Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)

17/06/201403:54(Xem: 21571)
15. Có chút gì để nhớ (Trần Thị Nhật Hưng)

blank
Phải viết lúc người đó còn sinh tiền mới đọc được„. Đó là ý nghĩ của tôi chợt lóe lên sau khi tôi viết bài “Cơn Dông Giữa Mùa Hạ„ tưởng niệm Hòa Thượng Khánh Anh viên tịch cùng đọc vô số bài viết nhắc nhớ bao kỷ niệm thân thương về Hòa Thượng mà Hòa Thượng không đọc được, tôi cứ tức anh ách sao đó. Rồi trí óc tôi lướt nhanh sẽ viết và nên viết về ai có nhân duyên, kỷ niệm đẹp với tôi và nhất là người đó có cuộc sống hữu ích cho tôi kính trọng, quí mến, thì người mà tôi nghĩ đến, sau Hòa Thượng Khánh Anh, chính là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển.

Vâng, tôi muốn viết về Thầy, không phải tôi là “văn nô„ (danh từ ngồ ngộ nghe rất vui tai mà có lần ai đó gán cho tôi). Văn nô theo tôi hiểu, chỉ… chúi đầu làm nô lệ tâng bốc không dựa vào cơ sở nào và đương nhiên để nhận lại danh lợi từ người đó.

Danh lợi ư? Bao lâu, dễ chừng có tới 25 năm, tôi cộng tác với báo Viên Giác của Hòa Thượng, như một Phật tử làm công quả cho chùa, tôi không hề nhận đồng nhuận bút nào, trong khi viết cho Phụ Nữ Diễn Đàn bên Mỹ, cứ một trang tôi có 20 US đô la (một bài 5 trang, nhận 100 US ngon ơ!). Còn danh (nếu có), không phải Hòa Thượng cho tôi, mà chính do ĐỘC GIẢ đánh giá. Tôi viết bài, nếu độc giả hài lòng, chấp nhận thì cho tôi một vài lời khen lên tinh thần, nếu dở thì chính tôi bôi lọ tôi. Danh lợi tôi hiểu như thế đó.

Hôm nay tôi viết về Thầy, những mong “Có Chút Gì Để Nhớ„ đánh dấu những kỷ niệm giữa tôi và Thầy mà tôi cho là cái “Duyên„ mong Thầy đọc được trước khi Thầy về cõi Phật, để tôi khỏi phải… tức anh ách như cảm giác sau khi viết về Hòa Thượng Khánh Anh.

Thuở bé, từng là Oanh Vũ trong Gia Đình Phật Tử, thế mà lớn lên, không hiểu sao, tôi không thích đi chùa, càng không thích tụng kinh, thế mà giờ, tôi trở thành Phật tử mà là Phật tử thuần thành nữa mới lạ.

Không lạ đâu, đạo Phật luôn cho rằng mọi sự đều do NHÂN DUYÊN từ cái này sinh ra cái kia, thì chính văn chương, văn nghệ là con đường dẫn lối tôi trở về lại với chùa, với Phật.

Tôi còn nhớ rõ lắm, nguyên do nào tôi đến với Viên Giác. Bắt đầu bằng chính báo Viên Giác do một người bạn đưa cho. Đọc rồi cũng để qua nhưng hai chữ "Viên Giác" tự lúc nào không biết đã in sâu vào tâm khảm tôi. Cho đến một ngày (năm 1989) nhân lễ kỷ niệm 10 năm tỵ nạn tại Thụy Sĩ do người Thụy Sĩ tổ chức. Ngày thứ bảy giới thiệu văn hóa mỗi nước thể hiện qua các màn vũ, hát, đám cưới... Ngày chủ nhật dành cho sinh hoạt giới thiệu các tôn giáo.

Ngồi ở đàng ghế xa xa, hội trường có sức chứa hai ngàn người, một anh bạn nói với tôi:

- Vị Thầy khuôn mặt tròn tròn ngồi giữa hai Thầy ốm ốm là Thầy Như Điển đó.

Tôi đưa mắt nhìn theo rồi tìm một phong bì nhỏ, đặt một số tịnh tài kèm tên và địa chỉ của tôi đích thân đến trao Thầy. Đó là lần đầu tiên tôi ra mắt cùng Thầy. Và cũng sau lần đó, tôi nhận báo dài dài. Đọc không chưa đủ, tôi gởi những bài viết, tuy chỉ lai rai nhưng cũng đủ cho tôi dần dà với thời gian thắt chặt tình thân cùng Viên Giác.

Lần thứ hai tôi gặp lại Thầy nhân dịp lễ Phật Đản tổ chức tại Bern (thủ đô Thụy Sĩ). Bài thuyết giảng của Thầy hôm đó như trăm ngàn các bài thuyết giảng của các vị Thầy khác nhưng chính tiểu tiết rất nhỏ, nhỏ nhưng rất quan trọng đối với tôi, vừa thuyết giảng thỉnh thoảng Thầy liếc mắt nhìn đồng hồ canh giờ, đến và đi chính xác, không chậm trễ phút nào đã khiến tôi chú ý. Tôi nhủ thầm: "Đây là vị Thầy làm việc rất nguyên tắc" mà tôi thì luôn tôn trọng những gì có nguyên tắc, nhất là nguyên tắc đó đặt đúng vị trí của nó.

Điều tôi suy đoán quả không sai. Thầy Như Điển chẳng những là người rất nguyên tắc mà còn có óc tổ chức, làm việc có kế hoạch có phương pháp rõ ràng. Điều đó thể hiện trong buổi lễ Phật Đản lần đầu tiên tôi có dịp tham dự nhân lúc Thầy triệu tập những cây bút có tác phẩm ra mắt do chùa Viên Giác xuất bản (trong đó có tác phẩm "Giấc Mơ Xưa" của tôi) ngay tại chùa Viên Giác.

Hôm đó, với một chương trình san sát liên tiếp ba ngày: thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật; Thầy không để sơ sót, chậm trễ một tiết mục nào suốt từ 6 giờ sáng đến 24 giờ khuya. Đó là tôi chưa nói đến còn lồng thêm một chương trình văn nghệ cổ truyền thật đặc sắc, thật công phu huy động từ toàn thể các anh chị em Gia Đình Phật Tử trên nước Đức. Tinh thần làm việc vừa hăng say vừa trách nhiệm như vậy đã nói lên được khả năng điều động tài tình của người lãnh đạo tài ba, biết phối hợp nguyên tắc tổ chức của Tây phương để giới thiệu cái hay, nét đẹp của văn hóa Đông phương, còn gì tuyệt bằng. Từ đó tôi bị lôi cuốn theo sinh hoạt của chùa Viên Giác, đương nhiên dõi theo luôn bước chân của người chủ nhiệm báo Viên Giác, đó là Thầy!

Đạo Phật còn có câu “trước dùng dục câu dắt, sau dùng trí để nhổ„. Đúng vậy, văn chương, văn nghệ đã… câu dắt tôi đến chùa, để từ đó tâm trí tôi mở ra cho tôi thấy được những điều quí Thầy làm khiến cho tôi ngày càng kính trọng. Vậy tôi… thấy những gì, đó là câu hỏi, xin trả lời ngay trong bài viết này.

Tuy đã biết và quen với Thầy, nghĩ Thầy là minh sư đạo cao đức trọng, tôi muốn được học hỏi, nhưng Thụy Sĩ xa xôi, tôi chỉ gặp được Thầy một năm một lần trong những khóa Tu Học Âu Châu. Rất muốn lại gần Thầy để hỏi vài câu, nhưng tôi để ý, Thầy rất “kỵ„ phụ nữ, gặp tôi, Thầy chỉ hỏi thăm qua loa rồi biến nhanh để tôi… ngơ ngẩn nhìn theo, muốn… níu áo hỏi thêm vài câu mà không được (đụng áo cũng bị cấm ở đó mà níu!). Biết ý rồi, tôi không… quấy rầy Thầy làm gì! Tôi giữ ý cho Thầy và cả cho tôi nữa!

Thế nhưng nhân duyên vẫn đưa đẩy tôi gặp Thầy trong những dịp hành hương như đi Tích Lan, lần đó không chỉ cho tôi chứng kiến lễ lãnh giải danh dự do chính phủ Tích Lan và Hội Đồng Tăng Già Tích Lan trao tặng Thầy cùng Hòa Thượng Khánh Anh, người có công phát triển Phật giáo tại trời Tây mà những kỷ niệm vụn vặt cũng làm tôi khó quên. Trong bàn ăn dài nơi phòng khánh tiết khách sạn dành cho 20 người, Thầy ngồi đầu bàn chủ tọa, tôi và Hoa Lan, cô bạn văn (hai cô này mà nhập lại thì cấp số “quậy„ tăng theo cấp số nhân). Cả hai rủ nhau ngồi chót cuối bàn càng xa… mặt trời (Thầy) càng tốt để được tự do cựa quậy, thế nhưng, dưới bầu trời quang đãng chạy đâu cho khỏi nắng nên “ánh sáng„ chiếu rọi cho thấy chỗ chúng tôi đang thiếu chuối và mít. Thầy cầm hai dĩa chuối, mít lên tiếng: “Chuyền xuống bên dưới đi!„ Tôi cảm động lắm về sự quan tâm của Thầy, tiếc là tôi và Hoa Lan… thiếu phước nên dĩa trái cây mới đi đến nửa đường thì… gãy gánh! Đúng là “nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định!

Dịp khác, tình cờ “không hẹn mà gặp„ đó là dịp tôi cùng gia đình người bạn hành hương xứ Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Gặp Thầy tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác, nhưng lúc tôi vừa đến lại là ngày cuối Thầy sắp đi. Tuy chỉ một ngày ngắn ngủi cũng đủ cho tôi thấy tấm lòng sốt sắng của Thầy lo cho đàn hậu học. Hôm đó khá đông Tăng Ni sinh tụ hội, mới có cũ có. Cũ là những vị đang nhận trợ cấp học bổng của Thầy, mới là những người tới mong được Thầy hỗ trợ. Cứ hằng năm, Thầy lại ghé thăm, khảo sát việc học bằng cách tổ chức buổi hội thảo, cho đề tài để các Tăng Ni sinh thuyết trình, và khích lệ bảo ban để Tăng Ni sinh có tinh thần học tập. Thầy có nói với tôi: “Kệ, ai cần, tôi cũng giúp cả. Không phân biệt Trung-Nam-Bắc. Chị thấy đó, trong số Tăng Ni sinh du học đương nhiên cũng có hạt chắc hạt lép thôi. Chỉ cần vài hạt chắc, Phật giáo mình cũng đủ phát triển„ Tôi thực sự cảm kích tấm lòng quảng đại và tầm nhìn chiến lược của Thầy.

blank

Rồi hơn 5 tháng sau đó, một lần nữa, tôi lại có nhân duyên gặp lại Thầy, trong cùng một chuyến bay qua Ấn Độ để tham dự lễ phát bằng Tiến sĩ của 5 học Tăng. Tôi được mời với tư cách “chứng nhân„ viết bài tường thuật (muốn biết chi tiết xin đọc bài “Có Một Thế Giới Lạ„ Viên Giác số 189). Còn Thầy, đương nhiên như cha già, Đại Ân Nhân mà các học Tăng muốn tri ân. Không chỉ lời cảm tạ của tân khoa hôm đó, Đại Đức Thích Như Tú và Đại Đức Thích Nguyên Tân phát biểu cảm tưởng tại buổi tiệc do Hòa Thượng khao đãi mừng ngày vui tốt nghiệp, mà nhiều học Tăng nghe tin Thầy sang đã đến cung kính đảnh lễ, đã tâm sự cùng tôi, nhiều lúc chới với vì thiếu tài chánh tưởng bỏ học thì may sao có Hòa Thượng đưa tay ra đỡ!

Họ nói với lòng cảm kích sâu đậm, chân thành, càng khiến tôi cảm phục Thầy hơn. Như thế chưa đâu, có những sự việc nhỏ nhặt nhưng đầy tình thương Thầy dành cho Học Tăng Ấn Độ, chẳng hạn biết nơi đó không có gia vị Việt Nam, (Ấn Độ chỉ toàn cà ri nị khó nuốt lắm), Thầy đã chẳng nệ hà, không kể mỗi người đã có bao lì xì, Thầy còn xách qua 85 chai xì dầu nhỏ dự định tặng mỗi vị một chai, tiếc là hành lý có giới hạn nên cuối cùng mang theo phân nửa để “hai người chung một chai, chia sao tùy ý„. Sự chăm sóc tiểu tiết đó nhưng chứa chan bao tình thương lo cho đàn hậu học, lo cho mạch sống của Phật giáo mong được trường tồn, vững mạnh, khỏi hổ thẹn với tiền nhân. Thầy quí sự học, vì luôn cho rằng: “Sự học không phải là con đường giải thoát. Nhưng muốn giải thoát, không thể thiếu tu và thiếu… học!„ Có lẽ vậy mà Thầy luôn vun bồi và trọng bằng cấp chăng. Nhưng không phải có bằng cấp mới được ăn… xì dầu, mà ngay lúc quay trở về Đức, Thầy lại mang không biết bao mít, chuối, khổ qua, mướp… làm quà cho Phật tử bên Đức, cho chùa Viên Giác.

Đấy, những điều tôi thấy, tôi nghe… như thế có đủ cho tôi nhận ra cái giá trị của tờ giấy trắng hơn là cái chấm đen?! Con người vốn không ai toàn hảo “nhân vô thập toàn“. Toàn hảo như Đức Phật mà vẫn có người chê trách, không hài lòng. Thì cái chấm đen đối với tôi quá nhỏ không thiệt hại gì quá đáng cho tờ giấy, mà nếu khéo léo, có thể nhẹ nhàng… xóa được bằng một nét bút ngang qua nó, hơn là chỉ ngồi chăm bẳm nhắm vào đó mà... nguyền rủa chấm đen! Do đó, nếu tôi có bị cho là “văn nô„ tôi vẫn vui vẻ mong được làm…văn nô để viết lên những cảm xúc trung thực chân thành phát xuất tận đáy lòng tôi, để vinh danh cái hay nét đẹp của đời, của đạo. Chứ viết trái ý để ăn tiền thì thật tôi không quen.

Ngày nay, không chỉ riêng tôi, mà nhiều Phật Tử Đức quốc nói riêng và Âu Châu nói chung biết và hiểu đến đạo, trở thành những Phật tử thuần thành sống theo giáo pháp của Đấng Từ Phụ để cuộc sống an lạc hơn thì phải nghĩ do đâu nếu không là công lao của Thầy, một trong những Cao Tăng của Âu Châu hết dạ hết lòng hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sinh.

Mai đây đánh dấu 50 năm xuất gia của Thầy, một chặng đường dài rong ruổi, cho dù đã 65 tuổi đời, cái tuổi về hưu cần ngơi nghỉ mà cứ đọc chương trình sinh hoạt hằng năm của chùa Viên Giác, tôi đã phải giựt mình trước sức làm việc miệt mài không ngưng nghỉ của Thầy cho Phật giáo. Tôi không khỏi cúi đầu khâm phục nguyện vui vẻ làm… “văn nô“ cho Thầy hôm nay và mãi mãi!

Kính nguyện Thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp nối hành trình mà Thầy đang theo đuổi, và trên tờ giấy trắng, con được viết lên, ghi lại những kỷ niệm mà trên đường trần con có duyên gặp Thầy.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng 2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2024(Xem: 1393)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 714)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 692)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 877)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1202)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 890)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 8914)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 675)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1537)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
12/05/2024(Xem: 1916)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]