Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

15/08/202111:04(Xem: 6999)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 8, 2021)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

THÁI LAN: Bệnh viện dã chiến mở tại trường đại học Phật giáo ở tỉnh Ayutthaya

Ayutthaya, Thái Lan - Bệnh viện dã chiến thứ 10 của tỉnh Ayutthaya dành cho bệnh nhân Covid-19, bao gồm cả các nhà sư, đã được khai trương vào ngày 10-8 tại Đại học Maha Chulalongkorn Rajavidyalaya ở quận Wang Noi.

Nằm trong một tòa nhà của Trường Cao đẳng Nghiên cứu Phật học Quốc tế bên trong khuôn viên trường đại học, bệnh viện dã chiến này được chính thức khai trương bởi Phra Thamvacharabundhit, hiệu trưởng trường đại học và tỉnh trưởng Panu Yaemsri.

Bệnh viện dã chiến có 537 giường bệnh cho bệnh nhân nhẹ. Tầng trệt được dành làm bãi đậu xe. Có 305 giường bệnh cho bệnh nhân nữ trên tầng 2. Tầng 3 có 232 giường, - gồm 178 giường cho nam cư sĩ và 54 giường cho tăng sĩ Phật giáo. Các nhà vệ sinh của các nhà sư ở tầng 4.

Nhân viên y tế từ Bệnh viện Rajthanee đã được chỉ định làm việc tại bệnh viện. Khoảng 100 bệnh nhân, hầu hết đến từ quận Wang Noi, đã được nhận vào điều trị trong ngày đầu tiên.

(Bangkok Post -  August 11, 2021)

     TinTuc_PGTG_2021-08-2-000   

Đại học Maha Chulalongkorn Rajavidyalaya ở quận Wang Noi, Ayutthaya (Thái Lan)
Photo: wikimedia.org

 

CỘNG HÒA KALMYKIA (Liên bang Nga): Bổ sung các nguyên tắc đạo đức Đạt lai Lạt ma vào các chương trình học của Nga

Bộ Giáo dục Kalmykia, một nước cộng hòa đa số theo đạo Phật của Liên bang Nga, có kế hoạch bổ sung các nguyên tắc đạo đức mà Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã công bố vào chương trình giảng dạy tại trường học của bộ này, một động thái có thể được lặp lại tại Nga.

Telo Tulku Rinpoche (Erdne Ombadikov), Lạt ma Tối cao của cộng hòa Kalmykia và là đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma ở Nga, Mông Cổ và các nước cộng hòa thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô cũ, đứng sau sáng kiến ​​này.

Trong cuộc trao đổi với một nhóm các nhà tâm lý học và sư phạm, Telo Turku đã trình bày một đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Kalmykia, Erdne Barinov.

Bộ trưởng Barinov hoan nghênh sáng kiến này, hứa sẽ bổ sung nó vào các chương trình phát triển của Bộ và các dự án liên bang.

(AsiaNews.it – August 11, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-08-2-001

Telo Tulku Rinpoche (Erdne Ombadikov), Lạt ma Tối cao của cộng hòa Kalmykia và là đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: kalmykia.net

 

HOA KỲ: Viện Nghiên cứu Phật học trở thành thành viên của Liên minh Thần học Cao học

Viện Nghiên cứu Phật học (IBS) ở Berkeley, California, đã thông báo rằng họ sẽ gia nhập Liên minh Thần học Sau đại học (GTU), cũng đặt tại Berkeley. Sau 36 năm là chi nhánh của GTU, động thái này sẽ đưa IBS trở thành trường thành viên thứ 9 của liên minh.

IBS, một trường cao đẳng và trường sau đại học trực thuộc Tịnh Độ Chân tông (Jodo Shinshu), sẽ là trường thứ hai ngoài Cơ đốc giáo tham gia GTU.

Được thành lập vào năm 1966, IBS trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lâu đời nhất ở Bắc Mỹ dành cho giáo dục đại học. Cùng với các nghiên cứu về Tịnh Độ Chân tông, họ cung cấp các khóa học về Tào Động Thiền tông (Soto Zen) và Phật giáo Nguyên thủy. Họ cung cấp các chuyên môn về tăng đoàn, tuyên úy, tâm lý học và nghiên cứu liên tôn giáo.

IBS đạt được chứng nhận đầu tiên vào năm 2020 thông qua Ủy ban Cao cấp WASC của các trường Đại học và Cao đẳng (WSCUC).

Tư cách thành viên của Viện Nghiên cứu Phật học trong GTU bắt đầu vào tháng 9 và bắt đầu học kỳ mùa thu năm 2021.
TinTuc_PGTG_2021-08-2-002

(Buddhistdoor Global - August 12, 2021)
Biểu trưng của Viện Nghiên cứu Phật học (IBS) ở Berkeley, California (Hoa Kỳ)
Photo: shin-ibs.edu

 

 

TRUNG QUỐC: Bức tranh cuộn (thangka) truyền thống của Phật giáo Tây Tạng dài nhất thế giới

Bức thangka (tranh cuộn truyền thống của Phật giáo Tây Tạng) dài 618 mét tại Bảo tàng Văn hóa Tây Tạng Thanh Hải ở  thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, là bức thangka dài nhất thế giới.

Có chiều rộng 2.5 mét và bao phủ hơn 1,500 mét vuông, tranh cuộn khổng lồ này có hơn 700 bức tranh, hơn 183,000 ký tự và hơn 3,000 loại hoa văn barbola. Cuộn giấy được xem như một bộ bách khoa toàn thư Tây Tạng, vì nó mô tả lịch sử, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, y học, thiên văn học, địa lý, thần thoại và phong tục của nhóm dân tộc Tây Tạng.

Được dẫn dắt bởi Tsondru Rabgye, một họa sư về hội họa và thủ công truyền thống ở hạt Xunhua của tỉnh, 400 họa sĩ đã dành 27 năm để hoàn thành bức tranh nói trên. Các họa sĩ đã sử dụng những chất màu khoáng chất và hữu cơ có nguồn gốc từ vàng, bạc, ngọc trai, san hô, mã não, nghệ tây và những chất khác trong phần tô màu của bức tranh cuộn này. 

(NewsNow – August 12, 2021)      

TinTuc_PGTG_2021-08-2-003

Bức tranh thangka dài nhất thế giới tại Bảo tàng Văn hóa Tây Tạng (Thanh Hải, Trung Quốc)

Photo: people.cn

 

HOA KỲ: Hơn 1,000 người ăn mừng việc hoàn thành bức tượng Phật lớn tại Marshalltown

Marshalltown, Iowa - Hơn 1,000 người tham dự đã đến Hội Giáo Pháp Nguyên thủy Iowa, một ngôi chùa Phật giáo ở Marshalltown, để kỷ niệm việc hoàn thành một trong những bức tượng Phật lớn nhất ở Hoa Kỳ sau hơn 2 năm thực hiện dự án xây dựng.

Vào ngày Chủ nhật 8-8-2021, các gia đình đã lũ lượt đến để chụp ảnh, cầu nguyện và cúng dường bức tượng Phật lớn - cao 18 feet, rộng 12 feet vuông - này.

Sau một buổi lễ tôn giáo vào buổi sáng, các nghệ sĩ, bao gồm các ca sĩ và vũ công đại diện cho các nhóm dân tộc khác nhau trong xã hội, đã lên sân khấu trình diễn. Hơn 30 nhà sư Phật giáo từ khắp tiểu bang và trên toàn quốc đã tham dự lễ kỷ niệm, với ít nhất một du khách từ mỗi tiểu bang trong số gần 50 tiểu bang tham dự.

TinTuc_PGTG_2021-08-2-004

Tượng Phật lớn tại Hội Giáo Pháp Nguyên thủy Iowa ở Marshalltown
Photo:
(Tipitaka Network - August 13, 2021)

 

 

 

                            



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2018(Xem: 7080)
Ý đồ của Hốt-tất-liệt, dựa trên Phật giáo Tây Tạng để thống trị Trung Quốc không chỉ bằng vũ lực mà còn cả về tư tưởng, tôn giáo, chính trị xã hội; nếu suy luận này của chúng ta không lạc hướng, thế thì lịch sử chứng tỏ ý đồ này đã thất bại. Ý nghĩa của sự thất bại này thuộc phạm vi nghiên cứu của các nhà văn hóa và sử học.
01/01/2018(Xem: 42435)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9665)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
26/10/2017(Xem: 10101)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
18/10/2017(Xem: 7607)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
06/06/2017(Xem: 9359)
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh” đã mang lại cho người thời nay thật nhiều câu hỏi. Phong thủy có thật hay không? Định mệnh có thật hay không? Đức tin là thật hay là hư ảo? “Thiền uyển tập anh” hay “Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
22/05/2017(Xem: 54137)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
18/04/2017(Xem: 11066)
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
09/11/2016(Xem: 9464)
Có khoảng 250 Đại Biểu chính thức của Hội Đồng Điều Hành Tăng Gìa Thế Giới gồm 36 Quốc Gia về Đài Bắc, Đài Loan tham dự Hội Nghị từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 vừa qua. Hòa Thượng Thích Như Điển là thành viên của Ủy Ban Nghiên cứu và phát triển Phật Giáo trên thế giới cùng với đông đảo chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam cũng đã có mặt trong những ngày trọng đại nầy.
06/07/2016(Xem: 8719)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]