Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Ngành sứ Trung Quốc và Cảnh Đức Trấn

12/02/201216:01(Xem: 7546)
17. Ngành sứ Trung Quốc và Cảnh Đức Trấn
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT

NGÀNH SỨ TRUNG QUỐC VÀ CẢNH ĐỨC TRẤN

Khoảng thế kỷ thứ 16, tại châu Âu người ta thấy có nhiều vật dụng trang trí, tác phẩm nghệ thuật, bát đĩa, bình chứa... làm bằng một chất liệu kỳ lạ. Đó là một chất "đất" đặc biệt trắng như tuyết, nhẹ như bông, tuyệt đối không mùi vị, mang hoa văn nhiều màu, không thấm nước, dễ lau chùi. Trong các vương triều thời Trung cổ và Phục hưng xa xưa ngày trước vua chúa thường uống rượu bằng những ly tách làm bằng đồng hay bạc, sắc "kim" của nó lạnh, cầm nặng tay và thô. Vì thế khi bát đĩa làm bằng thứ đất trắng mà người Trung Quốc gọi chung là sứ, châu Aâu gọi là porcelain tràn đến châu Aâu thì lập tức nó có chỗ đứng trang trọng trong hoàng triều, trong các cung điện nhà vua. Trên tay các bà mệnh phụ là những chiếc tách trắng toát mang màu sắc thanh nhã, chúng xem ra phù hợp hơn các ly cối bằng đồng lạnh ngắt.

Thế nhưng các bà đó không mấy ai biết cái chất đất màu trắng này mà cũng có một chiều sâu triết lý hẳn hoi. Người Trung Quốc không mấy chuộng kim loại để làm vật dụng trong nhà. Đối với họ "kim" là để chế tạo vũ khí, dụng cụ đồng áng, sắc của nó lạnh, khí của nó cứng. Còn vách nhà, mái hiên, đồ đạc thì phải bằng đất ấm áp thân tình. Nếu "thổ" mà được nung lên với "hỏa" thì càng tốt, chúng đi với nhau trong thuyết ngũ hành tương giao. Và đó là nguồn gốc triết lý của sứ, nếu ta muốn qui mọi chuyện về với triết học. May mắn cho Trung Quốc là trời sinh cho họ có nhiều đất lạ.

Trong số đó có loại đất cực mịn và rất trắng mà trong vô số ngọn núi của họ có một núi tên là Cao linh (Gaolin) ở Giang Tây là chứa nhiều nhất. Đó là vật liệu để làm sứ. Cao linh trở thành tên chung của mọi ngôn ngữ để đặt tên cho thứ đất kỳ dị này. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới thứ đất đó được khai thác. Việt Nam chúng ta gọi nó là "cao-lanh" và không thiếu tại các vùng Phú Thọ, Thừa Thiên, Sông Bé.

Đồ sứ còn có một mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật hội họa và thư pháp. Nếu trong điêu khắc hay thơ phú người ta còn có thể sửa chữa, thêm bớt trong quá trình hoàn thành thì trong hội họa và thư pháp, nghệ nhân chỉ một lần sáng tạo và sau đó không thể chữa những nét sai kém được. Đó là loại nghệ thuật nằm xa, nằm ngoài trí óc suy luận, không cho phép gò ép, trau chuốt. Đồ sứ cũng thế, nó chỉ thành hình và lên màu sau khi nghệ nhân đã nung sản phẩm của mình trong lửa.

Dĩ nhiên kinh nghiệm của nhà sản xuất được trao truyền lại bao đời con cháu để tránh rủi ro, nhưng một tác phẩm ngành sứ luôn luôn dành lại cho mình cái bí ẩn cuối cùng, ra khỏi lò nung là sản phẩm trở thành chung quyết trong đó màu sắc, hình dạng phải độc đáo và hài hòa với nhau. Do đó đồ sứ chứa một yếu tố của sự độc đáo bất ngờ nằm ngoài suy luận như của tranh họa, thư pháp mà nếu nói cho sâu xa thì gốc của nó là Thiền tông.

Ngành sứ Trung Quốc được xem như phát sinh trong đời nhà Đường (618-907) hay đời nhà Tống (960-1279). Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đi xa hơn, họ khám phá bên bờ Hoàng Hà nhiều mảnh gốm thời thượng cổ để kết luận 6000 năm trước công nguyên, công nghệ sành gốm đã có mặt nơi đây. Trong thời nhà Chu và Thương (đến năm 221 trước công nguyên) người ta đã khám phá nhiều mảnh cao-lanh nung tới 1000 độ C. Tại viện bảo tàng Thượng Hải, ta có thể thấy vài mảnh gốm sứ của đời nhà Thương.

Trong thời nhà Tần-Hán (đến năm 220 sau công nguyên) người ta biết tráng men, chính men là lớp phủ làm cho đồ sứ không thấm nước. Đến đời nhà Đường, ngành sứ đi vào sự điêu luyện với màu sắc và hoa văn trang trí. Qua đời Tống, ngành sứ có những chuẩn mực mà ngày nay còn truyền lại. Trong đời này nhà Tống phải dời đô về Hàng Châu lánh nạn Hung nô và đem theo nghệ nhân về Cảnh Đức Trấn (Jingdezhen), thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay.

Đến thời nhà Nguyên (1271-1368), đó là lúc Trung Quốc bị Mông Cổ trị vì gần 100 năm, ngành sứ bất ngờ nhận thêm nhiều yếu tố mới lạ. Đó là loại men sứ nền trắng, hoa văn xanh mà ta hay thấy. Gốc của nó là công nghệ vùng Trung Đông. Ngoài ra trong thời nhà Nguyên, nhiều hình dạng đặc biệt như vật dụng của dân du mục, của Thành Cát Tư Hãn hay mang cũng được đưa vào trong ngành sứ.

Đến đời nhà Minh (1368-1644) thì nghệ thuật ngành sứ lên đến tột đỉnh và Cảnh Đức Trấn trở thành trung tâm sản xuất hàng sứ cho vương triều và xuất khẩu đi các nước. Tại Cảnh Đức Trấn thời đó đã có khoảng 300 cơ sở sản xuất mà các lò sứ tốt nhất chỉ để dành cho triều đình tại Bắc Kinh.

Thời nhà Thanh (1644-1911) là thời mà "gu" ưa màu sắc sặc sỡ của dân Mãn Châu xâm lấn vào ngành sứ. Song song, phương Tây đã biết đến đồ sứ, các bà mệnh phụ đòi phải tráng một vòng vàng hay bạc trên miệng bát đĩa. Lúc này trình độ sản xuất đồ sứ đã lên rất cao, hình dạng và màu sắc phong phú, nhưng đồng thời tính truyền thống của Trung Quốc cũng bắt đầu phai mờ. Dần dần khi đưa công nghệ cơ giới hóa vào ngành sứ, người ta có thể sản xuất hàng loạt nhưng tính độc đáo của tác phẩm cũng mất theo.

Đến thế kỷ 20, Nhật xâm chiếm Trung Quốc, phá hủy những lò nung, nghệ nhân đi tứ tán và sau đó là chủ trương quốc doanh, chính sách hủy bỏ kinh tế tư nhân làm ngành sứ Trung Quốc tàn lụi. Ngày nay, cũng như các truyền thống nghệ thuật và văn hóa khác của Trung Quốc, ngành sứ được khôi phục lại, nhưng song song với việc chạy theo số lượng và do "nghệ thuật" làm đồ giả mọc lên như nấm, ngành sứ không bao giờ trở lại thời kỳ hoàng kim cũ.

Tôi đến thăm Cảnh Đức Trấn của thời đại vàng son năm xưa. Trước thời nhà Tống đây chỉ là một cái làng nhỏ, tên gì không rõ, nằm gần núi Cao Linh, chuyên sản xuất gốm sứ. Đến thời Tống Nhân Tông (46), tức Cảnh Đức, nhà vua cho đổi tên thị trấn này thành Cảnh Đức trấn và mọi sản phẩm ngành sứ nơi đây phải ghi nhãn hiệu là "sản xuất trong đời Cảnh Đức". Nhà vua không ở lâu trên ngôi nhưng tên tuổi đó ngàn năm vẫn còn. Trong thời nhà Minh, Cảnh Đức Trấn là một trong bốn trung tâm gốm sứ.

Ngày nay Cảnh Đức Trấn là một thị trấn giàu mạnh, là trung tâm ngành sứ của Trung Quốc còn lại với thời gian. Hơn một nửa dân cư ở đây hoạt động trong ngành sản xuất đồ sứ. Trong một vùng rộng lớn, nơi đâu ta cũng thấy la liệt sản phẩm sành sứ, hàng giả xem ra chen chúc với hàng thật. Nơi đây tôi nhận rằng bốn đặc tính của sứ cao cấp còn tồn tại với thời gian: trắng như ngọc, mỏng như giấy, trong như gương, búng tay âm thanh phát ra như tiếng khánh. Vào một gian hàng, cầm thử trên tay một sản phẩm, tôi chưng hửng vì nó quá nhẹ. Những cái chén này nhất định không phải để ăn cơm, giá của nó đề bán cũng không đắt. Về sau tại Hồng Kông tôi xem lại những chiếc chén đó thì giá tại Hồng Kông đã vọt lên gần 20 lần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2016(Xem: 5489)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 8734)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3164)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 8050)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4429)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 5549)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 5379)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 11453)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 4679)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
10/10/2015(Xem: 6138)
Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới Chính quyền bang Gujarat miền Tây Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch xây dựng một tượng Phật ngồi cao 108 m. Dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ là pho tượng cao thứ hai thế giới sau pho tượng đứng Trung Nguyên Đại Phật tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và vượt qua tượng Phật ngồi cao 92 m tại Thái Lan trở thành tượng Phật ngồi cao nhất thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567