Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Tổ Xà-dạ-đa

12/03/201102:44(Xem: 4238)
19. Tổ Xà-dạ-đa

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. Chư Tổ sư Tây Thiên

19.

TỔ XÀ-DẠ-ĐA

闍夜多祖

Tổ sư đời thứ hai mươi là ngài Xà-dạ-đa người miền Bắc Ấn Độ, trí huệ cao sâu, hóa độ được rất nhiều người.

Trong quuyển “Phật Tổ chánh tông đạo ảnh” có ghi lại rằng:

Khi gặp Tổ Cưu-ma-la-đa vào nước mình, ngài Xà-dạ-đa hỏi rằng:

“Cha mẹ tôi ở nhà thuở nay có lòng tin mộ Tam bảo, thế mà thường vướng phải tật bệnh luôn; còn hễ khuếch trương làm việc gì thì đều thất bại cả. Gần nhà tôi lại có một người chiên-đà-la mà thân thể được tráng kiện, làm việc chi cũng được toại ý. Chẳng biết kẻ ấy có phước chi và chúng tôi có tội gì?”







Ngài Cưu-ma-la-đa đáp rằng:

“Nhân quả thiện ác vay trả trong ba đời. Kẻ phàm phu chỉ thấy người nhân từ chết yểu, kẻ ác sống thọ, hoặc kẻ vô ân gặp may mắn, người có nghĩa phải hoạn nạn, bèn cho là không có nhân quả, tội phước. Họ có biết đâu ảnh hưởng của việc thiện ác đeo mãi theo mình, dẫu cho đến muôn kiếp cũng không tan mất.”

Nghe xong, Xà-dạ-đa liền dứt sự nghi ngờ. Tổ Cưu-ma-la-đa lại giảng thêm rằng:

“Tuy ngươi đã tin nghiệp báo trong ba đời, nhưng mà chưa rõ rằng nghiệp quả cũng là theo nơi chỗ mê lầm mà ra. Nhân nơi thức mà lầm, thức tùy theo chỗ không giác ngộ, chỗ không giác ngộ tùy theo nơi tâm. Mà bổn tánh của tâm thì thanh tịnh, không sanh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn thua, tịch nhiên, linh nhiên. Nếu ngươi nhập diệu pháp môn ấy thì ngươi với chư Phật đâu có khác gì? Khi ấy các sự thiện ác, vô vi, hữu vi đều là mộng huyễn cả.”



Liền đó, Xà-dạ-đa phát khởi túc huệ, thọ pháp với Tổ sư và sau được truyền làm Tổ đời thứ 20.

Tổ là người trí huệ sâu rộng, hóa đạo được vô số đệ tử và tín đồ. Ngài đến thành La-phiệt, xiển dương giáo lý Đại thừa. Trong hàng đệ tử, có một vị biện luận cao tài hơn hết tên là Bà-tu-bàn-đầu. Người này hỏi rằng: “Tự ngài đã đắc pháp Vô não hay chưa?”

Tổ Xà-dạ-đa đáp: “Ta nhớ rằng đã bảy kiếp rồi, ta thường sanh nơi An lạc quốc. Mỗi khi ta nghe lời ác, dường như gió thoảng, tiếng dội, không động được ta. Huống chi nay ta được uống nước cam lộ vô thượng, thì làm sao còn sanh nhiệt não được nữa?”

Bà-tu-bàn-đầu thưa: “Xin đấng đại bi đem diệu đạo mà truyền dạy cho con.”

Tổ sư nói:

“Ngươi đã trồng cội lành từ lâu, sẽ là người tiếp nối ta mà truyền mối đạo. Hãy nghe bài kệ này:



Ngôn hạ hiệp vô sanh,

Đồng ư pháp giới tánh.

Nhược năng như thị giải,

Thông đạt sự lý cánh.

言下合無生

同於法界性

若能如是解

通達事理竟。


Dịch nghĩa

Nghe giảng, hiểu lẽ vô sanh,

Tánh linh cõi pháp với mình như nhau.

Lẽ như vậy nếu hiểu làu,

Đạt thông sự lý cạn sâu đủ rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 3603)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 17506)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 6877)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 9034)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
27/10/2010(Xem: 7744)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
26/10/2010(Xem: 3988)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên. Tu bốn vô lượng là y trên a-thế-da, trên tăng thượng ý lạc, nghĩa là y trên thâm tâm, trên tâm nguyện nhiệt thành và luôn luôn hướng thượng, ước mong xóa sạch mọi thống khổ của thế gian.
23/10/2010(Xem: 10147)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 3914)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
18/10/2010(Xem: 3241)
Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.
18/10/2010(Xem: 16247)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567