Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Nói nhiều có hại

12/03/201102:44(Xem: 4895)
2. Nói nhiều có hại

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Những chuyện tích triết lý

2. NÓI NHIỀU CÓ HẠI

(Trích từ kinh Bổn Sanh)


Lúc ấy, Phật đang ở tại thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Nhân chuyện tỳ-kheo Cổ-cát-ly-ca vừa bỏ mình, Phật dạy rằng: “Tỳ-kheo ấy mạng vong cũng là do lời nói. Trong nhiều đời trước, tỳ-kheo ấy cũng đã từng phải chịu cái chết tương tự như vậy.”

Liền đó, đức Phật thuật lại chuyện tiền thân đời trước như thế này:

“Thuở xưa, lúc vua Phạm-ma-đạt-đa đang trị tại thành Ba-la-nại, có vị Bồ-tát giáng sanh vào nhà một quan cận thần có thế lực. Khi lớn lên, ngài được phong chức tể tướng, trở thành một đại thần chuyên lo những việc về chánh trị và tôn giáo. Lúc ấy, vua có thói quen nói quá nhiều. Khi vua đã nói thì không còn biết nhường lời cho ai nữa. Bồ-tát muốn làm cho vua bỏ thói quen xấu ấy đi. Ngài suy nghĩ để tìm một phương cách.

Thuở ấy, tại miền Hy-mã-lạp-sơn có con rùa ở dưới một cái hồ. Một hôm, có hai con vịt trời nhân khi đi kiếm ăn, làm quen và thành ra thân thích với rùa. Đã làm bạn với nhau rồi, hai con vịt mới nói với rùa rằng: “Chị ơi! Trong vùng Hy-mã-lạp-sơn có một đỉnh núi đẹp gần cái hố vàng. Đó là chỗ bọn em ở. Chỗ đó ở sướng lắm. Chị hãy lên đó với hai em.” Rùa đáp: “Chị đây nặng nề, chậm chạp, làm sao đi với hai em được?” Vịt trả lời: “Chúng em sẽ đem chị đi. Nhưng chị phải ngậm miệng không được nói năng gì hết.” Rùa nhận: “Được, chị sẽ biết giữ gìn, hai em cứ đem chị cùng đi với.”

Hai con vịt đưa một cái cây cho rùa ngậm. Rồi chúng dùng mỏ cắn chặt hai đầu cây và bay trên không. Có một lũ trẻ thấy rùa nhờ hai con vịt đưa đi, cùng nhau la rằng: “Xem kìa, hai con vịt dùng một khúc cây mà đem con rùa đi.” Rùa nghe vậy, liền buộc miệng nói: “Hai em ta đưa ta đi như thế nào, can hệ gì tới bọn bay, lũ trẻ ác độc kia.” Nhưng nó vừa mở miệng thì, ôi thôi, đã rơi ra khỏi khúc cây rồi.

Hai con vịt bay nhanh quá, nên lúc ấy đã tới thành Ba-la-nại, ngang bên trên cung vua. Rùa rơi vun vút từ trên cao xuống, ngay trước sân của vua, mu nó đập mạnh xuống sân gạch bể ra làm hai miếng, chết ngay lúc ấy.

Mọi người nhìn thấy đều lấy làm lạ, gọi nhau nói rằng: “Có một con rùa rơi từ trên không trung xuống trước cung vua và bể ra làm hai mảnh.” Vua liền ngự đến xem cùng với cả quần thần. Vua hỏi quan tể tướng là Bồ-tát rằng: “Này hiền khanh, con rùa ấy vì sao mà từ trên không trung rơi xuống chết ở đây?” Bồ-tát tự nghĩ: “Lâu nay ta đang tìm lời thích hợp để thức tỉnh nhà vua. Đây quả là dịp tốt rồi. Ta quan sát biết con rùa này đã làm bạn với hai con vịt. Hai con vịt ấy rủ nó đi chơi lên vùng Hy-mã-lạp-sơn. Nó nghe theo và ngậm vào một khúc cây, nhờ vịt cắn hai đầu cây đưa đi. Khi nghe tiếng lũ trẻ la, nó không ngậm được, mở miệng ra nói nên rớt từ trên không trung xuống mà chết trước sân cung vua.”

Ngài liền tâu rằng: “Tâu Bệ hạ, những kẻ không biết giữ gìn lời nói, thường hay gặp nạn chết người.” Rồi ngài đọc một bài kệ rằng:



Rùa kia số chết chỉ vì mình,

Hay nói làm chi, chẳng nín thinh!

Trước đã miệng ngậm cây chắc chắn,

Sau vì ngứa lưỡi phải tan thân.





Lấy đó làm gương để giữ mình,

Hoặc là khéo nói, hoặc lặng thinh,

Thân rùa đã nát, còn tiếng xấu,

Những ai hay nói hãy xét mình.



Vua nghe xong, nghĩ rằng: “Lời nói này là hướng về ta đó.” Vua liền nói với Bồ-tát: “Hiền khanh muốn cảnh tỉnh ta đó chăng?” Bồ-tát nói: “Tâu bệ hạ, dầu cho là bệ hạ hay bất cứ người nào khác, nếu nói quá nhiều mà không cẩn thận lời nói, cuối cùng đều phải gặp nạn như thế cả.”

Từ đó về sau, vua bỏ được thói quen hay nói nhiều, và rất thận trọng trong lời nói.


Phật thuyết xong chuyện tích này, nói với chư tỳ-kheo rằng: “Con rùa thuở ấy, nay là ngươi Cổ-cát-ly-ca vừa chết đó. Hai con vịt là hai người đệ tử lớn của ta. Nhà vua nay là A-nan, và quan tể tướng là Bồ-tát ngày đó, nay chính là ta đây.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 20848)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 6467)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4631)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4280)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15666)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8692)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11283)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4078)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4132)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20187)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]