Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính Mừng Sinh Nhật Sư Ông (thơ)

09/03/201609:25(Xem: 8926)
Kính Mừng Sinh Nhật Sư Ông (thơ)

 
HT Nhu Hue (12)



CHÚC
 MỪNG SINH NHẬT SƯ ÔNG

 

Nắng lên rực rỡ hiên chùa

Ngàn hoa khoe sắc gió lùa khánh khua

Chùa xưa đồng đạo vui đùa

Đón mừng Sư phụ mới về thăm quê

Xứ người Phật sự bộn bề

Xa xôi cách trở ngày về nhiêu khê

Hôm nay giữa tiết Xuân ngời

Bên ngôi Bảo tự gạn khơi tấc lòng

Chúc mừng sinh nhật Sư ông

Tám mươi tuổi ngoại vầng đông vẫn hồng

Bóng cao thanh thoát nụ cười

Đại đức trí tuệ một đời chân tu

Mừng ngày sinh mừng vẹn mười

Chúng con kết đóa hoa tươi dâng người

 

Tú Yên (Như Kim TRẦN VĂN TUYẾN)

 



XUÂN PHÁP LẠC

 

Thầy đã về ngày Xuân đang ngóng đợi

Mái chùa xưa còn ấm nắng giao mùa

Lăng Già nguyệt viên dung nguồn tịnh lạc

Ngát Ưu Đàm theo gió thoảng hương đưa

 

Ba mươi năm phố rêu hồn cổ tích

Nghe ngàn trùng vang vọng Hải Triều Âm

Trời Nam Úc nhìn mây ngàn viễn xứ

Mộng tương phùng đất mẹ có xa xăm?

 

Bao ngày tháng tuệ đăng truyền diệu pháp

Bóng Y vàng lồng lộng cõi trời Tây

Chân Thích Tử qua dặm ngàn Âu Á

Nỗi niềm riêng đau đáu một phương này

 

Thầy đã về, mùa Xuân như ngừng lại

Cội Bồ Đề lắng đợi bước chân xưa

Cuộc tan hợp, những ai còn, ai mất

Gió chiều lay, rơi nhẹ cánh hoa dừa

 

Con kính ngưỡng mừng ngày vui hội ngộ

Nặng ơn Thầy vòi vọi tựa non cao

Nguyện Tam Bảo hộ trì trăm tuổi thọ 

Thầy – mùa Xuân pháp lạc thắm hoa đào

 

Doãn Lê

 




 

Khánh thọ Thầy xưa

                                      *Kính Sư ông Thích Như Huệ

         Thầy ra đi xa xứ đã nhiều năm

         Vì Đạo Pháp dấn thân miền viễn xứ

         Vọng cố hương nỗi nhớ thương đệ tử

         Suốt một đời đau đáu mảnh hồn riêng

 

         Vì chúng sanh Thầy gác mọi ưu phiền

         Đường hoằng Pháp kiên trì không chểnh mảng

         Hạnh tu ấy thiên thu còn tỏa sáng

         Công đức nầy gương môn đệ soi chung

 

         Thế giới bao la Phật đạo vô cùng

         Thầy phụng hiến trọn đời vì Chánh Pháp

         Dù phải trải bao phong ba bão táp

         Mãi sáng ngời tim Bồ Tát hào quang

 

         Và hôm nay quỳ dưới ánh Đạo vàng

         Giữa quê hương ngập tràn bao hạnh phúc

         Mái chùa xưa ngát hương hoa công đức

         Hạnh ngộ nào không ngớt giọt châu sa

 

         Tám mươi tuổi đời nhanh chóng trôi qua

         Trông Thầy vẫn cứ ung dung tự tại

         Cầu Tam Bảo độ trì Thầy khỏe mãi

         Để chúng con nương đạo hạnh của Người …

        

Nguyễn Miên Thượng

 

 

 

 

 

 

CHÚC MỪNG KHÁNH THỌ

 

Gần tám mươi năm giữa đất trời

Lòng từ như biển chẳng hề vơi

Đèn Thiền dẫn lối đi muôn ngã

Đuốc tuệ soi đường đến vạn nơi

Trăng tịnh sáng bừng trong nẻo đạo

Hoa Đàm thơm ngát giữa trang đời

Hồi quê chân bước hồn thanh thản

Khánh thọ mùa vui – Pháp rạng ngời

                                      Thùy Hương

 

 

Bồi Xuân

 

 

 

DÕI BÓNG TRĂNG XƯA

          Kính dâng Hòa Thượng THÍCH NHƯ HUỆ

                   Ngày trở về quê hương

 

Gió giao mùa nên trời còn se lạnh

Cội Bồ đề thay lá, buổi đầu năm

Như hứa hẹn cho đầy cành lộc mới

Pháp Bảo mừng Sư phụ đã về thăm

 

Hơn ba mươi năm, hoằng dương đất khách

Ánh Đạo vàng tỏa rạng cõi trời xa

Thầy trở về để viếng thăm chốn Tổ

Cội nguồn thiêng Chúc Thánh ở quê nhà

 

Phút trùng phùng bên hiên Đông Tổ địa

Khi hỏi người: Hòa Thượng nhớ con không ?

Nở nụ cười Thầy gật đầu: Nhớ, nhớ !

Nỗi niềm vui dào dạt dậy trong lòng

 

Đêm chùa cũ miên man tìm dĩ vãng

Trăng hạ tuần vằng vặc trước hiên Tây

Như gợi lại bao tháng ngày thuở trước

Kẻ mất người còn, “Tứ trụ” nơi đây. *

 

Những mắt phố thôi không còn thức

Đêm từng đêm ray rứt đợi ai về

Nước Hoài giang bóng đèn lồng rạng rỡ

Đưa từng dòng Pháp nhũ đến sơn khê

 

Tám mươi năm giữa thăng trầm dâu bể

Cuộc vô thường, sinh diệt thản nhiên qua

Thầy trở về như vầng trăng ngày trước

Trời Hội An lồng lộng bóng Lăng Già

                             Trọng xuân Nhâm Thìn

* Ngày xưa, Hòa Thượng là 1 trong “Tứ trụ”

     của Phật giáo Quảng Nam

 

 

 

 CUNG KÍNH MỪNG THẦY

 

Thầy đã về thăm chùa xưa Pháp Bảo

Ba lăm năm thiên lộ vẫn trường an

Mừng đón Thầy viên tập cả đạo tràng

Tâm can con cháy lên niềm hạnh ngộ

                

Nhớ ngày xưa trong giờ Thầy thuyết giáo

Sát na nầy cuốn xoáy với mây ngàn

Nay mừng Thầy Pháp thể vẫn khương an

Gieo hạt nhân Bồ đề tâm trẩy lạc

                  

Duyên khởi từ bi xua đời ô trọc

Cõi lòng con gai góc vẫn châm đầy

Xin ngưỡng vọng huệ đức sáng nơi Thầy

Tỏa minh quang như vừng trăng Linh Thứu

                   

Cõi bi trần giũ lòng sầu cố hữu

Chóng quay về bến giác thuở nguyên sơ

Nguyện làm thân thác lũ chảy xô bờ

Thấm mát đời, xanh tươi thêm mầm đạo.

           

 Điện Bàn-Quảng nam 2/2016

Huệ từ:Dương Tấn Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 4090)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 4430)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 3909)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 4422)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 11562)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 4393)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 6044)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 4887)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 5816)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
24/06/2011(Xem: 4868)
Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó, Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567