Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

10/06/201516:09(Xem: 13912)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 1, 2014)

 

ẤN ĐỘ: Bình bát của Đức Phật từ Kabul sẽ được trả về cho Ấn Độ

 

Các quan chức cao cấp của ban Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) sẽ thăm thủ đô Kabul của Afghanistan vào cuối tháng này để xem xét bình bát khổng lồ nặng 400 kg – tương truyền thuộc về Đức Phật Cồ Đàm. Sau đó họ sẽ bắt đầu tiến trình đưa di tích này về lại Ấn Độ.
Bình bát nói trên hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia của Afghanistan ở Kabul, khi trở về Ấn Độ sẽ được tôn trí tại vị trí nguyên thủy của mình ở Vaishali, một điểm hành hương ở bang Bihar.

Theo ASI, Đức Phật đã tặng bình bát này cho người dân Vaishali. Về sau nó được đưa đến Peshawar (Pakistan) rồi đến Kandahar và Kabul của Afghanistan.

Bình bát được làm bằng đá granite xanh xám, có đường kính khoảng 1,75 cm, cao gần 4 m, vành dày 18 cm, phần dưới bình có khắc hình cánh hoa sen tinh tế.

(Big News Network – January 15, 2014)

 

blank
Bình bát Vaishali thuộc Ấn Độ
Photo: PTI

 

HÀN QUỐC: 7 ngôi chùa Hàn quốc được bổ sung vào Danh sách Đề cử hạng mục Di sản Thế giới UNESCO

 

7 sơn tự Phật giáo truyền thống Hàn quốc ở 5 tỉnh khác nhau đã được bổ sung vào Danh sách Đề cử hạng mục Di sản Thế giới UNESCO vào tháng 12-2013.

Trong 2 năm qua, Cục Quản lý di sản Văn hóa (CHA) cùng tông phái Tào Khê và các chuyên gia về di sản văn hóa đã nhất trí đưa ra một danh sách các ngôi chùa xứng đáng với danh hiệu này. Họ đã thực hiện những chuyến đi thực địa trên toàn quốc và tổ chức các cuộc họp để chọn 7 sơn tự truyền thống nói trên, gồm chùa Seonamsa và Daeheungsa ở tỉnh Nam Jeolla, chùa Beopjusa ở Nam Jeolla, chùa Magoksa và Tongdosa ở Nam Gyeongsang và chùa Bonjeongsa và Buseoksa ở Bắc Gyeongsang. 

7 ngôi chùa này là hiện thân đương đại của tư tưởng, giá trị và văn hóa Phật giáo tại Hàn quốc, và là bằng chứng của sự giao lưu văn hóa diễn ra khắp Đông Á thông qua Phật giáo. Chúng gìn giữ hình thức nguyên thủy của Phật giáo bắt nguồn tại Ấn Độ, nhưng vẫn cho thấy sự ảnh hưởng của Trung Hoa cũng như các yếu tố bản địa Triều Tiên trong phong cách kiến trúc và phối cảnh.

(Archaeology News Network Hancinema – January 16, 2014)

3 trong số 7 sơn tự Hàn quốc được bổ sung vào Danh sách Đề cử Hạng mục di sản Thế giới UNESCO:

 

blank
Chùa Tongdosa  (Tỉnh Nam Gyeongsang )

blank
Chùa Beopjusa (Tỉnh Bắc Chungcheong )

blank
Chùa Buseoksa (Tỉnh Bắc Gyeongsang )
Photos : Archaeology News Network Hancinema

 

ẤN ĐỘ: Phật tử cúng dường chư tăng tại Chùa Đại Giác ngộ

 

Hàng trăm Phật tử đã tập trung tại Chùa Đại Giác ngộ vào ngày 14-1-2014 để dự Lễ hội Kagyu Monlam, theo đó tín đồ cúng dường vật phẩm cho chư tăng để cầu mong được cứu độ.
Lễ cúng dường được tổ chức dưới sự giám sát của Lạt ma Karmapa thứ 17. Đây là nghi lễ chỉ có tại Ấn Độ, được thực hành kể từ ngày Đức Phật Cồ Đàm đản sinh.

Và Kagyu Monlam là lễ cầu nguyện Phật giáo đặc biệt cho nền hòa bình thế giới. Kinh cầu nguyện này là một con đường mà qua đó, vào những khi cấp bách, tình thương và lòng từ bi có thể được tạo thành để lan truyền ra từ Bồ đề Đạo Tràng như một gợn sóng lớn.
Đứng thành những hàng dài, tín đồ từ khắp thế giới tham dự lễ này nói rằng nghi lễ này sẽ giúp họ được cứu độ.

(Big News Network – January 16, 2014)


NEPAL: Sửa sang Bảo tháp Bouddhanath sau 15 năm

 

Ngày 16-1-2014, sau 15 năm, việc sửa sang và sơn lại đã khởi động tại Bảo tháp Bouddhanath, một di sản thế giới ở khu Sundarijal, Kathmandu. Ủy ban Phát triển Khu vực Bouddhanath (BADC) thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch cho biết kinh phí sẽ là 4 triệu rupi.
Việc cải tạo này sẽ loại bỏ lớp ngoài bằng thạch cao trên mái vòm của Bảo tháp, và một lớp sơn mới sẽ được sơn lên sau khi trát vữa mái vòm.

Chủ tịch BADC, ông Sampurna Kumar Lama, cho biết lần này sơn được dung thay cho thạch cao vì người ta phát hiện bảo tháp này bắt đầu bị nghiêng do sử dụng thạch cao trong quá khứ.
Ủy ban cũng có kế hoạch xây dựng những phòng nghỉ  và nhà vệ sinh hiện đại tại 2 nơi nữa trong khu Bouddhanath do xét thấy sự khó khăn mà du khách đã gặp phải. Các nhà vệ sinh sẽ có kinh phí 2,5 triệu rupi.

(tipitaka.net – January 19, 2014)

 

blank
Bảo tháp Bouddhanath (Nepal)
Photo: tipitaka.net

 

AFGHANISTAN: Bảo tàng Quốc gia Afghanistan thu hồi và phục chế cổ vật

 

Kabul, Afghanistan - Chỉ vài năm trước, Bảo tàng Quốc gia của Afghanistan ở Kabul xác định có khoảng 70% của bộ sưu tập của mình đã bị phá hủy hoặc đánh cắp, bao gồm những bảo vật có niên đại từ thời kỳ Đồ Đá và Đồ Đồng, qua thời Hỏa giáo (Ba Tư) và Phật giáo cho đến đầu thời Hồi giáo, và là minh chứng của một số nền văn hóa cổ đại bí ẩn nhất thế giới.
Bây giờ Bảo tàng đã thu hồi và phục chế hàng chục nghìn cổ vật từng bị Taliban phá hủy cũng như bị trộm cướp.

Sự nâng cấp an ninh gần đây tại bảo tàng do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ vừa được hoàn tất, ít ra cũng chống được loại cướp phá từng xâm hại viện này trong 35 năm qua.
Và một nhóm các nhà khảo cổ học từ Viện ĐôngPhương của trường Đại học Chicago đã đi được nửa đường của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ để ghi chép mọi vật trong các bộ sưu tập của bảo tàng và lập tài liệu bằng kỹ thuật số. Nhằm phòng chống trộm cắp trong tương lai, dự án này cũng sẽ giúp cho việc phục chế và phục vụ như một nguồn tài liệu cho các học giả trên toàn thế giới.

(tibethouse.us – January 21. 2014)

 

blank
Đầu một tượng Phật có niên đại cách đây khoảng 1.500 năm, được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan

blank
Các nhà khảo cổ học tại Bảo tàng quốc gia Afghanistan đang ghi chép các cổ vật trong những bộ sưu tập của bảo tang để lập tài liệu bằng kỹ thuật số
Photos: Mauricio Lima / The New York Times

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 9952)
Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Chia sẻ cùng các bạn, tôi sẽ bổ sung thêm các thông tin chi tiết sau, hoặc nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng comment để bài viết được hoàn thiện.
08/09/2011(Xem: 3372)
Hòa thượng Thích Giác Lượng, nguyên là Trị Sự trưởng Trị sự Đoàn GHTGKSVN, Giáo Đoàn 3 tại Trung Phần từ năm 1971 cho đến khi vượt biên năm 1980. Viện trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKS Thế giới, 1993, Phó Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn, nhiệm kỳ 1997-2001, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên (1983- 93), chủ bút tạp chí Nguồn Sống (1987- 91), chủ trương nhà xuất bản Nguồn Sống (từ năm 1988), thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm chủ tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp tác Tôn Giáo Bắc Cali, nhiệm kỳ 1994- 95 và 2000- 01, Chủ tịch Ủy Ban Quốc tế vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, chủ tịch Phong Trào Phật giáo Yểm trợ PG Hòa Hảo Quốc nội (nay đổi tên là Phong trào Yểm trợ PGHH Quốc nội). HT Giác Lượng là một trong những nhân vật không ngừng đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. HT đến Úc Châu lần này để tham dự buổi Đại Hội Giáo Hội PG Việt Nam trên Thế giới, được tổ chức tại Melbourne,và Đại Hội Liên Hữu Phật
10/08/2011(Xem: 46998)
Lịch Sử Việt Nam (trọn bộ) An Nam Chí Lược - Lê Tắc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Lê Văn Hưu, Phan Chu Tiên, Ngô Sĩ Liên Đại Việt Thông Sử - Lê Quý Đôn Đại Việt Sử Lược_Khuyết Danh - Nguyễn Khắc Thuần Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Lam Sơn Thực Lục - Nguyễn Trãi biên soạn - Lê Thái Tổ đề tựa Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu - Cao Xuân Dục Thử Viết Lại Cổ Sử Việt Nam - Trương Thái Du Thiền Uyển Tập Anh - Lê Mạnh Thát Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim Việt Sử Tiêu Án - Ngô Thời Sỹ Việt Nam Nam Phật Giáo Sử Ca - Thích Nhật Tân Việt Nam Thi Sử Hùng Ca (thơ) Thích Nhật Tân
10/08/2011(Xem: 6833)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
06/08/2011(Xem: 5325)
Vua Thái Tổ, thụy hiệu Thống Thiên khải vận thánh đức thần công duệ văn anh vũ khoan minh dũng trí hoằng nghĩa chí nhân đại hiếu Cao Hoàng Đế. Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Cụ Tằng Tổ của vua tên húy là Hối, sau truy tôn là “Cao thượng tổ Minh Hoàng Đế”. Tính cụ chất phát ngay thẳng, giữ mình như người ngu, nhưng hiểu biết rất sâu xa, có thể biết trước những sự chưa thành hình. [tờ 7b] Nguyên trước ở thôn Như Áng, một hôm, cụ đi chơi, thấy đàn chim liệng vòng quanh trên một khoảng đất nơi dưới núi Lam sơn, trông hình như một đám người tụ hội. Cụ tự nghĩ: “Chỗ này tất là nơi đất lành”,
02/08/2011(Xem: 5890)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục_Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
22/07/2011(Xem: 3471)
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ. Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
07/07/2011(Xem: 30729)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9579)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
16/06/2011(Xem: 15700)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]