Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Tổ Bất-như-mật-đa

12/03/201102:44(Xem: 4809)
25. Tổ Bất-như-mật-đa

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. Chư Tổ sư Tây Thiên

25.

TỔ BẤT-NHƯ-MẬT-ĐA

不如密多祖

Tổ sư khi chưa xuất gia vốn là thái tử con vua Đắc Thắng ở miền Nam Ấn Độ. Ngài rất dũng mãnh, xả bỏ ngôi vua, xuất gia cầu đạo. Trong quyển “Phật tổ lịch đại thông tải” có ghi lại chuyện của ngài.

Khi được Tổ sư thứ hai mươi lăm là Bà-xá Tư-đa truyền pháp rồi, Tôn giả Bất-như-mật-đa sang miền Đông Ấn Độ mà hoằng hóa Phật pháp.

Lúc ấy, sư trưởng ngoại đạo tên là Trảo Phạm chí rất lo sợ vua dời đổi lòng tin, bỏ mình mà theo Tôn giả. Nên khi Tôn giả đến, sư trưởng liền xuyên tạc với vua, bảo rằng ngài là ma đạo.

Vua liền hỏi Tôn giả rằng:

“Đại đức đến đây làm gì?”

“Để độ chúng sanh.”

Vua lại hỏi:

“Độ cho những chúng sanh nào? Và dùng pháp gì để độ?”

Tôn giả đáp:

“Tùy theo từng loại chúng sanh mà dùng pháp thích hợp để độ.”

Vua liền hỏi:

“Như những người có pháp thuật giỏi, đại đức có thể chống lại chăng?”

Tôn giả nói:

“Phật pháp là chân lý, không ngại việc hàng phục tà ma ngoại đạo.”

Bọn ngoại đạo đang hầu theo vua, nghe câu ấy thì giận lắm, liền dùng tà thuật hóa ra một hòn núi lớn lơ lửng trên đầu Tôn giả. Tôn giả lấy tay chỉ vào hòn núi ấy, núi bay sang trên đầu bọn ngoại đạo. Đồ chúng ngoại đạo hốt hoảng quỳ lạy xin tha tội. Tôn giả động lòng thương, lại chỉ tay lần nữa, núi giả liền tan biến mất.

Sau lần đó, ngoại đạo theo về quy y Phật pháp, đức vua cũng từ đó tôn sùng Phật pháp.

Kế đăng lục, quyển nhất, chép lại rằng: Khi đắc pháp rồi, Tổ Bất-như-mật-đa đến miền Đông Ấn Độ. Vùng ấy có một vị vua tên là Kiên Cố, có lòng muốn nghe pháp Phật. Tôn giả liền diễn thuyết pháp yếu cho vua nghe. Tôn giả lại nói với vua rằng: “Trong nước này sẽ có vị thánh nhân tiếp nối ta mà giáo hóa chúng sanh.”

Thuở ấy có một thanh niên Bà-la-môn, tuổi được hai mươi, đã mất cha mẹ từ thuở còn bé thơ, chẳng ai biết tên họ là gì, con cái của ai cả. Qua ngày sau, vua và Tôn giả ngồi chung xe mà đi. Bỗng thấy thanh niên ấy xuất hiện, đảnh lễ phía trước. Tôn giả hỏi rằng: “Nhà ngươi đã nhớ lại việc thuở xưa chăng?”

Thanh niên ấy đáp: “Tôi nhớ ra rồi, cách đây rất lâu xa, tôi với ngài cùng sống chung. Mãi đến nay mới hội ngộ.”

Tôn giả quay sang nói với vua rằng: “Người này chính là Bồ-tát Đại Thế Chí giáng sanh.”

Thanh niên ấy bèn khẩn cầu xin được xuất gia. Tôn giả thâu nhận và đặt tên cho là Bát-nhã-đa-la.

Về sau, Tổ Bất-như-mật-đa truyền Chánh pháp nhãn tạng cho Bát-nhã-đa-la và truyền cho bài kệ rằng:



Chân tánh tâm địa tạng,

Vô đầu diệc vô vĩ.

Ứng duyên nhi hóa vật,

Phương tiện hô vi trí.

眞性心地藏

無頭亦無尾

應緣而化物

方便呼為智

Dịch nghĩa

Tánh chân ẩn ở đất tâm,

Không đầu lại cũng không tầm ra đuôi.

Ứng duyên, giáo hóa vật người,

Biết hành phương tiện là ngôi trí hiền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 20848)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 6468)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4631)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4280)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15667)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8692)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11283)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4079)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4132)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20187)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]