Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Ngành sứ Trung Quốc và Cảnh Đức Trấn

12/02/201216:01(Xem: 7548)
17. Ngành sứ Trung Quốc và Cảnh Đức Trấn
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT

NGÀNH SỨ TRUNG QUỐC VÀ CẢNH ĐỨC TRẤN

Khoảng thế kỷ thứ 16, tại châu Âu người ta thấy có nhiều vật dụng trang trí, tác phẩm nghệ thuật, bát đĩa, bình chứa... làm bằng một chất liệu kỳ lạ. Đó là một chất "đất" đặc biệt trắng như tuyết, nhẹ như bông, tuyệt đối không mùi vị, mang hoa văn nhiều màu, không thấm nước, dễ lau chùi. Trong các vương triều thời Trung cổ và Phục hưng xa xưa ngày trước vua chúa thường uống rượu bằng những ly tách làm bằng đồng hay bạc, sắc "kim" của nó lạnh, cầm nặng tay và thô. Vì thế khi bát đĩa làm bằng thứ đất trắng mà người Trung Quốc gọi chung là sứ, châu Aâu gọi là porcelain tràn đến châu Aâu thì lập tức nó có chỗ đứng trang trọng trong hoàng triều, trong các cung điện nhà vua. Trên tay các bà mệnh phụ là những chiếc tách trắng toát mang màu sắc thanh nhã, chúng xem ra phù hợp hơn các ly cối bằng đồng lạnh ngắt.

Thế nhưng các bà đó không mấy ai biết cái chất đất màu trắng này mà cũng có một chiều sâu triết lý hẳn hoi. Người Trung Quốc không mấy chuộng kim loại để làm vật dụng trong nhà. Đối với họ "kim" là để chế tạo vũ khí, dụng cụ đồng áng, sắc của nó lạnh, khí của nó cứng. Còn vách nhà, mái hiên, đồ đạc thì phải bằng đất ấm áp thân tình. Nếu "thổ" mà được nung lên với "hỏa" thì càng tốt, chúng đi với nhau trong thuyết ngũ hành tương giao. Và đó là nguồn gốc triết lý của sứ, nếu ta muốn qui mọi chuyện về với triết học. May mắn cho Trung Quốc là trời sinh cho họ có nhiều đất lạ.

Trong số đó có loại đất cực mịn và rất trắng mà trong vô số ngọn núi của họ có một núi tên là Cao linh (Gaolin) ở Giang Tây là chứa nhiều nhất. Đó là vật liệu để làm sứ. Cao linh trở thành tên chung của mọi ngôn ngữ để đặt tên cho thứ đất kỳ dị này. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới thứ đất đó được khai thác. Việt Nam chúng ta gọi nó là "cao-lanh" và không thiếu tại các vùng Phú Thọ, Thừa Thiên, Sông Bé.

Đồ sứ còn có một mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật hội họa và thư pháp. Nếu trong điêu khắc hay thơ phú người ta còn có thể sửa chữa, thêm bớt trong quá trình hoàn thành thì trong hội họa và thư pháp, nghệ nhân chỉ một lần sáng tạo và sau đó không thể chữa những nét sai kém được. Đó là loại nghệ thuật nằm xa, nằm ngoài trí óc suy luận, không cho phép gò ép, trau chuốt. Đồ sứ cũng thế, nó chỉ thành hình và lên màu sau khi nghệ nhân đã nung sản phẩm của mình trong lửa.

Dĩ nhiên kinh nghiệm của nhà sản xuất được trao truyền lại bao đời con cháu để tránh rủi ro, nhưng một tác phẩm ngành sứ luôn luôn dành lại cho mình cái bí ẩn cuối cùng, ra khỏi lò nung là sản phẩm trở thành chung quyết trong đó màu sắc, hình dạng phải độc đáo và hài hòa với nhau. Do đó đồ sứ chứa một yếu tố của sự độc đáo bất ngờ nằm ngoài suy luận như của tranh họa, thư pháp mà nếu nói cho sâu xa thì gốc của nó là Thiền tông.

Ngành sứ Trung Quốc được xem như phát sinh trong đời nhà Đường (618-907) hay đời nhà Tống (960-1279). Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đi xa hơn, họ khám phá bên bờ Hoàng Hà nhiều mảnh gốm thời thượng cổ để kết luận 6000 năm trước công nguyên, công nghệ sành gốm đã có mặt nơi đây. Trong thời nhà Chu và Thương (đến năm 221 trước công nguyên) người ta đã khám phá nhiều mảnh cao-lanh nung tới 1000 độ C. Tại viện bảo tàng Thượng Hải, ta có thể thấy vài mảnh gốm sứ của đời nhà Thương.

Trong thời nhà Tần-Hán (đến năm 220 sau công nguyên) người ta biết tráng men, chính men là lớp phủ làm cho đồ sứ không thấm nước. Đến đời nhà Đường, ngành sứ đi vào sự điêu luyện với màu sắc và hoa văn trang trí. Qua đời Tống, ngành sứ có những chuẩn mực mà ngày nay còn truyền lại. Trong đời này nhà Tống phải dời đô về Hàng Châu lánh nạn Hung nô và đem theo nghệ nhân về Cảnh Đức Trấn (Jingdezhen), thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay.

Đến thời nhà Nguyên (1271-1368), đó là lúc Trung Quốc bị Mông Cổ trị vì gần 100 năm, ngành sứ bất ngờ nhận thêm nhiều yếu tố mới lạ. Đó là loại men sứ nền trắng, hoa văn xanh mà ta hay thấy. Gốc của nó là công nghệ vùng Trung Đông. Ngoài ra trong thời nhà Nguyên, nhiều hình dạng đặc biệt như vật dụng của dân du mục, của Thành Cát Tư Hãn hay mang cũng được đưa vào trong ngành sứ.

Đến đời nhà Minh (1368-1644) thì nghệ thuật ngành sứ lên đến tột đỉnh và Cảnh Đức Trấn trở thành trung tâm sản xuất hàng sứ cho vương triều và xuất khẩu đi các nước. Tại Cảnh Đức Trấn thời đó đã có khoảng 300 cơ sở sản xuất mà các lò sứ tốt nhất chỉ để dành cho triều đình tại Bắc Kinh.

Thời nhà Thanh (1644-1911) là thời mà "gu" ưa màu sắc sặc sỡ của dân Mãn Châu xâm lấn vào ngành sứ. Song song, phương Tây đã biết đến đồ sứ, các bà mệnh phụ đòi phải tráng một vòng vàng hay bạc trên miệng bát đĩa. Lúc này trình độ sản xuất đồ sứ đã lên rất cao, hình dạng và màu sắc phong phú, nhưng đồng thời tính truyền thống của Trung Quốc cũng bắt đầu phai mờ. Dần dần khi đưa công nghệ cơ giới hóa vào ngành sứ, người ta có thể sản xuất hàng loạt nhưng tính độc đáo của tác phẩm cũng mất theo.

Đến thế kỷ 20, Nhật xâm chiếm Trung Quốc, phá hủy những lò nung, nghệ nhân đi tứ tán và sau đó là chủ trương quốc doanh, chính sách hủy bỏ kinh tế tư nhân làm ngành sứ Trung Quốc tàn lụi. Ngày nay, cũng như các truyền thống nghệ thuật và văn hóa khác của Trung Quốc, ngành sứ được khôi phục lại, nhưng song song với việc chạy theo số lượng và do "nghệ thuật" làm đồ giả mọc lên như nấm, ngành sứ không bao giờ trở lại thời kỳ hoàng kim cũ.

Tôi đến thăm Cảnh Đức Trấn của thời đại vàng son năm xưa. Trước thời nhà Tống đây chỉ là một cái làng nhỏ, tên gì không rõ, nằm gần núi Cao Linh, chuyên sản xuất gốm sứ. Đến thời Tống Nhân Tông (46), tức Cảnh Đức, nhà vua cho đổi tên thị trấn này thành Cảnh Đức trấn và mọi sản phẩm ngành sứ nơi đây phải ghi nhãn hiệu là "sản xuất trong đời Cảnh Đức". Nhà vua không ở lâu trên ngôi nhưng tên tuổi đó ngàn năm vẫn còn. Trong thời nhà Minh, Cảnh Đức Trấn là một trong bốn trung tâm gốm sứ.

Ngày nay Cảnh Đức Trấn là một thị trấn giàu mạnh, là trung tâm ngành sứ của Trung Quốc còn lại với thời gian. Hơn một nửa dân cư ở đây hoạt động trong ngành sản xuất đồ sứ. Trong một vùng rộng lớn, nơi đâu ta cũng thấy la liệt sản phẩm sành sứ, hàng giả xem ra chen chúc với hàng thật. Nơi đây tôi nhận rằng bốn đặc tính của sứ cao cấp còn tồn tại với thời gian: trắng như ngọc, mỏng như giấy, trong như gương, búng tay âm thanh phát ra như tiếng khánh. Vào một gian hàng, cầm thử trên tay một sản phẩm, tôi chưng hửng vì nó quá nhẹ. Những cái chén này nhất định không phải để ăn cơm, giá của nó đề bán cũng không đắt. Về sau tại Hồng Kông tôi xem lại những chiếc chén đó thì giá tại Hồng Kông đã vọt lên gần 20 lần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2015(Xem: 4949)
Những quốc gia sạch nhất thế giới Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản ​, Australia là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.
25/09/2015(Xem: 3923)
Chùa Đá Vàng hay còn gọi là chùa Kyaiktiyo ở Myanmar khiến nhiều du khách lo lắng vì có vẻ sẽ rơi xuống bất cứ lúc nào. Các tín đồ đổ về đây cầu nguyện và dâng lá vàng thật.
25/09/2015(Xem: 4326)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM. Tôi vẫn nhớ mãi và sẽ chẳng bao giờ quên câu nói của mẹ tôi rằng “Ngay cả các con ở nhà cũng không chăm sóc mẹ tốt như các bạn đồng tu ở đây”. Mẹ tôi bảo “Từ nay, thay vì cho bố mẹ đi nước ngoài, các con cứ cho bố mẹ tham gia khóa tu thì tuyệt vời hơn”.
25/09/2015(Xem: 7615)
Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
12/09/2015(Xem: 5224)
Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
31/08/2015(Xem: 5605)
Ngôi đại Già lam Phật địa “Niệm Phật tông Tam Bảo Sơn Vô Lượng Thọ Tự” tọa lạc tại 1136 Kamimikusa, Kato, Hyogo Prefecture 673-1472, Nhật Bản. Chùm ảnh một góc tuyệt đẹp của ngôi đại Già lam Niệm Phật tông Vô Lượng Thọ Tự, trân trọng kính mời quý đọc giả vòng quang thưởng lãm:
21/08/2015(Xem: 5804)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
09/08/2015(Xem: 3744)
Xứ Phật tình quê là tựa đề một tác phẩm gồm hai cuốn sách viết về xứ sở Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hiện tại Cõi Ta Bà này để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ.Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Phật từ ngày mùng 6 đến 19 tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cần gì phải hỏi, đó là hai vị đại đệ tử của Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để cúng dường Chư Phật cho mỗi hạnh nguyện. Thoạt nghe tôi đã thất kinh hồn vía cứ tưởng là ẩn dụ trong kinh sách mà thôi, nhưng khi nhìn 3 ngón tay cụt lóng của Thầy Hạnh Nguyện và đến Bồ Đề Đạo Tràng nhìn tận mắt công trình xây dựng Trung Tâm Viên Giác ở đó, tôi mới thấy các lóng tay cúng dường Chư Phật của Thầy Hạnh Nguyện và Hạnh Tấn mới có một giá trị đặc biệt.
31/07/2015(Xem: 20137)
Hành Hương Âu Châu - Dự Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Minh Tâm & Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc Khởi hành: 31/7/2015 Kết thúc: 19/08/2015 Tu Viện Quảng Đức & Công ty Du Lịch Triumph Tours (do Phật tử Tony Thạch làm giám đốc) sẽ tổ chức chuyến tham quan 10 quốc gia thuộc miền Tây Âu Châu, bao gồm: 1. Hà Lan; 2. Đức; 3. Ý; 4.Vatican; 5. Áo; 6. Thụy Sỹ; 7. Luxemburg; 8. Bỉ; 9. Anh; 10. Pháp. Mục đích chính của chuyến đi này là dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1948-2013) và Dự Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc, ngôi chùa VN lớn nhất ở Âu Châu hiện nay, cũng do HT Minh Tâm khai sơn & xây dựng trong 20 năm qua. Đây là một Phật sự quan trọng mà các chùa VN trên toàn thế giới sẽ cùng về tham dự và cầu nguyện. Nhân dịp này TV Quảng Đức sẽ hướng dẫn Phật tử đến tham dự và tham quan các quốc gia lân cận Pháp Quốc.
03/07/2015(Xem: 4618)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567