Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Kathmandu và khuôn mặt vàng

12/02/201216:01(Xem: 7733)
19. Kathmandu và khuôn mặt vàng
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ HAI
ẤN ĐỘ SUỐI NGUỒN THIÊNG LIÊNG (tt)

KATHMANDU VÀ KHUÔN MẶT VÀNG

Từ Lâm-tì-ni tôi trở về khách sạn Nirwana và tiếc thay phải làm thủ tục "xuất Niết-bàn" để lên máy bay từ Bhairawa về Kathmandu, thủ đô Nepal. Có ba hãng hàng không nội địa với những cái tên đáng kính ngưỡng là Buddha Air, Lumbini Airways và Necon Air chở hành khách từ quê hương của Tất-đạt-đa về Kathmandu cách khoảng 250km. Cuối cùng tôi chọn Necon Air. Đây là công ty hàng không nội địa lớn nhất của Nepal với vài chiếc máy bay hiệu Avro 44 chỗ ngồi.

Từ xa tôi đã thấy đây phải là chiếc máy bay cũ nhất mà tôi từng bước lên. Đó là chiếc máy bay có ba bánh, bánh sau thấp hơn hẳn hai bánh trước nên thân máy bay không thẳng mà nghiêng, thứ máy bay tôi từng thấy tại xứ ta thời còn nhỏ xa xưa. Lên cầu thang tôi thấy rõ hàng ngàn những chiếc đinh tán cũ kỹ trên thân máy bay và tự hỏi liệu chúng còn sức chịu đựng. Nhìn kỹ tôi thấy lờ mờ hàng chữ "chế tạo tại vương quốc Anh" và nghĩ rằng chiếc máy bay của thời cố hỉ cố lai này chắc có may mắn thoát khỏi trận oanh tạc của Hitler trong thời thế chiến thứ hai. Nó cũng sẽ mang lại may mắn cho tôi.

Tôi sớm quên chiếc máy bay cũ kỹ này vì mãi ngắm nhìn rặng Hy-mã lạp sơn từ trên không. Chúng tôi bay về hướng đông bắc, ngọn Everest nằm phía trước, hành khách không thể thấy. Thế nhưng rặng Hy-mã lạp sơn là một dãy núi dài trên 6000km, khắp nơi là những đỉnh toàn trên 7000m, núi tiếp núi, mây liền mây, không phân biệt được đâu là mây đâu là núi. Về sau rời Kathmandu đi Bangkok lần đầu tiên tôi được thấy đỉnh Everest. Đỉnh núi đầy tuyết nên phải nhìn kỹ ta mới thấy được nó, bầu trời và đỉnh núi hòa lẫn vào nhau một màu. Chiều cao của Everest thật là khủng khiếp, giữa các đỉnh bảy tám ngàn mét mà nó vẫn như một chiếc nón chụp lên các đỉnh.

Nhìn các rặng núi luôn luôn tôi có lòng kính sợ, nó phải là trú xứ của thánh thần. Tôi nhớ lại biển cả, tuy nó cũng mênh mông nhưng nó gây cho tôi sự thân tình gần gũi. Những ngọn núi trắng óng ánh màu tuyết, dưới gió núi chúng tung những đám bụi trắng đầy băng giá. Trên những đỉnh đó hẳn không có sinh vật, cây cối không mọc được, chim chóc không thể bay tới, con người không thể leo lên. Thế nhưng hầu như chúng có thần, chúng xa lánh với sinh vật, thù nghịch với sự sống, nhưng chúng vẫn thu hút con người ngưỡng mộ hướng nhìn về chúng.

Về sau tôi biết rằng trên đó vẫn có cây cỏ, chim chóc bay lên đến độ cao năm sáu ngàn mét và con người, một thứ sinh vật kỳ lạ, nó leo lên được các ngọn núi tuyết ấy, có kẻ không cần mặt nạ dưỡng khí. Và hơn thế nữa, có những kẻ độc cư trên các ngọn núi tuyết ấy hàng chục năm. Và nếu con người khi sống trên mặt biển một vài ngày thì tâm lý xã hội đã thay đổi như tôi hay nghe nhiều người kể lại, thì những kẻ sống trên núi cao cũng sớm có những nhận thức khác lạ như Govinda kể trong tác phẩm "Con đường mây trắng" [75]. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi biết những người sống trên núi cao từ năm này qua năm khác thường có những khả năng phi thường.

Máy bay đến gần Kathmandu, phía dưới là núi đồi với vô số ruộng lúa nằm trên các bậc cấp. Máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Kathmandu, nền hàng không của vương quốc Anh không phải tầm thường, tôi tự nhủ. Sân bay Kathmandu tuy nhỏ nhưng hiện đại, nhìn quanh toàn khách nước ngoài. Sảnh đường đón khách của sân bay có một bức bích họa to lớn diễn tả sự tích Phật đản sinh, chỗ tôi mới viếng sớm hôm nay. Thì ra Nepal rất hãnh diện về Lâm-tì-ni, đó là một thánh tích nằm trong nước họ. Trên bất cứ một bản đồ nào của họ, dù nhỏ tới mấy, ta cũng tìm thấy hàng chữ ghi Lâm-tì-ni ở cực nam nước Nepal. Dĩ nhiên khách đến Nepal không phải chỉ vì Lâm-tì-ni mà có một số lớn người đi leo núi, họ theo các tuyến "trekking" trên sườn Hy-mã lạp-sơn.

Tôi ngạc nhiên thấy Nepal xem ra tiến bộ hơn Ấn Độ trong nhiều phương diện, nhất là cung cách làm việc trong sân bay, khách sạn, các công ty du lịch. Đây là một xứ nhỏ, dân ít, tiếp xúc nhiều với bên ngoài nhờ khách du lịch. Đời sống xã hội của Nepal cũng đượm màu tôn giáo như Ấn Độ, nơi đây Ấn Độ giáo và Phật giáo hầu như quyện vào nhau để trở thành một. Tại các ngã tư đường trong thành Kathmandu thường người ta tìm thấy một trụ đồng, bốn mặt có bốn tượng đức Thích-ca tay bắt ấn nhìn ra bốn phía. Gần đó là vô số đền tháp, thờ các vị thần Ấn Độ giáo trong dạng thiên nhân, dạng phẫn nộ, dạng voi, dạng khỉ.

Kathmandu là một thành phố nhỏ nhưng có đến bảy đền tháp được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là "di sản văn hóa". Đó là các đền đài phần lớn được xây bằng gỗ, ngày nay bị phủ đầy bằng một lớp bụi dày, không có ngân sách nào tu bổ cho chúng. Tại trung tâm Durbar Square khách du lịch lui tới tấp nập, họ hối hả chụp hình hầu như sợ rằng một ngày gần đây các đền đài đó sẽ sụp đổ vì sự tàn phá của thời gian.

Các đền tháp nọ có thể không còn đứng vững được lâu nhưng nghệ thuật tôn giáo của Nepal chắc vẫn sống mãi, tôi hy vọng thế. Tôi nhớ một ngày nọ tại Delhi, mình lang thang trên một con đường lớn. Trước một tiệm kim hoàn sang trọng tôi thấy một bức tượng nằm trong tủ kính. Tượng trình bày một dáng hình hết sức cao quí, tay cầm lưỡi kiếm. Đầu tượng màu xanh đậm mang vương miện năm cánh, tượng trưng cho năm trí. Mặt bức tượng được phủ bằng một lớp vàng mờ, nét mặt rất trẻ và thanh thoát. Tay mặt tượng cầm lưỡi kiếm bốc lửa, bên trái là hoa sen mang kinh Bát-nhã, bàn tay trái hướng ra ngoài bắt ấn giáo hóa. Tôi biết đó là tượng Văn-thù Sư-lợi, vị bồ-tát chủ trí huệ. Bức tượng này hẳn hết sức đắt tiền, nằm trong tiệm kim hoàn không phải để bán mà để trang hoàng. Tôi càng thấy xa vời, không thể mua. Tôi đến Janpath, khu vực buôn bán của Delhi thì chỉ tìm thấy tượng Văn-thù Sư-lợi bằng đồng, nét thô, còn khuôn mặt bằng vàng mà tôi ưa thích đó không có. Hình tượng thì bằng đất hay đồng cũng chỉ là hình tượng, chất liệu và xấu đẹp không quan trọng, ta nên có tâm vô phân biệt, tôi tự nhủ. Không, nhưng tôi muốn thế, muốn nhìn ngắm khuôn mặt vàng của Văn-thù và hỏi ra mới biết bức tượng đó là nghệ thuật của Nepal.

Vì thế đến Kathmandu, trong lúc mọi người khác tìm đường leo núi, tôi đi tìm bức tượng. Và đã tìm thì ra. Ngày nay bức tượng Văn-thù với khuôn mặt phủ vàng mờ nằm trong phòng làm việc của tôi. Những lúc bí không tìm ra tài liệu, chữ nghĩa khi làm việc, tôi đều nhìn và hỏi thử khuôn mặt vàng cao quí đó.

Ngày nọ, tôi được biết Văn-thù Sư-lợi có "đạo trường" – có người xem là trú xứ – tại Ngũ Đài sơn thuộc tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc. Vì Văn-thù đã giúp nhiều lần khi tôi cần đến, tôi quyết đi Ngũ Đài sơn đảnh lễ Ngài. Về sau tôi mới hay cơ duyên còn cho mình đi nhiều nơi nữa trên đất nước Trung Quốc mênh mông này.

[71] Hình trích của S.Dhammika, sách đã dẫn
[72] tức là A-dục
[73] Thông thường là ¼
[74] Hình trích của H.W.Schumann, sách đã dẫn
[75] Govinda, Sách đã dẫn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2016(Xem: 25473)
Hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH Tổng cộng 22 ngày từ 21-11 đến ngày 12-12-2016 Lệ phí: $5,900 (cho Phật tử tại Úc) & US$5,900 Mỹ Kim (cho Phật tử tại Mỹ & Canada): chi phí cho vé máy bay quốc tế khứ hồi (Sydney\Los Angeles - Taiwan – India & India – Taiwan – Sydney/Los Angles), Vé máy bay trong nội địa Ấn Độ (không dùng xe lửa), Bảo hiểm + Thuế phi trường + Vé vào cửa tham quan, Hotel (3 hoặc 4 sao) + Tips + Chi phí 3 bửa ăn sáng, trưa, chiều. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ-Tích Lan, chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour ở Sydney) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Phái đoàn dự kiến sẽ khởi hành ngày 21-11-2015, gồm 22 ngày để viếng thăm chiêm bái tất cả những Phật tích Ấn Độ cũng như đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Lệ phí chuyến đi là: A$5,900 cho Phật tử
07/10/2016(Xem: 5934)
Nói đến cảnh đẹp của Nhật Bản, không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 10 lá phong bắt đầu đổi màu, mọi người lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường “ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được…. NGÀY 01/10/2016: FRANKFURT/LAX/AUS - OSAKA Khởi hành từ Frankfurt/Lax đi Osaka bằng máy bay. Nghỉ đêm trên máy bay. NGÀY 02/10: OSAKA ( ĂN -/-/T ) Đến Osaka. Xe đón Quý Phật tử đưa về khách sạn. Ngoạn cảnh thành phố Osaka. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Osaka. NGÀY 03/10/: OSAKA – FUCHU – HIROSHIMA ( ĂN S/T/T ) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Fuchu, một thành phố thuộc Hiroshima. Đoàn c
12/09/2016(Xem: 10713)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3518)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 9846)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4814)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 6675)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 6562)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 12261)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 5130)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]