Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Dọc đường phương Bắc

12/02/201216:01(Xem: 6526)
13. Dọc đường phương Bắc
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ HAI
ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG (tt)

Dọc đường phương bắc
Rừng Sala tại Câu-thi-na
Xá-vệ và Cấp Cô Độc
Hạt cải cho Phật
Đường đi Nepal
Lâm-tì-ni, khu vườn đã quên
Kathmandou và khuôn mặt vàng

DỌC ĐƯỜNG PHƯƠNG BẮC

Chúng tôi rời Varanasi đi ngược lên miền Bắc nhắm hướng Gorakhpur, gần biên giới Nepal. Gorakhpur cách Varanasi khoảng 180 cây số, là một thành phố nhỏ nhưng có đại học. Thế nhưng kẻ hành hương như tôi có biết đến đến Gorakhpur chỉ vì đây là trạm chuyển tiếp để đi thăm cách nơi quan trọng như Lâm-tì-ni, Câu-thi-na, Sravasti.

Chiếc Ambassador rời Varanasi rất sớm, nhắm hướng bắc, đi ngang Lộc Uyển lần cuối. Trời mưa nhẹ và đường trơn ướt, tôi lo ngại không biết tối ngay mình sẽ ngủ đâu, Câu-thi-na hay Gorakhpur. Khoảng cách 180 cây số thật ra không đáng kể, ngay cả tại Việt Nam tôi cũng tính mất cho bốn giờ là nhiều. Thế nhưng chiếc Ambassador này quá nguy hiểm, bốn bánh xe mòn nhẵn không còn chút gai, nó sẽ đưa tôi xuống đâu trên con đường trơn và hẹp này. Chúng tôi lấy đường số 29, qua Saidpur, đến Ghazipur, bên mặt chúng tôi sẽ là sông Hằng. Từ Ghazipur chúng tôi sẽ bỏ sông Hằng đi thẳng lên phía bắc, sau 60 cây sẽ băng sông Ghaghara, thêm 60 cây nữa là đến Gorakhpur. Nếu đến đó sớm chúng tôi sẽ đến thẳng Câu-thi-na, nơi Phật nhập diệt.

Rời Varanasi không bao lâu quả nhiên chiếc xe suýt gây một tai nạn. Trước một khúc quanh, tài xế thắng lại nhưng chiếc Ambassodor vẫn cứ trờ tới, hướng về một chiếc xe bò đậu dưới gốc cây với một bà già và một cô bé gái ngồi trên xe. Họ run rẩy ngồi bất động không có phản ứng, còn tôi lặng người đợi tai nạn tới như một ngày tại Delhi trên cầu bắc qua sông Yamuna. May thay lúc chỉ còn cách xe bò chưa đầy nửa mét thì xe hơi dừng lại. Chúng tôi ngồi đợi trời hết mưa mới dám ra đi, làm sao chiếc xe này đưa chúng tôi đi khắp vùng Bắc Ấn, tới trạm cuối cùng là Bhairawa thuộc lãnh thổ Nepal, tổng cộng cả ngàn cây số.

Tài xế nhìn tôi tỏ ý lo ngại khách không vừa lòng nhưng tôi còn cách nào khác hơn là đi liều vì làm sao đổi hợp đồng, thay xe trong cảnh hoang vu này. Tôi cũng không thể đòi anh đi chậm lại vì xe đâu có thể đi nhanh trên con đường hẹp và trơn này. Tôi đành đi và cố quên hiểm nguy.

Đường lên phía bắc này là một trong những đường chính của tiểu bang Uttar Pradesh của Ấn Độ mà đoạn này ngày xưa nằm trong vương quốc Kiều-tát-la (Kosala). Trong thời Phật tại thế thì nhà vua của Kiều-tát-la là Ba-tư-nặc (Pasenadi). Ông cùng tuổi với Phật, là một người rất mực khôn ngoan về chính trị, thông thái về triết học, lại là một nhân vật đầy tính người, thích ăn ngon và phụ nữ đẹp. Trước khi được vua cha nhường ngôi, ông học tại đại học Takkasila và làm thống đốc tại Varanasi.

Vương quốc của Ba-tư-nặc trải dài từ đông sang tây khoảng 350 km, từ bắc xuống nam khoảng 270 km, phía tây quá Lucknow ngày nay, phía nam đến tận sông Hằng. Kinh đô của Kiều-tát-la chính là Xá-vệ (Sravasti), chỗ mà đức Phật được một thương gia có tên là Cấp Cô Độc cúng dường một vườn kỳ viên. Đây là nơi Phật lưu trú đến trên 25 mùa mưa và sẽ được nhắc đến trong những chương sau.

Ba-tư-nặc hết sức tôn trọng đức Phật và trở thành cư sĩ của Ngài và cũng vì thế mà Phật rất hay đến Kiều-tát-la để lưu trú và giảng pháp. Chỉ trong Tương Ưng bộ kinh[1] thôi ta có thể đếm Ba-tư-nặc đàm đạo với Phật 25 lần. Thế nhưng cũng vì hiếu sắc mà Ba-tư-nặc gây một thảm họa cho dòng Thích-ca.

image001

Bản đồ các vùng hoạt động của đức Phật. Chú thích: =Thị trấn trong thời Phật tại thế; o Thị trấn được xây dựng sau này; Xá-vệ: Savatthi; Lâm-tì-ni: Lumbini; Bodh Gaya: Bồ-đề đạo trường; Lộc uyển: Sarnath; Hoa Thị Thành: Pataliputra; Na-lan-đà: Nalanda; Vương Xá: Rajagaha; _._._ Biên giới Nepal-Ấn Độ; ......Đường đi của thương nhân [2]

Ngoài chính hậu, Ba-tư-nặc có thêm bốn bà vợ mà bà thứ tư là một người đẹp dòng dõi Thích-ca, tên là Vasabhakkhatiya. Bà này sinh ra một hoàng tử, tên là Vidudabha, về sau nối ngôi Ba-tư-nặc. Câu chuyện sẽ đơn giản nếu nó dừng tại đó. Khổ thay vị hoàng tử này khi lớn lên khám phá ra rằng mẹ mình không phải hoàn toàn là gốc quí tộc của dòng Thích-ca, bà là con gái của một vị hoàng tử - vị này không ai khác hơn là một anh em họ của thái tử Tất-đạt-đa - với một tiện nữ nô lệ. Dòng Thích-ca đã dâng cho vua Ba-tư-nặc một người bất xứng. Vị hoàng tử trẻ tuổi uất hận dòng Thích-ca từ đó. Khoảng năm 487 khi Ba-tư-nặc viếng vương quốc Thích-ca và hội đàm với Phật tại đó thì Vidudabha thừa cơ cha vắng mặt ở kinh thành, lấy cắp ấn kiếm, lật đổ phụ vương. Ba-tư-nặc bị mất ngôi, đi ngựa từ Ca-tì-la-vệ về Vương Xá để cầu cứu A-xà-thế. A-xà-thế cũng là con phản cha nhưng lại gọi Ba-tư-nặc bằng cậu. Mẹ của A-xà-thế, bà Vi-đề-hi là em gái của Ba-tư-nặc. A-xà-thế sẵn sàng đem quân chinh phạt nhưng đêm đó Ba-tư-nặc chết vì kiệt sức, thọ 76 tuổi.

Bây giờ Vidudabha rảnh tay đem quân đi trả thù dòng Thích-ca, dòng bên ngoại đã sinh ra mình. Kinh sách kể lại Phật ba lần ngăn ngừa được trận trả thù này nhưng qua lần thứ tư thì Vidhdabha không muốn nghe nữa, chiếm Ca-tì-la-vệ, thẳng tay giết tất cả thanh niên trong tuổi quân đội và cho phá hủy thành. Thành đó là quê hương Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) của Phật mà ngày nay có tên là Tilaurakot thuộc địa phận Nepal. Đó là năm 485 hay 484, không lâu trước khi Phật nhập diệt.

Với Tần-bà-sa-la, Phật đã đem giáo pháp vào nước Ma-kiệt-đà, với Ba-tư-nặc vào nước Kiều-tát-la. Theo nhà Phật học Schumann thì "chính sách" truyền giáo của Phật rất rõ, trước hết Ngài tranh thủ các nhà vua và khi các quân vương theo Phật thì cả nước đều theo. Thế nhưng Phật không phải lúc nào cũng thành công. Vương quốc, nơi mà Ngài thất bại nặng nề, là Vamsa với nhà vua Udena tại kinh thành Kosambi. Vamsa nằm phía nam nước Kiều-tát-la, phía tây của Varanasi, ngày nay là quận Banda của tiểu bang Uttar Pradesh.

Phật đã đến Kosambi nhiều lần và năm 520, Ngài lại đến với hy vọng điều phục được nhà vua Udena. Nhà vua là một người chỉ ham mê thế tục, đối với chuyện tâm linh ông càng ngán ngẫm không muốn gặp Phật, câu chuyện xảy ra chẳng qua cũng chỉ vì các bà vương phi. Vợ chính của ông là Samavati, bà là người tha thiết với đạo pháp. Một bà khác trẻ hơn tên gọi là Magandiya tìm cách bôi nhọ Samavati để chiếm lòng sủng ái của vua, kế này xem ra đời nào cũng có. Bà kể vua nghe Samavati ngây người ngắm Phật lúc Ngài đi khất thực làm vua ghen tức ra lịnh bít cửa sổ của hoàng hậu. Về sau Samavati chết cháy vì bị Magandiya đốt cung điện ám hại. Cơ mưu bại lộ, Magandiya cũng chịu một cái chết thảm khốc bằng hình phạt tử hình.

Về sau con trai của Udena lại là người hâm mộ Phật pháp và nhà vua cũng bớt thành kiến với giáo pháp và tăng đoàn nhưng trong suốt 35 năm còn lại của đời mình, Phật không lưu trú một mùa mưa nào tại Kosambi nữa.

Kosambi nằm trên bờ sông Yamuna là điểm cực tây của vùng hoạt động lúc Phật còn tại thế. Điểm cực đông là Campa, chỗ cách Bhagalpur ngày nay khoảng 40Km. Điểm cực bắc là quê hương Ca-tì-la-vệ và cực nam là Uruvela, chỗ Phật tu khổ hạnh. Tổng cộng Phật đã du hành và hoạt động trong một vùng đất rộng khoảng 600x300 km.

Ngày nay vùng đất đó chỉ cần vài ngày là đi khắp. Phương tiện di chuyển đã thay đổi nhưng cảnh vật và tập quán người dân hầu như không đổi bao nhiêu. Dọc theo con đường đầy bụi là ruộng mía, là xe bò, là những đám rước tôn giáo đầy màu sắc và sự sùng tín. Xã hội Ấn Độ cho thấy một niềm say mê tôn giáo khó tưởng tượng, điều mà tôi chưa hề thấy tại Việt Nam hay Trung Quốc.

Lúc tôi đến Gorakhpur thì hình như nơi đây có biến động chính trị. Khắp nơi là công an cảnh sát đứng đầy, đường xá vắng vẻ. Tôi sực nhớ Ấn Độ là một xứ sở đầy tranh chấp chính trị mà nguồn gốc của chúng lại là tôn giáo. Đó là những hiềm khích dễ đổ máu giữa Hồi giáo, Ấn Độ giáo và các bộ phái tôn giáo lớn nhỏ. Nghỉ ăn trưa trong một khách sạn tại đây xong, chúng tôi vội vã đi Câu-thi-na. Một nhân viên khách sạn xin đi nhờ xe tôi, quê hương anh chính tại Câu-thi-na cách Gorakhpur 55 km. Người này nói được tiếng Anh, nhờ vậy mà chúng tôi được một người hướng đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2016(Xem: 5501)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 8753)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3169)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 8056)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4431)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 5558)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 5388)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 11455)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 4686)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
10/10/2015(Xem: 6144)
Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới Chính quyền bang Gujarat miền Tây Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch xây dựng một tượng Phật ngồi cao 108 m. Dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ là pho tượng cao thứ hai thế giới sau pho tượng đứng Trung Nguyên Đại Phật tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và vượt qua tượng Phật ngồi cao 92 m tại Thái Lan trở thành tượng Phật ngồi cao nhất thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567