Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Thiền định, phương pháp nhận thức ưu việt

12/02/201216:01(Xem: 8659)
09. Thiền định, phương pháp nhận thức ưu việt
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ HAI
ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG (tt)

THIỀN ĐỊNH, PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC ƯU VIỆT

Rời quê hương Ca-tì-la-vệ, vị du sĩ Cồ-đàm trẻ tuổi đi về hướng đông nam, đến Vương xá và gặp Tần-bà-sa-la như ta đã biết. Sau đó không lâu, Cồ-đàm tìm gặp một vị thầy là Alara Kalama xin học pháp. Nơi đây Cồ-đàm học được một số phép thiền định nhưng phép này chỉ dẫn đến “Vô sở hữu xứ”, như về sau Phật kể lại trong Bộ kinh.

Sau đó Cồ-đàm tìm gặp một vị thầy khác là Uddaka Ramaputta, phép tu của vị này cũng chỉ đạt “Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Thế nhưng với Uddaka, Cồ-đàm đã học được tinh túy của Ấn Độ giáo. Về sau Phật kể lại rằng, Uddaka thường giảng, con người “thấy nhưng không thấy” và minh họa lời mình bằng cách đưa một con dao lên, cho thấy lưỡi dao nhưng không biết dùng nó mà cắt sự vật. Con dao là ẩn dụ quan trọng của Những bài thuyết giáo của Ấn Độ giáo, trong đó Uddalaka Aruni giáo hoá cho con trai là Svetaketu bằng dùng dao cắt hạt trái cây tí hon và cho thấy trong đó không gì khác hơn là cái đại ngã tuyệt đối đang tràn ngập trong vũ trụ và con người. Đây là nơi nhà tu sĩ Cồ-đàm vừa tiếp thu triết học của Ấn Độ giáo, vừa sáng tạo những lý thuyết mới của giáo pháp mình. Vài tháng sau, du sĩ Cồ-đàm lại bỏ ra đi vì tất cả những gì thầy dạy “không giải thoát được cái khổ, không mang lại lợi ích”.

Sau đó Cồ-đàm đến Uruvela, như ta đã biết, chỗ ẩn tu nằm trên bờ sông Ni-liên-thuyền. Thấy phép thiền định du-già và triết học Những bài thuyết giảng Ấn Độ giáo không mang lại tri kiến giải thoát cho mình, Cồ-đàm nghĩ phải chăng con đường đúng đắn là phép tu khổ hạnh.

Miền rừng núi Uruvela về sau được Phật gọi là “khả ái” nhưng ta đừng vội tin là nơi chốn thần tiên. Tôi đã đi qua miền rừng núi Bihar và Bắc Ấn, đó là rừng già Ấn Độ mà loại cây thường gặp là Sala, trong đó cơ man nào là khỉ, rắn và dơi. Vị du sĩ ba mươi tuổi đó về sau kể lại đời sống độc cư trong rừng: “Thật là khó chịu đựng sự độc cư trong rừng, khó thấy niềm vui khi độc cư”. Những khi phải ở một chỗ xa vắng thì chỉ một con thú đi ngang, hay một con công dẫm phải cành cây hay gió reo trong lá, là ta đã thấy sợ rồi”. Người tu sĩ tìm cách chế ngự cái sợ bằng kỹ luật tâm linh và thử đạt nhận thức bằng cách “nghiến răng lại, ép lưỡi vào hàm trên, buộc tư tưởng phải phục tùng tâm thức”. Kết quả là Cồ-đàm chỉ chuốc lấy thất bại và nhận thấy rằng tâm thì có thể kiểm soát được nhưng tri kiến không thể đạt bằng sự ép buộc, nhất là khi vắng bóng trực giác. Sau đó Cồ-đàm thử áp dụng phép nín hơi thở nhưng hậu quả là chịu đau đớn toàn thân.

Vì các phép tu nội tâm như thế không mang lại kết quả, Cồ-đàm áp dụng phép khổ hạnh ngoại cảnh. “Vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần, ăn cỏ hoang, ăn rong nước, ăn phân bò… vị ấy mặc vải gai thô, vải phấn tảo y… vị ấy là người theo hạnh nhổ râu tóc, hạnh thường đứng không ngồi, dùng gai làm giường... Thế nhưng, nhà khổ hạnh Cồ-đàm không đạt được gì hơn là sự thán phục của năm vị tỉ-kheo mà chúng ta đã biết, ngoài ra không có gì cả.

Cuối cùng, suy nghĩ về phương pháp tu học của mình, Cồ-đàm chợt nhớ lại một kỷ niệm xưa. Cách đây nhiều năm, lúc còn ở với phụ vương, trong một dịp xem vua cha tự tay đặt luống cày trong một buổi lễ, Tất-đạt-đa đang ngồi dưới gốc cây bên bờ ruộng bỗng nhiên rơi vào một trạng thái hỉ lạc của thiền định. Phải chăng đây là phương pháp quán sát đúng đắn, dẫn đến giải thoát? Tự thấy một thân thể hao mòn không thể chuyên chở một tâm thức sung mãn, Cồ-đàm từ bỏ khổ hạnh và đó là bước ngoặt.

Vị tu sĩ băng sông Ni-liên-thuyền, đến cây bồ-đề, chuyên tâm thiền định và đạt trạng thái mà kinh điển gọi là “Tứ thiền”. Trạng thái tứ thiền chưa phải là giác ngộ, nó chỉ có chức năng chuẩn bị, có khả năng dẫn đến giác ngộ. Đức Phật giác ngộ vì ngoài tứ thiền, Ngài đã có thiện nghiệp lâu đời và quyết tâm đạt tri kiến giải thoát. Ngài đạt thiên nhãn, thấy sự sống chết của chúng sinh và của chính mình, thấy nguyên nhân của đời sống lang thang vô tận này, thấy cách giải thoát ra khỏi cảnh đó và nhận rõ:

“Ta đã giải thoát, đây là đời cuối của ta, không còn sự tái sinh nữa”

Việc từ bỏ các phép khổ hạnh và chuyên tâm thiền định để đạt nhận thức là một hành động rất có ý nghĩa, không phải chỉ trong thời kỳ tôn giáo trước công nguyên đó, mà cả trong thời đại khoa học hiện đại này. Thời nào cũng thế, tất cả đều quay quanh câu hỏi, làm sao nhận thức được thế giới, phương pháp nào là phương pháp có hiệu quả nhất. Muốn trả lời điều này, người ta phải tự hỏi thế giới là gì, từ đâu mà có. Rồi từ câu trả lời đó về tự tính thế giới - một câu trả lời có tính chất khẳng định tiên quyết, có tính cách như một định đề - người ta mới bắt đầu tìm cách nhận thức nó, đó là một điều thực ra là nghịch lý. Tất nhiên càng đi sâu vào nhận thức, định đề về tự tính thế giới ngày càng rõ, nhưng cũng có lúc nó bị phủ định hay bị thay thế.

Ấn Độ giáo xuất phát từ niềm tin có một đại ngã siêu việt xuyên suốt trời đất muôn vật, trong đó con người cùng một thể với đại ngã đó. Thế nhưng vì con người có thân, thân đó che lấp thể tính chung nhất đó, như “bình đất che ánh sáng tự thân”. Vì thế muốn tiếp cận với đại ngã, con người phải dùng phép du-già vượt qua giới hạn của thân, kiểm soát thân, trong đó các phép khổ hạnh được xem là cần thiết. Vì lẽ đó, khổ hạnh hầu như là đức hạnh trong Ấn Độ giáo.

Đức Phật là người “cải cách” của Ấn Độ giáo ở chỗ Ngài không quan tâm đến các vấn đề siêu hình, không đặt câu hỏi về nguồn gốc của thế giới, không nói đến cái đại ngã, không thấy cần phải “cọng trú với Phạm Thiên”. Điều quan tâm duy nhất của Phật là làm sao thoát khỏi cảnh khổ thế gian. Và phương pháp của Ngài là cách làm của một y sĩ, đó là hãy trước hết tìm ra nguồn gốc của khổ. Đi từ điểm xuất phát đó Ngài thấy không có lý gì mà phải tiếp tục con đường khổ hạnh. Muốn tìm ra nguyên nhân của khổ phải có trí tuệ chứ không cần gì khác.

“Có hai điều cực đoan mà người xuất gia không nên làm theo. Những gì là hai ? Một là đắm say dục lạc thấp hèn, đê tiện, phàm phu, không ích lợi, không cao cả. Hai là lao mình trong khổ hạnh, không ích lợi, không cao cả.

Này các tỉ-kheo, xa lánh hai điều cực đoan này, Như Lai chánh giác chứng ngộ trung đạo, phát sinh sự thấy, sự hiểu, đưa đến an tịnh, thắng trí, niết bàn”.

Đó là đoạn đầu bài kinh Chuyển pháp luân, bài đầu tiên mà Phật giảng sau khi phân vân mấy tuần liền, trong đó ta thấy rõ cái mà Ngàøi tìm kiếm không phải là sự thống nhất với thánh thần, với đại ngã mà là sự thấy, sự hiểu.

Cái thấy là điều quan trọng bậc nhất trong đạo Phật mà con đường đưa đến đó không gì khác hơn là phép thiền định. Nói một cách giản đơn, đó là phương pháp nhiếp tâm, tỉnh giác để quán chiếu và thấy sự vật đúng như nó là. Trong phương pháp đó không hề có sự cầu khẩn, van xin đến một ai khác.

Phần lớn chúng ta không hiểu tại sao phép thiền định, ngồi một chỗ, hướng tâm vào bên trong mà lại phát sinh được tri kiến về thế giới. Đó là sự ẩn mật muôn đời của phép thiền định, chỉ có ai nếm trải rồi mới biết, chư Phật chư Tổ có từ bi đến mấy cũng không thể giải thích cho chúng ta nghe. Nhưng có điều chắc chắn là đối với Phật giáo tri kiến đích thực chỉ phát sinh trong thiền định, “ở đâu có Phật giáo là có thiền định, ở đâu có thiền định là có Phật giáo”.

Phần lớn chúng ta cho rằng, muốn có tri kiến về sự vật, hãy đến với nó và phân tích nó. Đó chính là nền tảng bất di bất dịch của nền khoa học xưa nay. Và muốn phân tích sự vật thì dụng cụ xuất sắc nhất của con người là khả năng lý luận phán đoán, vắng bóng nó con người rơi vào tôn giáo thần bí. Nền khoa học của chúng ta cũng có một định đề hẳn hoi về thế giới, đó là quan niệm về một thế giới khách quan, độc lập với con người, con người chẳng may có chết đi thì thế giới vẫn cứ trường tồn với thời gian. Với định đề đó, với dụng cụ đó, con người đã lên đường từ gần 400 năm nay để tìm “cái thấy cái hiểu” về thế giới và những thành tựu xuất sắc của nền vật lý làm ta thấy nhận thức đó hẳn phải đúng đắn. Với thời gian, con người có thêm một dụng cụ đắc lực nữa, đó là các thiết bị tinh vi để phát hiện, đo lường, tính toán các hiện tượng, chúng là những trợ thủ đắc lực cho óc suy luận.

Với khả năng hùng hậu đó, nền vật lý hiện đại của thế kỷ này đã đi sâu vào lĩnh vực vi mô cực nhỏ để phát hiện nền tảng cuối cùng của thế giới vật chất, một thế giới mà người ta cứ nhất định cho là nó phải được xây dựng từ các “hạt cơ bản”. Đó cũng là một thứ định đề mà không ai trong ngành vật lý dám phủ nhận. Ngày nay sau hơn nửa thế kỷ tìm kiếm nguồn gốc cuối cùng của vật chất, ngành vật lý hiện đại đang ở trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận. Đó là, những hiện tượng trong thế giới vi mô đó không ăn khớp với lý luận của chúng ta, dạng xuất hiện của chúng mâu thuẫn lẫn nhau, hành tung của chúng tùy thuộc nơi cách ta quan sát chúng và quan trọng nhất, sự xuất hiện của vật chất hầu như phụ thuộc nơi ý thức con người. Hiện nay người ta ngờ rằng vật chất chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác, thực tại đó bao gồm toàn thể vũ trụ, trong đó có ý thức con người.

Trong nền vật lý hiện đại, thế giới hết là một thực thể khách quan, óc suy luận thuần túy đã bớt hiệu nghiệm, nó còn gì là khoa học, nó khác gì với tôn giáo? Người ta đi thêm một bước và thấy rằng, những gì mà nền vật lý đang khám phá và cảm nhận rất trùng hợp với những kết luận của các thánh nhân Phật giáo. Nhiều nhà vật lý nhận ra rằng, vũ trụ được mô tả trong Kinh Hoa Nghiêm là hoàn toàn trùng hợp với quan niệm đương thời của vật lý học và ngày nay có nhiều phát biểu về thế giới và vũ trụ mà người ta không biết của một nhà vật lý hay một nhà đạo học.

Trong một cuộc hội thảo gần đây tại Vienna (Áo), có nhà vật lý dám đặt câu hỏi: “Nếu con người không ai nhìn mặt trăng cả thì liệu mặt trăng có tồn tại không?”. Điều đó có nghĩa, nhà vật lý không còn xem thế giới vật chất hoàn toàn độc lập với ý thức con người nữa, nó nằm trong một thể tương tác qua lại mà ngày nay ta gọi là “phi tuyến tính”. Cũng tại hội nghị đó, đại diện của Phật giáo là vị Đạt-lai lạt-ma lại nói một cách rất khiêm tốn theo luận giải Trung quán: “Sự vật chỉ có ý nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác”.

Điều cần kết luận nơi đây là phương pháp thiền quán của các nhà đạo học đã dẫn đến những “cái thấy, cái hiểu” mà ngày nay nền vật lý đang đối diện với những thiết bị tinh tế của họ. Tại sao một bên “nhìn vào bên trong”, bên kia “nhìn ra bên ngoài” mà cuối cùng lại có một kết luận như nhau? Chỉ còn một câu trả lời duy nhất là cả bên trong lẫn bên ngoài đều là những dạng xuất hiện của một nhất thể mà đạo Phật gọi là Chân như.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2016(Xem: 25728)
Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH Tổng cộng 22 ngày từ 21-11 đến ngày 12-12-2016 Lệ phí: $5,900 (cho Phật tử tại Úc) & US$5,900 Mỹ Kim (cho Phật tử tại Mỹ & Canada): chi phí cho vé máy bay quốc tế khứ hồi (Sydney\Los Angeles - Taiwan – India & India – Taiwan – Sydney/Los Angles), Vé máy bay trong nội địa Ấn Độ (không dùng xe lửa), Bảo hiểm + Thuế phi trường + Vé vào cửa tham quan, Hotel (3 hoặc 4 sao) + Tips + Chi phí 3 bửa ăn sáng, trưa, chiều. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ-Tích Lan, chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour ở Sydney) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Phái đoàn dự kiến sẽ khởi hành ngày 21-11-2015, gồm 22 ngày để viếng thăm chiêm bái tất cả những Phật tích Ấn Độ cũng như đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Lệ phí chuyến đi là: A$5,900 cho Phật tử
07/10/2016(Xem: 5980)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 10828)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3554)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 10008)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4838)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 6897)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 6603)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 12339)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 5161)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]