Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Phổ Đà Sơn

12/02/201216:01(Xem: 8784)
21. Phổ Đà Sơn
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT (tt)

PHỔ ĐÀ SƠN (Putuoshan)

Lên thuyền từ Ninh Ba về Nhật không phải chỉ có Tối Trừng, Vinh Tây, Đạo Nguyên mà còn một vị khác mà tên tuổi còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là Huệ Ngạc. Vị tăng sĩ Huệ Ngạc này không học Thiên Thai tông, cũng chẳng học Thiền tông mà đến tận núi Ngũ Đài sơn xa xôi vùng tây Trung Quốc để cung thỉnh từ đó một bức tượng Quan Âm, đưa về Nhật. Đó là năm 916 (57). Ông mang được tượng về đến Ninh Ba và lên tàu đi về Nhật.

Thế nhưng rời bờ không được bao xa thì thuyền bị kẹt lại, dưới đáy biển bỗng trồi lên những bông hoa sen bằng sắt, chận đường ông đi. Huệ Ngạc thấy vậy mới lập nguyện sẽ xây chùa thờ Quan Âm ngay tại đảo gần nhất, bông sen liền biến mất. Huệ Ngạc cho thuyền tấp đến hòn đảo lân cận, lên bờ xây am tu hành tại đó, thành thật đặt tên am là "Quan Âm bất khẳng khứ" (Quan Âm không chịu đi). Hòn đảo đó là Phổ Đà sơn thuộc quần đảo Chu sơn, đi tàu cánh ngầm từ Ninh Ba mất khoảng một tiếng đồng hồ.

muihuongtram-03-20%2843%29

Pho tượng Quan Âm linh ứng như thế nên dần dần Phổ Đà sơn trở thành đạo trường của Ngài. Khách thập phương đến đây chiêm bái bức tượng, tu bổ chùa Quan Âm bất khẳng khứ thành một tự viện to lớn và khám phá thêm trên hòn núi này nhiều điều kỳ lạ.

Tìm hiểu kỹ nguồn gốc của Phổ đà sơn ta mới biết một ngàn năm trước Huệ Khả đã có một người tu đạo tiên đến đây, đó là An Kỳ Sinh thuộc đời Tần Thủy Hoàng. An Kỳ Sinh sống ở vùng ven biển, chuyên chế thuốc trường sinh bất tử. Ông được Tần Thủy Hoàng mời nói chuyện "ba ngày ba đêm" nhưng không chịu nhận chức tước, chỉ hẹn một ngàn năm sau đến tìm ông trên một hòn đảo ngoài biển. Hẹn như thế thì ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng chịu thua, nhà vua cho Lư Sinh, Từ Sinh đi tìm nhưng sóng gió quá đành trở lui (58). Vài trăm năm sau An Kỳ Sinh còn Mai Phúc đời Hán và Cát Hồng đời Tấn đến Phổ Đà tu tiên.

Năm 847 thuộc đời Đường Đại Trung có một nhà sư người Ấn Độ tên là Thiên Trúc đến Phổ Đà, xuống một động đá nằm sát nước biển mà ngày nay ta gọi là động Hải Triều Aâm, đốt ngón tay để cúng dường Quan Âm. Huyền sử chép rằng Quan Âm tu luyện tại một hòn núi gần đó, sau khi đắc đạo Ngài nhảy một bước để đến Phổ Đà. Chỗ Ngài nhảy đến để lại một dấu chân lớn trên đá, tới nay vẫn còn, gọi là "Quan Âm khiêu" (cái nhảy Quan Âm). Từ thế kỷ thứ 10 đến 12, tại Phổ Đà sơn có 218 tự viện được xây dựng, trong thời gian đó có 3000 tăng sĩ tu học nơi đây và trong thời cận đại có một cao tăng nổi tiếng sẽ được kể đến sau.

muihuongtram-03-21%2844%29

Quan Âm là vị đại bồ-tát được Phật tử châu Á thờ cùng nhiều nhất. Trong bốn vị Bồ-tát thì Văn-thù là vị đại trí, chủ trí huệ, nằm trên bình diện trí thức, xa xôi với tâm lý dân giã. Vị Phổ Hiền là vị đại hạnh, hạnh nguyện của Ngài quá mênh mông quá to lớn, người thường mấy ai nối gót được như Ngài. Vị Địa Tạng là người chủ động cứu loài hữu tình trong địa ngục, đối với ta thì xem ra cảnh này còn xa vời, có thể không bao giờ xảy ra cho mình. Còn Quan Âm, Ngài là vị đại bi, chuyên cứu độ cảnh khổ nhân sinh, ban bố niềm phúc lạc trên trần thế. Do lực niệm Quan Âm mà:

Xô mình vào lửa lớn,
Hầm lửa biến thành hồ...
Hoặc trôi giạt biển lớn,
Sóng gió không thể chìm...
Hoặc bị kẻ ác đuổi,
Mảy lông không tổn hại...
Hoặc giặc cướp vây quanh,
Giặc tức khởi tâm từ...
Bị xử sắp mất mạng,
Đao gẫy thành từng đoạn...
Hoặc tù ngục gông cùm,
Mở tung được giải thoát...
Bùa chú các độc dược,
Trở lại hành người hại...
Hoặc ác thú vây quanh,
Liền bỏ chạy tứ tán...
Quán Thế Âm tịnh thánh,
Chính là nơi nương tựa,
Trong khổ não chết chóc...(59).

Quan Âm là người đưa mắt nhìn chúng sinh, lắng tai nghe mọi điều than thở để đi cứu giúp. Quan Âm không hề chỉ có dạng nữ nhân "Phật Bà" như Trung Quốc Việt Nam hay trình bày, Ngài là một vị đại bồ-tát phát tâm rộng như không gian nên thân Ngài cũng bao la vô tận. Tranh tượng hay trình bày Quan Âm "nghìn tay nghìn mắt" để nói lên khả năng ứng hiện của Quan Âm.

Tôi đến Phổ Đà để chiêm bái đạo trường của vị bồ-tát rất thông hiểu tâm tư con người này. So với Ngũ Đài của Văn-thù, Nga Mi của Phổ Hiền, Cửu Hoa của Địa Tạng, núi Phổ Đà sơn của Quan Âm chỉ là một ngọn núi thấp nằm ngoài biển. Có ý nghĩa thay, vị trí của núi và đại nguyện của Quan Âm muốn cứu độ quảng đại con người bình thường nhất. Biển cả tượng trưng cho phiền não luôn luôn bao trùm đời thường của kiếp nhân sinh và ngọn núi không quá cao nằm ngay giữa biển phù hợp tầm với của tất cả mọi người chịu nghe tiếng rào rạt của "hải triều âm".

Trên Phổ Đà sơn, am cỏ Quan Âm bất khẳng khứ ngày nay đã trở thành Phổ Tế tự, ngôi chùa lớn nhất toàn đảo, rộng hơn 36.000 m2, diện tích xây cất khoảng 11400m2. Phổ Tế được xây dựng năm 1080, ngày nay gồm có 7 điện, 12 tòa tháp và 16 các điện khác như Già lam điện, Tổ sư điện, Tàng kinh các, La hán đường, Bạch vân lầu...Điện quan trọng nhất là Viên Thông do vua Khang Hy cho xây dựng, thờ tượng Quan Âm cao 8,8m. Tôi đi dọc hai bên tường, nhìn ngắm "Quan Âm tam thập nhị ứng tùy hình", đó là 32 dạng tiêu biểu của bồ-tát tùy cơ ứng hiện.

Quan Âm có thể mang hình ông quan văn, kẻ ăn xin, bà nội trợ, cô tiểu thư, vị võ tướng...Nét mặt của các vị đó diễn tả những con người thông thường như ta hay thấy trong nhà ngoài ngõ, không có nét gì của thần thánh cả. Những khuôn mặt người thường đó có một nét chung là hiền hậu gây cho ta lòng thân cận với Quan Âm. Tôi bỗng nhớ đến Đạt-lai lạt-ma mà tôi đã gặp tại Đức. Vị này cũng được xem là hiện thân của Quan Âm, ông cũng có một khuôn mặt bình thường tốt bụng, có một tiếng cười sảng khoái và một tiếng nói rất quen thuộc với tôi.

Sau Phổ Tế tự là Pháp Vũ tự, đó cũng là một ngôi chùa rất lớn với 8800m2. Chùa này được kiến lập từ năm 1508, đó là năm tăng sĩ Đại Trí từ Tây Thục đến Phổ Đà đảnh lễ, lập am gọi là Hải Triều am. Trong chùa này có bức tranh đá nổi tiếng của họa sĩ Diêm Lập Bản đời Đường (668) vẽ hình Quan Âm. Trên núi Phổ Đà còn Cửu Long Quan Âm điện và Cửu Long bích, bức tường đá vẽ chín con rồng.

Hãy ra bờ biển để nghe tiếng sóng hải triều âm, từ dưới vọng lên, từ trong các động đá vọng ra, từ những khe núi mà nhìn lâu ta thấy dường như hình Quan Âm ẩn hiện. Ôi đây chính là Nam Hải Quan ÂÂm, chỗ mà Tôn Ngộ Không hễ gặp hoạn nạn là đằng vân về xin cứu giúp. Nơi đây là nơi cầu nguyện của biết bao thế hệ, từ những chuyện cao quí nhất đến nỗi lòng thường nhật nhất. Tại chỗ này ta còn thấy bia đá kỷ niệm nhà sư Thiên Trúc đốt tay cúng dường, cầu Quan Âm hiện tiền.

Ngoài khơi là một hòn đảo dài thấp, nhìn như hình người nằm dưới biển nhìn lên trời cao, hòn đảo đó cũng được khách hành hương xem là tượng Quan Âm thiên tạo để tập trung cầu nguyện. Bất ngờ thay, tôi đến tảng đá có ghi dấu "Quan Âm khiêu" còn rõ dấu chân của Ngài. Vị bồ-tát Quan Âm mà một chân co lại tượng trưng cho sự tĩnh lặng, một chân duỗi ra biểu diễn lòng từ bi sẵn sàng đi cứu độ, phải chăng chân ấy đã ghi lại nơi đây bằng một lõm đá có đầu có gót hẳn hoi. Không ai biết được điều đó, điều chắc chắc là nếu có ai được Quan Âm cứu độ thì bản thân người đó cũng chẳng hay biết, bồ-tát ở hay đi đâu cần lưu dấu.

Ngài có đủ hình tướng để xuất hiện thì cũng có muôn cách để cứu độ, kể cả nhắc nhở bằng tư tưởng, bằng sáng kiến, bằng trực giác. Người đời cứ đợi hoạn nạn xảy ra trước mắt mới trông chờ cứu độ, đâu có ai ngờ cuộc đời bình thường không có biến cố trong lúc tai họa có khả năng xảy ra, chính nó đã là một phép lạ. Tôi nhớ nước Đức của năm 1989 trong quá trình biến động chính trị ở phía đông. Ngày nay một nhân vật cao cấp kể lại, trong những ngày đó chỉ cần một tiếng súng duy nhất nổ ra là đã bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Cả triệu người vận động trong mấy tuần liên tiếp mà không có tiếng súng nổ. Ai dám cho là một sự bình thường ? "Người đời, trong sự vô minh của nó, nó cứ tưởng mình là người tạo tác duy nhất", tôi nhớ tới câu đó của Aùo Nghĩa Thư của Ấn Độ giáo.

Từ An Kỳ Sinh của thời Tần Thủy Hoàng hãy về với thế kỷ 20. Trong thời kỳ cận đại này cũng có một vị đại sư tu hành ở trên Phổ Đà, đó là Ấn Quang đại sư. Ấn Quang sinh năm 1862, là tổ thứ 13 của Tịnh Độ tông Trung Quốc. Ông qui y với Đạo Thuần ở Ngũ Đài sơn năm 21 tuổi. Khoảng từ năm 26 tuổi Ấn Quang về trụ trì chùa Pháp Vũ trên núi Phổ Đà. Tại đây ông đã hai lần đóng cửa nhập thất rất lâu. Năm 1918 vì quyên tiền in kinh nên sư Ấn Quang hay về Thượng Hải. Về sau Ấn Quang xây dựng lại chùa Linh Nham ở Tô Châu và mất tại đó năm 1940.

Tại Phổ Đà tôi được thăm lại chỗ ẩn tu của Ấn Quang trong Pháp Vũ tự. Nơi đây ông sống gần 30 năm, ngày nay người ta còn giữ lại bàn viết, phòng ngủ, giường chiếu hài vớ của ông. Trong Ấn Quang Đại sư kỷ niệm đường ngày nay ta đọc được câu đối: "Mạc nhạ nhất xưng siêu thập địa, Tu tri lục tự quát tam thừa" (Đừng ngờ một câu qua thập địa, Phải hay sáu chữ phủ tam thừa). "Sáu chữ "ở đây tức là "Nam mô A-di-đà Phật", sáu chữ đó bao quát cả ba thừa Phật giáo, thâu trọn tất cả các phép tu học.

Ấn Quang đã lĩnh hội lòng từ bi của Quan Âm, để biết rằng trong thời đại ngày nay không còn mấy ai đủ sức tự lực để đạt Phật quả mà cần phải dựa trên phép tu tịnh độ để được vãng sinh cực lạc bằng cách thành tâm niệm A-di-đà. Ấn Quang biết người thường không phải ai cũng được như An Kỳ Sinh, như Tây Thiên, Huệ Ngạc, Bạch Ẩn hay Suzuki. Họ chỉ là những người bình thường, có họa thì lo, có phúc thì mừng, ngồi thiền thì mỏi lưng, tụng kinh thì buồn ngủ. Đối với họ đại trí của Văn-thù quá cao xa, đại hạnh của Phổ Hiền quá to lớn. Họ chính là đối tượng giải cứu của Quan Âm khi sống và khi chết thì chỉ A-di-đà mới cứu được họ. Đừng bắt họ hiểu Tính Không, họ không giải nổi công án, họ không thuộc hơn chục câu kinh. Có cách nào cho họ giải thoát không? Ấn Quang nói chỉ cần niệm "sáu chữ" là "phủ tam thừa". Đó là lòng đại bi của Ấn Quang đại sư.

Rời Phổ Đà để trở lại đất liền, tôi đi qua rừng tử trúc, đó là một vùng mọc toàn thứ trúc màu đỏ tía. Đứng cao trên rừng tử trúc kỳ lạ đó là tượng Quan Âm cao 33m nhìn ra biển cả mênh mông:

Mắt từ nhìn chúng sinh,
Tụ phúc biển vô lượng,
Cho nên đáng đảnh lễ(60).

Đó là lời của Thích-ca mâu-ni trả lời Bồ-tát Vô Tận Ý hỏi về Quán Thế Âm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2016(Xem: 25476)
Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH Tổng cộng 22 ngày từ 21-11 đến ngày 12-12-2016 Lệ phí: $5,900 (cho Phật tử tại Úc) & US$5,900 Mỹ Kim (cho Phật tử tại Mỹ & Canada): chi phí cho vé máy bay quốc tế khứ hồi (Sydney\Los Angeles - Taiwan – India & India – Taiwan – Sydney/Los Angles), Vé máy bay trong nội địa Ấn Độ (không dùng xe lửa), Bảo hiểm + Thuế phi trường + Vé vào cửa tham quan, Hotel (3 hoặc 4 sao) + Tips + Chi phí 3 bửa ăn sáng, trưa, chiều. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ-Tích Lan, chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour ở Sydney) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Phái đoàn dự kiến sẽ khởi hành ngày 21-11-2015, gồm 22 ngày để viếng thăm chiêm bái tất cả những Phật tích Ấn Độ cũng như đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Lệ phí chuyến đi là: A$5,900 cho Phật tử
07/10/2016(Xem: 5934)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 10714)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3518)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 9848)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4814)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 6675)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 6562)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 12261)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 5130)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]