Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

13/08/201612:48(Xem: 12067)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 1 THÁNG  8, 2016 )
 Diệu Âm lược dịch

 

LA MÃ: Triển lãm “Những Kiệt tác của điêu khắc Phật giáo Nhật Bản”

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Ý, 35 tác phẩm điêu khắc của Nhật Bản đang được trưng bày trong một cuộc triển lãm mới, diễn ra cho đến ngày 4-9 tại Bảo tàng Scuderie del Quirinale của La Mã.

Tại triển lãm mang tên “Những Kiệt tác của điêu khắc Phật giáo Nhật Bản” này, khách tham quan có thể thấy các tác phẩm – bao gồm 21 hiện vật bằng gỗ hoặc đồng được mô tả là “những kiệt tác tuyệt đối’’ – cho thấy sự phát triển kép của nghề thủ công nghệ thuật và sự giảng dạy Phật giáo tại Nhật Bản từ thời Asuka (thế kỷ thứ 7-8) cho đến thời Kamakura (1185-1333).

Cuộc triển lãm cũng là một sự hướng dẫn tuyệt hảo về lịch sử Phật giáo trong thời kỳ nói trên, với những tác phẩm điêu khắc miêu tả sự tiến hóa chậm của Phật giáo vốn liên quan đến sự tạo tác tranh tượng và sự hợp nhất các nhân vật từ các tôn giáo khác. Không chỉ là một bài học lịch sử, triển lãm còn là một cơ hội để xem những tác phẩm mà thường không thể xem được - trừ khi phải thực hiện những chuyến đi dài đến các đền chùa âm u, xa xôi. 

(uk.blouinartinfo.com August 3, 2016)

2016-08-01-000

Một số tác phẩm trưng bày trong triển lãm “Những kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo Nhật Bản” tại La Mã
Photos: Palaexpo

 

 

ẤN ĐỘ: Hội thảo Khoa học Hiện đại lần thứ 3 dành cho chư tăng ni

Ngày 1-8-2016, Ban Tôn giáo và Văn hóa (DRC) phối hợp với Thư viện Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ (LTWA) đã bắt đầu chương trình hội thảo Khoa học Hiện đại lần thứ 3 dành cho chư tăng ni Tây Tạng tại Trung tâm Tiếp nhận Tây Tạng gần Khanyara ở Dharamsala.

Giáo trình của chương trình 15-ngày dành cho 32 tăng ni này bao gồm phần giới thiệu về Vật lý, Thần kinh học, Sinh học và Toán. Thượng tọa Geshe Lhakdor, Giám đốc của LTWA, đã khai mạc chương trình và phát biểu về mối liên quan giữa Khoa học và Phật giáo.

Hội thảo này là một sự kiện thường niên dành cho chư tăng ni, là những người không học các lớp khoa học tại bản tự. Mục đích chính của giáo trình là giới thiệu khoa học cho cộng đồng tu sĩ.

(Phayul – Agust 1, 2016)

2016-08-01-001

Thượng tọa Geshe Lhakdor (ngồi giữa) phát biểu vào ngày khai mạc Hội thảo Khoa học Hiện đại lần thứ 3 tại Dharamsala, Ấn Độ
Photo: Phayul

 

 

TRUNG QUỐC: Số lượng du khách tăng kỷ lục đe dọa nghệ thuật Phật giáo cổ trong Hang Mạc Cao

Hang Mạc Cao nổi tiếng với một số tác phẩm đẹp nhất và lâu đời nhất của nghệ thuật Phật giáo tại Trung Quốc.

Mặc dù đã đứng vững qua hàng trăm năm của thiên tai, những kẻ cướp, những nhà thám hiểm và sự xung đột vũ trang, Hang động Mạc Cao bây giờ phải chịu những sự tàn phá của một mối đe dọa tiềm ẩn tai hại hơn nhiều từ ngành du lịch hiện đại.

Trong 7 tháng đầu năm nay, số lần tham quan các hang động này tăng 31%, với 598,000 du khách. Bây giờ vào mùa du lịch cao điểm tháng 7 đến tháng 10, khách tham quan hang Mạc Cao đã đạt kỷ lục ngày của năm vào ngày 27-7 với 19,301 người.

Lượng du khách viếng hang Mạc Cao đông như thế tạo ra những mức độ carbon dioxide cao trong không gian kín, đe dọa sự toàn vẹn của các tác phẩm điêu khắc và bích họa cổ. Mật độ carbon dioxide tại một hang có thể tăng gấp 5 lần nếu có 40 du khách ở bên trong hang trong 30 phút.

(Buddhistdoor Global – August 3, 2016)

 

2016-08-01-0022016-08-01-003

 

Tượng và bích họa Phật giáo tại Hang động Mạc Cao, Trung Quốc
Photos: Buddhistdoor Global

 

 

ANH QUỐC: Gần 1,000 người tham dự lễ hội hoa đăng Phật giáo

Trung tâm Phật giáo Shinnyo-en UK (Vương quốc Anh) đã mời các gia đình, các nhóm tôn giáo và phó thị trưởng của thành phố Elmbridge Rachael Lake đến tham gia lễ hội đèn lồng. Lễ hội diễn ra tại khu Long Ditton (quận Elbridge, hạt Surrey) vào ngày thứ Bảy 29-7-2016, với gần 1,000 người tham gia.

Những đèn lồng được thắp sáng như một biểu tượng của sự giác ngộ và được thả trôi trên khắp hồ trung tâm, biểu thị sự “thắp sáng một con đường để khám phá một tương lai tươi sáng hơn”.

Phật phái Nhật Bản Shinnyo-en đã tổ chức lễ hội đèn lồng trên toàn thế giới vào ngày cuối tuần này để truyền bá sự cảm thông, hòa hợp và hòa bình.

“Với nguồn gốc sâu xa trong Phật giáo Shinnyo, hoa đăng là một nghi thức đẹp đẽ, yên tĩnh và toàn diện cho phép mọi người tập trung để bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những gì đã đi trước chúng ta. Đổi lại, chúng ta tin rằng sự tập trung cùng nhau này có thể vượt qua những khác biệt, và giúp xây dựng hòa bình, cảm thông và hy vọng trong xã hội của chúng ta ”, Đại đức Michiko Delucia, giám đốc chương trình liên tôn giáo Shinnyo-en UK, nói.

(thisislocallondon.co.uk – August 6, 2016)

2016-08-01-0042016-08-01-005

Đèn lồng được thả trên hồ tại Long Ditton trong lễ hội hoa đăng
Photo: thisislocallondon.co.uk – August 6, 2016)

 

 

INDONESIA: Cảnh sát bắt giữ thêm 3 người liên quan đến các vụ tấn công chùa chiền Phật giáo

Cảnh sát đã bắt giữ thêm 3 người đàn ông có liên quan đến các vụ tấn công đông người khiến 5 ngôi chùa Phật giáo bị thiệt hại nghiêm trọng tại Tanjing Balai, Bắc Sumatra.

“Ba người đàn ông đã kích động đám đông phá hoại và đốt các ngôi chùa. Họ đã hò hét vào loa để ra lệnh giữa đám đông”, sĩ quan cảnh sát M.P. Nainggolan, phát ngôn viên của Cảnh sát Bắc Sumatra cho biết vào ngày 5-8-2016.

Hiện nay cảnh sát đã bắt giữ tổng cộng 20 người đàn ông được cho là có liên quan với các cuộc bạo loạn tại Tanjing Balai. Hầu hết số người này đã bị buộc tội phá hoại, và một người bị bắt vì “phát ngôn thù địch” trên phương tiện truyền thông vào ngày 2-8-2016.

“Chúng tôi vẫn đang thẩm vấn các nghi phạm để tìm hiểu động cơ của họ”, Nainggolan nói.

Cảnh sát đang điều tra các báo cáo rằng 3 nghi phạm mới nhất này đã nhận lệnh kích động tấn công từ một ‘kẻ chủ mưu’, với ý định tạo ra sự hỗn loạn trong thành phố.

(beritasatu.com – August 6, 2016)

 

 2016-08-01-006

Một trong số các Phật tự tại Taijing Balai bị đốt cháy
Photo: The Bangkok Post

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9983)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3395)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 47266)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6931)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5362)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5957)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3486)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30980)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9677)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15847)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]