Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài lời mộc mạc kính dâng Thầy (bài viết của HT Thích Như Điển)

19/02/201618:48(Xem: 7686)
Vài lời mộc mạc kính dâng Thầy (bài viết của HT Thích Như Điển)


htnhuhue
VÀI LỜI MỘC MẠC KÍNH DÂNG THẦY

Thích Như Điển


Vào giữa năm 1982 tôi nhận được một cuộc gọi viễn liên từ Nhật Bản sang Đức. Lúc ấy tôi đã dọn Niệm Phật Đường Viên Giác về thuê tiếp tục tại đường Eichelkampstr, thuộc thành phố Hannover, Tây Đức. Tôi quá đổi vui mừng, vì vị gọi ở đầu giây bên kia chính là Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ, Phương Trượng chùa Pháp Hoa tại Nam Úc bây giờ. Hơn 34 năm về trước, Ngài ở độ tuổi 50 và tôi vẫn gọi bằng Thầy như khi còn ở trong nước từ năm 1964 đến năm 1972, trước khi tôi rời Việt Nam đi du học sang Nhật Bản.

Thầy bảo rằng: “Mới được tàu Na Uy vớt và đưa về Nhật ở tạm và muốn sang Đức định cư”. Tôi thưa rằng: “Bạch Thầy, không nên”. Lúc đó chắc Thầy không vui mấy và tôi giải thích những lý do chính đáng sau đây thì Thầy hoan hỷ. Việc thứ nhất là xứ Đức lạnh lắm, có nhiều mùa Đông nhiệt độ xuống dưới không độ trong nhiều tháng; thứ hai là tiếng Đức rất khó, với tuổi của Thầy, chắc là Thầy sẽ không thể kham nổi đâu. Thầy hỏi:  “Vậy thì bây giờ nên đi đâu?” Tôi thưa rằng: “Bạch Thầy, Thầy nên đi Úc. Vì ở Úc có nắng ấm quanh năm, khí hậu không khác Việt Nam mình bao nhiêu, chỉ có 4 mùa thay đổi không giống như quê hương mình, nhưng ở đó có cộng đồng người Việt rất đông và tại Nam Úc hiện đang thiếu vị lãnh đạo tinh thần, nếu Thầy thuận thì con sẽ nói với Đạo Hữu Võ Văn Tươi, Hội trưởng Hội Phật Giáo tại Nam Úc sẽ làm giấy bão lãnh Thầy sang Úc, giống như thủ tục của Thầy Bảo Lạc, mà Hội Phật Giáo Việt Nam tại New South Wales đã bảo lãnh cách đây 1 năm về trước và hiện Thầy Bảo Lạc đang Trụ Trì chùa Pháp Bảo tại Sydney”.

Thầy ừ! và sau cuộc gọi ấy, tôi vẫn liên lạc thường xuyên với Thầy tại Nhật cũng như tại Úc với Đạo Hữu Võ Văn Tươi và với 300 chữ ký thỉnh nguyện của Phật tử tại Nam Úc, Chính phủ Úc đã thuận cho Thầy và cấp Visa vào Úc chỉ chừng 3 tháng sau đó.Tôi thở phào nhẹ nhõm, vì đã làm xong được nhiều bổn phận mà Phật tử Việt Nam tại Nam Úc đã cậy nhờ. Đó là làm sao thỉnh dùm cho Hội tại đây một vị lãnh đạo tinh thần. Nay thì mọi việc đã xong, nên tôi rất an tâm, vì đã biết Hòa Thượng từ Việt Nam, nên không có gì để phải lo lắng cả. Ở Việt Nam, Ngài đã là Giảng Sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam, Ngài cũng là vị Thầy Giám Đốc trường Trung Học Bồ Đề Hội An thuở tôi còn học đệ ngũ và đệ tứ, niên khóa 1966-1968 (xin đọc thêm tác phẩm: Nước Úc trong tâm tôi, do Tự Viện Pháp Bảo và Phật tử chùa Pháp Bảo bảo trợ xuất bản trong năm 2016 nầy).


ht nhu dien-ht nhu hue
HT Như Huệ  (bên phải) và học trò của Ngài, HT Như Điển




Thầy đến Úc, Thầy đã gầy dựng được chùa Pháp Hoa tại Nam Úc, nay trở thành Tổ Đình của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Úc Châu. Thầy cũng là người sáng lập ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan. Thầy cũng đã làm Hội Chủ Giáo Hội nầy đến 4 nhiệm kỳ, cả thảy 16 năm. Hơn 13 năm về trước (2003)Thầy đã trở về ngôi Phương Trượng và giao việc điều hành cũng như Trụ trì chùa Pháp Hoa cho Thầy Thích Viên Trí và cách đây chừng một năm, Thầy đã trở thành Vị Trưởng Lão Chứng Minh Đạo Sư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan. Nay ở tuổi 84 (Ngài sinh năm 1933) và 8 tuổi đã vào chùa, 15 tuổi xuất gia chính thức tại Tổ Đình Chúc Thánh, Hội An, Quảng Nam. Nay Giáo Hội tại Úc Châu dự định làm lễ “Tri Ân và Tán Thán Công Đức” của nhị vị Đại Lão Hòa Thượng, nên muốn các chúng đệ tử xuất gia, tại gia và chư Tăng Ni thành viên của Giáo Hội viết bài để truy tán công đức của Quý Ngài. Con, một người học trò ở xa xôi, cách hơn nửa vòng trái đất và cũng đã nhận được ân giáo dưỡng của Thầy hơn nửa thế kỷ về trước, nên cũng có đôi lời mộc mạc dâng lên Thầy nhân việc Giáo Hội Úc Châu muốn thực hiện hai tập kỷ yếu cho nhị vị Đại Lão Hòa Thượng. Con nghĩ điều ấy cũng rất hay, vì khi các Ngài còn tại thế, các Ngài còn xem được những Pháp Lữ hay Đệ Tử của mình viết và nghĩ gì về mình, còn nếu để chờ cho các Ngài theo Phật về Tây rồi, lúc ấy cũng làm Kỷ Yếu để tưởng niệm các Ngài, nhưng các Ngài đâu có  còn đọc được nữa. Điều nầy cũng có nghĩa là người ta có thể chứng Niết Bàn ngay trong lúc còn sống, chứ không nhứt thiết phải  là sau khi hơi thở cuối cùng mới chứng được trạng thái Vô Sanh nầy. Cũng như vậy, Cực Lạc là chứng nhập ngay nơi câu niệm Phật, chứ không phải lúc lâm chung rồi, lúc ấy mới trực vãng Lạc Bang.

Con rất tán đồng việc thể hiện nầy của Giáo Hội Úc Châu, nên con sẵn sàng viết nên những lời mộc mạc nầy, như một người nông dân xứ Quảng để kính dâng lên Thầy và người nông dân ấy không bao giờ dám quên ân nghĩa của Thầy đã tạo ra cơ hội vẻ vang cho con sau nầy trên con đường Tu cũng như Học. Đó là những phần thưởng quý giá hạng nhất của lớp đệ tứ trường Trung Học Bồ Đề Hội An niên khóa 1967-1968, phần thưởng hạnh kiểm toàn trường Trung Học Bồ Đề và phần thưởng tối ưu về học lực của trường, mà lúc đó Thầy là vị Giám Đốc. Thầy phải thuê dùm cho Con một chiếc xe xích lô đạp, con mới có thể chở hết phần thưởng về chùa Viên Giác Hội An vào cuối niên học ấy. Bây giờ mỗi lần con dạy cho đệ tử của mình thường hay bảo rằng: “Sự học nó không làm cho người ta giải thoát được, nhưng muốn mở cánh cửa giải thoát kia, thì không thể thiếu sự Tu và sự Học được”.  Con nghĩ rằng lời nầy sẽ không thừa qua với thời gian và năm tháng, nhưng nếu con có được thành quả nào của ngày hôm nay, thì đều nhờ vào Sư Phụ con, Cố Hòa Thượng Thích Long Trí, Thầy, Thầy Như Vạn và Thầy Chơn Phát đã trợ duyên cho con từ thuở ấu thời. Ân nghĩa ấy thật là nghìn trùng mà con chẳng bao giờ có thể quên được.

 

Thầy nhìn lại những người học trò, đệ tử của Thầy, chắc hẳn Thầy sẽ vui, khi những người nầy luôn nhớ ghi lời Thầy dạy. Đó là truyền thống, đấy là ân huệ, đó là những thâm ân giáo dưỡng của Thầy. Rồi một mai đây Thầy cũng sẽ theo Phật, theo Tổ về Tây, nhưng Thầy sẽ an lòng với những Pháp lữ trong Giáo Hội và những người đệ tử, học trò đã thọ nhận ân của Thầy, họ sẽ không bao giờ quên cả. Câu “Ẩm thủy tư nguyên” vẫn luôn có giá trị cho bao đời là vậy.

 

Năm 2013 tổ chức Khánh Tuế Thầy 80 tuổi tại chùa Pháp Hoa Nam Úc, chắc Thầy cũng đã nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai những lời chúc tụng của chúng con và nay một lần nữa chúng con xin nguyện cầu Thầy sống đến trăm năm trên trần thế nầy để làm lợi lạc cho quần sanh và nhất là những ai cần đến Đức Từ Dung của Thầy luôn hằng che chở.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.

Viết xong vào một sáng chớm Xuân (15.2.2016) tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg, Đức Quốc để kính dâng lên Thầy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2012(Xem: 6435)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Quảng Hương Già Lam - Sài Gòn. Cuộc đời của Ngài phần nhiều cống hiến cho việc đào tạo tăng tài và sự nghiệp hoằng pháp cho Đạo Phật Việt Nam hơn là những lãnh vực phật sự khác.
10/03/2012(Xem: 7353)
Hòa thượng thế danh Dương Văn Y, sinh ngày 23 tháng Chạp năm Tân Tị (1881), nhằm vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức triều Nguyễn tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do túc duyên nhiều đời nên Ngài sinh vào gia đình chánh tín Tam Bảo. Thân phụ là Cụ ông Dương Thi An, pháp danh Chương Thái, hiệu Quảng Liên và Thân mẫu là Cụ bà Đỗ Thị Toại. Tuổi đồng ấu, Hòa thượng có tướng mạo rất đoan nghiêm, thông minh khác chúng. Lên 10 tuổi, Ngài có ý định xuất gia nên song thân đưa Ngài đến chùa Hội Phước tại xã Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, Quảng Nam để tu học với Hòa thượng Như Lý-Hoằng Khâm.
10/03/2012(Xem: 7221)
Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ! Mới hôm nào mà Hòathượng Thích Trí Thủ đã tiễn chân tôi ra sân bay đi Hà Nội để giảng cho trường Cao cấp Phật học tại chùa QuánSứ, mà bây giờ đã gần đến ngày giỗ đầu của Hòa Thượng.
09/03/2012(Xem: 17326)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
02/03/2012(Xem: 5465)
Hòa thượng thế danh Trần Văn Chín, sinh năm Canh Ngọ (1930) tại làng Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Hoàng pháp danh Chơn Tấn và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chung (khi Ngài viên tịch thì song thân vẫn còn tại thế). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo nên Ngài sớm có ý chí thoát tục tu đạo. Lúc lên 12 tuổi, Ngài đến chùa Phổ Khánh trong làng và tỏ ra quyến luyến không muốn về. Nhưng vì là con trai duy nhất trong gia đình nên Ngài phải trở về nhà lo bổn phận môn đăng định tỉnh.
05/02/2012(Xem: 5751)
Sáng ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (23.02.2014), thượng tọa Thích Quảng Tâm, Ủy viên Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cùng chư tôn đức môn đồ pháp quyến, thân tộc, đệ tử và phật tử đạo tràng chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (Nha Trang) đã thành kính tưởng niệm húy nhật lần thứ 26 cố Hòa thượng Bổn sự Thích Pháp Viện.
18/01/2012(Xem: 11453)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
25/12/2011(Xem: 9764)
Thành kính tưởng niệm HT Thích Trí Hiền
13/12/2011(Xem: 6987)
Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươitại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng
13/10/2011(Xem: 5560)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]