Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Phép huyền diệu

12/03/201102:44(Xem: 4761)
17. Phép huyền diệu

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Những chuyện tích triết lý

17. PHÉP HUYỀN DIỆU

Kinh Udna

Lúc ấy, Phật ở gần thành Vương-xá, trong rừng Trúc Lâm. Lúc ấy, đại đức Xá-lỵ-phất và đại đức Mục-kiền-liên đều ở tại một tinh xá khác.

Một đêm kia, nhằm khi trăng tỏ, đại đức Xá-lỵ-phất ngồi nhập đại định ngoài trời, để trần cái đầu mới vừa cạo. Có hai hung thần kia làm bạn với nhau, vì có việc nên đi trên không trung, từ phương bắc xuống phương nam. Hai vị hung thần nhìn thấy đại đức Xá-lỵ-phất đang ngồi nhập đại định ngoài trời, để trần cái đầu mới vừa cạo. Vị hung thần thứ nhất thấy người, bèn nói với bạn rằng: “Này anh bạn, để tôi xuống gõ cái đầu trọc của sa-môn này một cái chơi.”

Vị hung thần thứ hai cản lại rằng: “Không nên, anh bạn chớ nên quấy phá người tu hành. Vị ấy là một đại sư có phép mầu nhiệm, mạnh mẽ lắm.”

Hung thần thứ nhất cũng lập lại lời nói như trước, hung thần thứ hai cũng cản lại. Cho đến lần thứ ba, hung thần thứ nhất cũng muốn xuống đánh và hung thần thứ hai cũng cản lại nữa.

Nhưng hung thần thứ nhất không nghe lời khuyên can của bạn, liền giáng một cú đánh thật mạnh trên đầu ngài Xá-lỵ-phất. Cú đánh đó sức mạnh có thể làm ngã một con voi lớn, hoặc có thể làm lở cả đỉnh núi. Nhưng vừa khi ấy, hung thần la lớn rằng: “Cháy chết tôi rồi! Cháy chết tôi rồi!” Và ông ta ngay lập tức từ trên chỗ đứng mà rơi ngay xuống địa ngục.

Khi ấy, đại đức Mục-kiền-liên nhờ có thiên nhãn nên nhìn thấy đức Xá-lỵ-phất bị hung thần đánh trên đầu như vậy. Ngài liền đi đến chỗ ngài Xá-lỵ-phất, thăm hỏi rằng:

“Đại đức có được khỏe chăng? Có điều gì tai hại xảy ra chăng?”

Ngài Xá-lỵ-phất đáp rằng: “Thưa đại đức, tôi vẫn được khỏe. Nhưng hiện giờ tôi có hơi đau đầu một chút.”

Ngài Mục-kiền-liên nói rằng: “Hay thay đó, đại đức. Lạ thay đó, đại đức. Pháp lực và thần thông của đại đức thật lớn thay! Có một hung thần vừa mới đánh trên đầu đại đức. Cú đánh đó mạnh lắm, có thể làm cho một con voi to lớn phải ngã, hoặc có thể làm cho một đỉnh núi phải lở. Thế mà đại đức lại bảo rằng vẫn khỏe, chỉ có hơi đau đầu một chút mà thôi.”

Ngài Xá-lỵ-phất đáp:

“Vậy thì pháp lực của đại đức cũng cao lắm thay. Đại đức có thể nhìn thấy được hung thần và sự việc ấy. Còn tôi thì không thấy được gì cả.”

Bấy giờ, đức Phật nghe biết được lời nói của hai vị đại đức. Phật dạy rằng:

“Người nào có tinh thần vững chắc như núi đá, lòng không xao động, gặp vui không thích, gặp rủi không lo, kẻ nào biết rèn luyện tinh thần thì không còn phải sợ khổ não gì nữa cả.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 20849)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 6468)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4631)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4281)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15667)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8693)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11284)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4079)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4132)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20188)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]