Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

26/03/202220:25(Xem: 6484)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 3, 2022)
                  
Diệu Âm lược dịch
 

 

THÁI LAN: Nhà sư làm từ thiện từ  hơn 500,000 đô la mà ông đã trúng xổ số

Một nhà sư 47 tuổi, làm việc tại chùa Wat Phra That Phanom Woramahawihan ở tỉnh Nakhon Phanom, thường chống lại cờ bạc. Nhưng vào cuối tháng 2, ông quyết định giúp một người bán vé số đang gặp khó khăn trong việc bán vé số giữa Đại dịch COVID-19.

Nhà sư được cho là đã mua 3 vé từ người đàn ông này 3 ngày trước khi cuộc xổ số hai-tháng-một-lần diễn ra vào ngày 1-3-2022.

Thật bất ngờ, sư đã trúng giải thưởng lớn trong lần xổ số này của chính phủ Thái Lan, với trị giá 18 triệu baht (tương đương 537,000 đô la).

Ông quyết định tặng số tiền thắng cược của mình cho tổ chức từ thiện và chia tiền cho nhà chùa, trường học và các tổ chức khác trong khu vực của mình.

Ông cũng bắt đầu trao 500 baht (khoảng 15 đô la) cho hàng ngàn người dân trong cộng đồng địa phương mỗi người 200 baht (tương đương 6 đô la).

Tính đến ngày 7-3-2022, sư đã công khai trao tổng cộng 1.5 triệu baht (tương đương 44,800 đô la).

(newsyahoo.com – March 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-000

Nhà sư tại chùa Wat Phra That Phanom Woramahawihan (ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan) làm từ thiện từ  tiền trúng xổ số của mình
Photos: Bryan Ke

 

PAKISTAN: Phật giáo được thêm vào Chương trình giảng dạy Quốc gia của Pakistan

Bộ Giáo dục Liên bang Pakistan cho biết rằng Phật giáo và Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được thêm vào Chương trình giảng dạy Quốc gia Duy nhất (SNC) –chương trình giảng dạy về các nghiên cứu tôn giáo của quốc gia.

SNC đã được thành lập như một hệ thống giáo dục đồng nhất để cung cấp cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người ở Pakistan, không phân biệt giai cấp hay nền tảng tôn giáo.

Dự thảo chương trình giảng dạy cho Phật giáo đã được chấp nhận vào ngày 4-3-2022, trong khi các tôn giáo thiểu số khác vẫn đang trong quá trình duyệt xét. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của nước Hồi giáo Pakistan mà Bộ Giáo dục thực hiện một loạt các khuyến nghị về nghiên cứu tôn giáo như vậy.

Đối với những người theo đạo Phật ở Pakistan, động thái này diễn ra vào một thời điểm quan trọng. Pakistan có ít cộng đồng người theo đạo Phật, nhưng việc thiếu nơi thờ tự và các vị thầy đã khiến một số người lo ngại rằng tôn giáo này có thể bị mai một trong đất nước này.

Trong khi đó, các nhà khảo cổ học đã khai quật nhiều di tích Phật giáo cổ đại tại Pakistan trong những năm gần đây, nên sự quan tâm của các học giả và tín đồ Phật giáo đến thăm đất nước này ngày càng tăng. Vào năm 2019, chính phủ Pakistan đã ủy quyền cho Phật phái Hàn Quốc Jogye thành lập một ngôi chùa Phật giáo tại một địa điểm cổ xưa trong nước.

(Tipitaka Network – March 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-001

 TinTuc_PGTG_2022-03-4-002

Tổng thống Pakistan Arif Alvi phát biểu về “Phật giáo tại Pakistan: Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến Trúc”  và xem nghệ thuật Phật giáo tại Hội nghị Quốc tế và Liên hoan nghệ thuật

Photos: app.com.pk

 

 

ISRAEL: Đại học Hebrew ở Jerusalem tổ chức Bài giảng về Kinh Kim cương của Dzongsar Khyentse Rinpoche

Vào ngày 31-3-2022, với sự hợp tác của Hội Khyentse, Đại học Hebrew của Jerusalem sẽ tổ chức buổi pháp thoại về Kinh Kim Cương của Lạt ma, nhà làm phim và tác giả nổi tiếng người Bhutan, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche.

Kinh Kim Cương, còn được gọi là Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra trong tiếng Phạn, là một bản kinh Phật giáo quan trọng trình bày bài giảng của Đức Phật cho đệ tử chính Tu Bồ đề (Subhuti). Kinh cung cấp những thiền định về chấp thủ, ảo tưởng, tri giác, và nhận thức về vô ngã và tánh không như là nền tảng cho con đường dẫn đến giải thoát.

Bài giảng của Dzongsar Khyentse Rinpoche về Kinh Kim Cương sẽ được phát trực tiếp trên YouTube và Zoom. Sự kiện này đánh dấu sự hợp tác không ngừng giữa Hội Khyentse và Đại học Hebrew của Jerusalem.

Hội Khyentse là một tổ chức phi lợi nhuận do Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập vào năm 2001 với mục đích truyền bá lời Phật dạy và hỗ trợ tất cả các truyền thống của nghiên cứu và thực hành Phật giáo.

(Buddhistdoor Global – March 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-003

Poster Bài giảng về Kinh Kim cương của Dzongsar Khyentse Rinpoche do Đại học Hebrew ở Jerusalem tổ chức

Photo: Khyentse Foundation

 

 

NHẬT BẢN: Triển lãm đặc biệt mang tên “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji

Tokyo, Nhật Bản - Để kỷ niệm 1,050 năm ngày mất của A La Hán Kuya (903-972), một cuộc triển lãm đặc biệt có tên “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji” hiện đang diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo cho đến ngày 8-5 -2022.

Một trong những điểm nổi bật của sự kiện này là pho tượng nổi tiếng của vị A La Hán Kuya với 6 bức tượng nhỏ của Phật A Di Đà hiện ra từ miệng của ngài.

Người ta nói rằng các tượng nhỏ này tượng trưng cho từng chữ của kinh “Nam Mô A Di Đà Phật” (Tôi quy y Phật A Di Đà) biến hóa thành Phật A Di Đà.

Được mô phỏng theo vị a la hán Kuya sống vào giữa thời Heian (794-1185), bức tượng gỗ cao 117 cm này là vật sở hữu quý giá của ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto qua nhiều thế kỷ.

Ngoài ra triển lãm còn trưng bày nhiều tượng và tranh Phật giáo từ thời Heian và Kamakura của  chùa này, bao gồm tượng Phật Dược sư  và Tứ Thiên vương.

(THE ASAHI SHIMBUN – March 24, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-004TinTuc_PGTG_2022-03-4-005TinTuc_PGTG_2022-03-4-006

 

Tượng A La Hán Kuya bằng gỗ cao 117 cm, là vật sở hữu quý giá của ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto qua nhiều thế kỷ

 

TinTuc_PGTG_2022-03-4-007

Tượng Phật Dược sư  và Tứ Thiên vương trưng bày tại triển lãm “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji” (Nhật Bản)

Photos: THE ASAHI SHIMBUN

 

HÀN QUỐC: Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa tiếp tục truyền thống về vai trò của phụ nữ trong Phật giáo Hàn Quốc

Ngày nay, có khoảng 6,000 nữ tu sĩ Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục truyền thống xuất gia để thực hành Phật giáo toàn thời gian như một tín ngưỡng suốt đời.

Khoảng một phần ba số Ni cô Phật giáo ở Hàn Quốc đã được đào tạo tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa ở Cheongdo thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, Ni viện Phật giáo lớn nhất của quốc gia này.

Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa được thành lập bởi Ni sư Myeongseong, 91 tuổi, một trong những nữ giáo viên Phật giáo đầu tiên ở Hàn Quốc. Kể từ năm 1970, trường đã có gần 2,200 sinh viên tốt nghiệp.

Những bài giảng dạy của Ni sư Myeongseong đã được xuất bản trong một tuyển tập, được xem là phần cốt lõi của giáo lý Phật giáo đối với Phật giáo Hàn Quốc.

Chương trình giảng dạy có tính kỷ luật cao tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa bao gồm lao động chân tay cho tất cả mọi người. Ni sư Myeongseong đã thiết lập một quy tắc làm việc cho sinh viên của mình, trong đó mọi người phải thực hiện một số lao động chân tay được gọi là “ulryeok” trong ngày, nếu không họ không được ăn.

(tipitaka.net – March 25, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-008TinTuc_PGTG_2022-03-4-009TinTuc_PGTG_2022-03-4-010

Chư ni tu học tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa ở Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang (Hàn Quốc)

Photos: Hyungwon Kang

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2011(Xem: 5575)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
01/01/2011(Xem: 5167)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 9546)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5298)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
24/12/2010(Xem: 6374)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
18/12/2010(Xem: 17178)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
14/12/2010(Xem: 19185)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
25/11/2010(Xem: 26751)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
15/11/2010(Xem: 7431)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
06/11/2010(Xem: 12148)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]