho tôi: “những ý niệm về hạnh phúc”. Những suy nghĩ ấy đã làm tôi đau buồn không ít.

Vì lẽ đó, nhu cầu đi chùa là một trong những phương tiện để xoa dịu nỗi buồn vì xa nhà, để thăng bằng tư duy của mình đối với tha nhân và nhất là để sống lại một thời…; cũng như để “thờ phượng” về vấn đề tâm linh. Nói chung là để “làm đẹp tâm hồn”.

Như Salif Tall Tierno Bokar đã phát biểu:“Tâm hồn một con người, bất kể thuộc chủng tộc nào, hễ được sự thờ phụng thắp sáng, liền lấp lánh ánh “kim cương” huyền bí. Cả màu da lẫn dòng giống đều không liên quan gì đến nó”.

Vì những khi đến chùa tôi đã gặp và đã thấy những hiện tượng đem đến cho mình sự an toàn về đời sống, ấm áp với tình người, và tâm hồn được an lạc. Có thể, những điều nầy không bao giờ lý giải được, vì chỉ qua những cảm nhận. Nhưng những cảm nhận ấy đã “thăng hoa tôi trong những lần đến chùa”:

“Hôm nay nhân dịp lên Chùa. Dâng hương lễ Phật nhân mùa Vu Lan. Thấy lòng ấm áp nhẹ nhàng. Như thuyền xuôi mái theo làn nước đưa. Những lần tôi đã lên chùa. Lòng nghe bát ngát như vừa thanh tân. Tụng kinh tràng hạt tay lần. Hình như quên hết bụi trần ngày xưa. Nên tôi vẫn thích lên chùa. Tâm lành chẳng muốn hơn thua với đời. Uống ăn chỉ đủ sống thôi. Lợi danh bèo bọt nổi trôi bốn mùa. Nhớ xưa theo Mẹ lên chùa. Nghe chuông tịnh độ, trầm vừa bay hương. Dù chưa hiểu lẽ vô thường. Nhưng tâm chợt thấy đã nương bóng thiền. Thấy đời nhẹ tựa như nhiên. Thấy người mặc áo lam hiền như mây. Hoàng hoa thanh thoát bóng Thầy. Như dòng suối mát chảy đầy hồn thơ, Chảy từ nghĩa mẹ tình cha. Tứ ân nuôi dưỡng khoan hòa bao dung. Lượng đời ấm áp khôn cùng. Tiền rừng bạc bể chưa từng dễ mua. Từ khi thỉnh thoảng lên chùa. Lúc về chợt thấy bốn mùa dễ thương”...! (Lên Chùa).

Nên đối với tôi, việc đi chùa không chỉ đáp ứng lại nhu cầu tâm linh, mà thực sự còn đem đến cho tôi nhiều lợi lạc như một nguồn hạnh phúc an vui, qua những hình ảnh tôi được chiêm bái tại chùa:

“Lên chùa thấy Phật mỉm cười. Thấy hồn chợt nở rất tươi đóa hồng. Ngoài sân nắng trải mênh mông. Gió đưa mở cánh sen vàng thướt tha. Thấy em đứng chắp tay hoa. Áo mây lam sắc bay qua trên ngàn. Lời cầu nguyện nở cánh lan. Chợt đâu đưa tới một đàn bướm xinh. Bầu trời rất đẹp và xanh. Dường như lần giở trang kinh không lời. Chỉ còn thấy Phật mỉm cười”

Hay cũng trong dịp Vu Lan đến chùa ấy, tôi ra sau vườn chùa. Ngồi nghe gió đang xôn xao trên hàng cây cao, như phơi phới trong hồn vui của cảm giác đang đón hưởng một nguồn hạnh phúc vô biên. Như đang mơn trớn hồn chiều nghỉ ngơi cho một ngày tất bật. Cảm giác như đang ngồi trong khu vườn vô ưu:

“Tiếng chuông đổ giọng ngân chiều. Nắng vàng le lói gió hiu hiu sầu. Bầy chim chắp cánh về đâu. Áng mây bàng bạc trên đầu ngọn sương. Và Ta trăm nhớ nghìn thương. Tựa lưng ngồi nghỉ bên vườn vô ưu”. (Bên Vườn Vô Ưu).

Và nghe những âm vọng của nỗi nhớ niềm thương đang lan chảy trong hồn, như dòng suối ngọt ngào đang tuôn chảy vào nguồn tâm:

“Chiều nghiêng đổ bóng trăng gầy. Lời kinh hòa lẫn tiếng cây rì rào. Dưới trời lấp lánh trăng sao. Trong ta bỗng thấy ngọt ngào tiếng đêm”. (Ngọt Ngào Tiếng Đêm).

Đi chùa nhiều năm, tôi mới biết thêm nguyên nhân xây dựng chùa Viên Giác và các tổ chức thuộc Giáo Hội PGVNTN. Đức Quốc cũng như quá trình sinh hoạt Phật giáo tại Quốc độ nầy.

Nhân Duyên Xây Dựng Chùa Viên Giác

Đại Đức Thích Như Điển du học tại Nhật Bản trước năm 1975. Cũng như thân phận của các du sinh khác trên toàn thế giới, sau ngày đổi đời 30 tháng 4 năm 1975 ai nấy cũng phải tìm hướng đi riêng cho mình, vì không thể trở về quê nhà. Nên ngày 22 tháng 4 năm 1977, Thầy liên lạc với người bạn cùng quê và học cùng trường lúc còn tấm bé. Đó là Đạo hữu Thị Minh Văn Công Trâm học ngành Y Khoa và ở tại thành phố Kiel miền Bắc nước Đức.

(Cuối tháng 4.1977, trong lúc tôi đang thực tập tại một Bệnh viện vùng Holsteinische Schweiz, thì nhận được điện thoại của hãng Hàng Không Lufthansa báo tin ngày mai có một thân nhân từ Nhật Bản đến phi trường Hamburg. Tôi vui mừng, một phần vì giấy tờ nhập cảnh được giải quyết nhanh chóng, một phần vì sắp gặp lại người bạn cũ sau bao nhiêu năm xa cách. Tôi đón Thầy Như Điển về nơi tôi đi học. Trong tuần Thầy dự khóa Đức Ngữ dành cho những sinh viên sắp sửa vào Đại Học, ban đêm chúng tôi học tiếng Đức chung, rồi thảo luận rồi hàn huyên tâm sự. Cuối tuần tôi đưa Thầy đi tiếp xúc với sinh viên và đồng bào Việt Nam vùng Bắc Đức; những buổi lễ Cầu An, Cầu Siêu và Thuyết Pháp lần đầu tiên được tổ chức tại các nơi Berlin, Hannover và Kiel). (Trích Câu Chuyện Cũ, Thị Minh Văn Công Trâm).

Anh đã giúp đỡ cho Thầy trong những bước đầu, đưa Thầy về tạm cư trong cư xá Sinh viên tại thành phố Kiel. Nơi đây Thầy học tiếng Đức, đến tháng hai năm 1978 Thầy ghi danh vào Đại Học Giáo Dục Hannover. Thầy tiếp tục nhờ một số anh chị em du học tại đây giúp đỡ, họ đề nghị thành lập một ngôi Niệm Phật Đường, đã thuê một căn nhà tại đường Kestner Str. 37 để làm nơi thờ phượng và lễ bái cho Phật tử Việt Nam tại địa phương nầy.

Đến ngày 02 tháng 4 năm 1978 làm lễ An Vị Phật tại Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover. Có sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, viện chủ chùa Khánh Anh tại Paris Pháp Quốc.

Sinh hoạt Phật sự những ngày tháng đầu tiên ấy, chủ yếu chỉ tổ chức những ngày Đại lễ Phật Đản và Vu Lan, cũng như các buổi lễ Phật định kỳ hàng tháng cho Phật tử địa phương Hannover. Vì thời gian đều dành tất cả cho việc học hành. Những lúc rảnh rỗi như ngày cuối tuần hay nghỉ hè, thì Thầy đi thăm các Hội đoàn như Hội Sinh Viên và Kiều Bào, cũng như làm công tác từ thiện giúp đỡ cho đồng bào mới đến tỵ nạn tại Đức, do các anh chị em sinh viên hướng dẫn. Những việc làm ấy đã tạo nhân lành cho việc hình thành các tổ chức Phật giáo tại xứ Đức sau nầy.

Thành Lập Tổ Chức Phật Giáo

Vì nhu cầu phát triển toàn diện của sinh hoạt Phật giáo tại Cộng Hoà Liên Bang Đức. Cần tìm kiếm một nơi chốn tương đối rộng rãi hơn, có nhiều tiện nghi hơn nên đến năm 1981 Niệm Phật Đường dời về địa chỉ Eichelkamp Str. 35a (bên cạnh chùa Viên Giác bây giờ). Thời điểm nầy được sự giúp đỡ tài chánh của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức nên đã thực hiện được một diễn đàn tiếng nói của Giáo Hội, đó là tờ báo Viên Giác. Cũng như đã thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Tây Đức và các Chi hội Phật tử đầu tiên được thành lập: Chi hội Aachen. Chi hội Berlin. Chi hội Bremen. Chi hội Hamburg. Chi hội Hannover. Chi hội Münster. Chi hội Freiburg. Chi hội Stuttgart. Chi hội Müchen. Chi hội Frankfurt. Chi hội Wiesbaden. Chi hội Furth-Erlangen + Nurnberg và thành lập Gia Đình Phật Tử cho con em có nơi chốn để sinh hoạt và học Phật pháp. Song song với công việc ấy, một Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo được ra đời với mục đích giúp cho đồng bào không phân biệt Tôn giáo trong công việc hội nhập. Cũng như xuất bản các kinh sách Phật giáo nhằm duy trì và phát triển nền Văn hóa Việt nơi xứ người.

Vài nét về Thầy Thích Như Điển Khai Sơn Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc.

Tên thật là Lê Cường, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại làng Mỹ Hạc, xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình trung nông, thân phụ là Ông Lê Quyên pháp danh Thị Tế và thân mẫu là Bà Hồ Thị Khéo pháp danh Thị Sắc… Năm 1962 quy y với Thượng Tọa Thích Long Trí, trụ trì chùa Viên Giác Hội An, Quảng Nam, với pháp danh là Như Điển tại chùa Hà Linh xã nhà. Ngày 15.4.1964 xuất gia tại chùa Viên Giác Hội An. Năm 1967 thọ giới Sa Di tại giới đàn chùa Phổ Đà, Đà Nẵng. Năm 1971 thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức. Ngày 22.02.1972 được Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Quảng Nam, Hòa Thượng Thích Trí Giác và Thượng Tọa Thích Long Trí cho học bổng du học Nhật Bản. Từ năm 1973 đến năm 1977 tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục học tại Đại Học Teikyo Đông Kinh. Vào ngày 27.4.1977 rời Nhật qua Tây Đức để thăm viếng bạn bè và tham quan với Visa du lịch, sau đó xin tỵ nạn tại nước nầy cho đến ngày nay. Năm 1988 được tấn phong hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại Giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille Pháp Quốc. Ngày 28.6.2008 Đại Giới Đàn Pháp Chuyên tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, được GHPGVNTN Âu Châu tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng. Và hiện tại là: Phương Trượng Chùa Viên Giác.

Vận Động Xây Chùa

Sau mười năm Thầy đã thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn gồm hơn hai mươi Chi Hội và Gia Đình Phật Tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc. Cũng như một Cơ Sở Văn Hóa gồm có Thư Viện, máy in và Tòa Soạn Báo Viên Giác.

Thầy thường đến hoằng pháp tại các Chi Hội như Thọ Bát Quan Trai hay Huân Tu Tịnh Độ. Nhân dịp nầy Thầy đã vận động cùng khắp, không chỉ riêng nước Đức mà còn rộng rãi khắp thế giới. Vận động các Chi hội Phật tử trong những lần Hoằng pháp. Vận động bà con Phật tử về chùa tham dự các ngày Đại lễ. Tổ chức các buổi ca nhạc để quyên góp. Mời gọi hội thiện góp quỹ xây chùa qua hình thức cho vay không lời. Đóng góp một thước đất xây chùa, hay kêu gọi trên báo Viên Giác. Thầy còn vận động sự ủng hộ của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức nữa. Họ đã giúp đỡ một ngân khoản để xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam như thực hiện Nhà In và tờ báo Viên Giác. Cho đến tháng 4 năm 2014 nầy báo đã kỷ niệm 200 số. Cũng như các thí chủ của thập phương đã cúng dường xây chùa Viên Giác.

Tiến trình xây cất Chùa Viên Giác

Khởi công xây chùa Viên Giác mới từ 6 giờ 30 sáng Thứ Sáu 19 tháng 5 năm 1989 nhằm ngày trăng tròn tháng Tư Âm lịch năm Kỷ Tỵ Phật lịch 2533. Sau nhiều năm tháng chuẩn bị, lập hồ sơ xin phép. Từ ngày 16.5.1987 đặt viên đá đầu tiên. Từ lễ Phật Đản 1988 dọn đất đo đạc. Từ mùa Vu Lan vẽ bảng hiệu xây dựng. Từ tháng 9 được giấy phép của Sở Xây Dựng thành phố Hannover và nhiều tháng kế tiếp lên hồ sơ kỹ thuật, vẽ chi tiết. Rồi giao cho kỹ sư tính sức bền công trình ở tận München. Đến chọn hãng thầu Mehmel cho giá rẻ nhất so với 7 nhà thầu đủ cả Tây, Tàu, Pháp, Đức.

Các xe cơ giới hiện đại của nhà thầu nổi tiếng Hannover, đã từng xây tòa nhà cao tầng nốc vòm cầu “Hannoversche Allgemeine Zeitung” từ 20 năm trước, kéo đến cho dựng trại cắm cọc và đo đạc. Họ cũng giúp trương bảng xây dựng đã được bọc nhựa từ suốt ngày qua để có thể chịu đựng nắng mưa nhiều năm. Trên bảng đã ghi đầy đủ danh tính công trình xây dựng mới “Nơi Tao Ngộ Hoa Sen” tên Đức Ngữ của Tân Viên Giác Tự.

Người chủ công trình: Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Tên của Kiến Trúc Sư thiết kế và trông nom xây dựng cùng các chuyên gia Tiến Sĩ, Kỹ Thuật gia, Kỹ Sư các ngành…

Đồ án đã được thực hiện trên thửa đất 4000 m2 (80 x 50) tại góc đường Eichelkamp/Karlsruher được ghi trên Sở đạc địa thành phố thuộc lô 92/14 (Flurstück) khu 3 (Flur) quận (Gemarkung) Wuelfel, thị xã (Gemeinde): Thủ phủ Tiểu Bang Hannover.

- Diện tích xây dựng (bebaute Fläche) toàn ngôi chùa chiếm dụng 1.505,76 m2 phân ra tòa nhà chính 815,38 m2 hai tòa nhà phụ chiếm 665,76 m2 và bảo tháp 25,07 m2.

- Diện tích xây dựng các tầng gồm 3351,22 m2 phân ra tòa chính đường (2 tầng) chiếm 1630,76 m2, hai tòa Tây và Đông đường (2 tầng: tầng gác và tầng hầm) 1.550,97 m2 và bảo tháp 7 tầng 175,49 m2.

- Diện tích hữu dụng (Nuetzflaeche) 2.106,24 m2 phân ra chính đường chiếm 942,79 m2, Tây Đông đường chiếm 1.015,26 m2 và bảo tháp 148,19 m2.

- Không gian kiến tạo (umbauter Raumgesamt) toàn ngôi chùa là 12.734,50 m3. Phân ra tòa chính đường chiếm 8.113,02 m3, hai tòa Tây, Đông đường chiếm 4.257,97 m3 và bảo tháp chiếm 363,51 m3.

Tính ra tỷ số chiếm dụng diện tích đất GRZ 1.505,76: 4.000 =0,37 và tỷ số diện tích các tầng GEZ 3.357,22: 4.000 =0,83.

Ngoài Chính điện, Phật điện ở tầng lầu và hội truờng tức đại sảnh đa dụng cùng các phần phụ thuộc như sân khấu, phòng triển lãm, phòng giải khát, phòng kỹ thuật ở tầng trệt tòa nhà chính, hai dãy nhà phụ có thể phân thành 56 phòng lớn nhỏ với 6 kho lớn, 2 kho nhỏ cùng 13 phòng vệ sinh chung cho công chúng và riêng cho từng khu. Mà theo yêu cầu của luật xây dựng Đức, công trình nầy đã phải bố trí đến 32 bồn rửa mặt, 10 phòng tắm vòi hoa sen và 2 bồn tắm, 10 bồn tiểu và 30 WC.

Các phòng lạnh, kho thực phẩm khô, các kho linh tinh, các phòng kỹ thuật điện nước sưởi, phòng máy, phòng giặt, phơi, phòng rửa phim được bố trí trong tầng hầm.

Các phòng ăn, nhà bếp, phòng làm việc và nghỉ ngơi của nhà trù được bố trí ở tầng trệt nhà Tây. Còn các phòng tiếp xúc thường xuyên với bên ngoài, các văn phòng của Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội và tiểu sảnh để thuyết pháp, giảng dạy giáo lý, thư phòng và nơi nghỉ ngơi của khách Tăng được đặt ở tầng trệt nhà Đông.

Phòng tiếp các Phật tử, phòng làm việc, phòng hội họp, phòng nghỉ ngơi của chư Tăng Ni được bố trí ở tầng lầu nhà Tây. Còn thư viện, phòng trà đàm, trà đạo, Thính phòng, thính đường và phòng Thầy trụ trì nằm trên tầng lầu nhà Đông.

Tầng nóc của hai tòa nhà phụ có thể phân thành từ 22 đến 23 phòng và 1 kho dành cho các vị mới tu với nhiều cửa sổ trên nóc và một khu lợp kính hoặc Flexiglas (kính mi-ca) để vừa lấy ánh sáng cho hành lang giữa nhà Tây và chính điện và các cửa sổ hông phải chính điện, vừa có thể thiết trí một khu vườn mùa đông và còn có thể thiết lập hệ thống xử dụng năng lượng mặt trời…

Nếu diễn tiến kỹ thuật hanh thông, việc tài trợ qua sự đóng góp của Phật tử thập phương tiếp tục đều đặn và đầy đủ thì Lễ Lạc Thành công tác xây chùa Viên Giác mới có thể cử hành vào tháng 7 sang năm (1991). (Trích bài tóm lược tiến trình xây dựng chùa Viên Giác từ ngày 19.5.1989 đến ngày 18.5.1990 của Kiến Trúc Sư Trần Phong Lưu).

Trên đây chỉ là một phần nhỏ bản tóm lược tổng quát của công trình xây dựng chùa Viên Giác. Nhưng trong thực tế, việc xây dựng chia ra nhiều giai đoạn.

Những giai đoạn ấy, cũng như các sinh hoạt tiếp theo như tổ chức các ngày Đại lễ: Ngày 28 tháng 7 năm 1991 ngày Đại Lễ Khánh Thành chùa Viên Giác (trong đó có Buổi Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam đầu tiên tại chùa Viên Giác).

Tuy đã làm lễ Khánh Thành, nhưng những giai đoạn kế tiếp là phần thi công của Người Việt và những Phật tử làm công quả. Phần xây dựng Bảo Tháp, Cổng Tam Quan và Sân Thượng. Lót gạch bãi đậu xe, làm hồ sen. Hình thức bên ngoài và hàng rào chung quanh chùa. Cũng như sắm sửa Pháp Khí, Pháp Cụ thờ tại chùa.

Tất cả những chi tiết từ lúc mới vận động, đến tiến trình cũng như các giai đoạn xây dựng chùa đều được ghi rất rõ trong cuốn sánh: CHÙA VIÊN GIÁC do Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Xuất Bản Năm 1994.

Duyên Thơ.

LTS:- Tác giả Trần Thế Thi đã cảm tác bài thơ “Viên Giác Tự” sau khi tham dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập chùa Viên Giác vào tháng 8 năm 2003; nay tác giả gởi bài thơ nầy và đề nghị mở Thi Đàn Xướng Họa. Vậy chúng tôi trang trọng kính mời các thi nhân bốn phương cùng tham dự. (VG).

Viên Giác tự

(Bài xướng)

Viên Giác trung tâm một cảnh chùa

Im lìm đứng giữa chốn hơn thua

Êm êm tiếng mõ chuông khuya sớm

Nhè nhẹ câu kinh kệ sáng trưa

Giúp kẻ hồng trần quên khổ lụy

Ích cho hành giả diệt hơn thua

Ai ngưòi ghé đến luôn ghi nhớ

Công đức thầy Như Điển tích xưa.

• Trần Thế Thi

(Hannover, Đức Quốc)

Lời Người Họa:- Cảm xúc trước tấm lòng của tác giả Trần Thế Thi đối với chùa Viên Giác qua bài xướng. Sau 6 năm, tháng 8.2003 – 8.2009 vẫn còn nguyên vẹn như xưa, và theo lời đề nghị của tác giả cũng như lời mời gọi của Tòa soạn Viên Giác. Chúng tôi xin họa vần bài thơ trên với tựa đề “Vẫn Cảnh Xưa” gọi là cùng giao cảm. (ĐH).

Vẫn Cảnh Xưa

(Bài họa)

Giữa chốn phồn hoa một cảnh chùa

Không mua danh lợi, bán hơn thua

Tâm hồn an lạc nhờ chuông sớm

Nhắc nhở tu hành tiếng mõ trưa

Đưa khách tha hương qua khổ lụy

Giúp người bản xứ bớt ganh đua

Ân Thầy nghĩa Bạn luôn ghi nhớ

Viên Giác bây giờ vẫn cảnh xưa.

• Trần Đan Hà

(Reutlingen, Đức Quốc)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2024(Xem: 1393)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 714)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 692)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 877)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1202)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 890)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 8914)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 674)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1536)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
12/05/2024(Xem: 1916)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]