TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tổ sư khi chưa xuất gia vốn là thái tử con vua Đắc Thắng ở miền Nam Ấn Độ. Ngài rất dũng mãnh, xả bỏ ngôi vua, xuất gia cầu đạo. Trong quyển “Phật tổ lịch đại thông tải” có ghi lại chuyện của ngài.
Khi được Tổ sư thứ hai mươi lăm là Bà-xá Tư-đa truyền pháp rồi, Tôn giả Bất-như-mật-đa sang miền Đông Ấn Độ mà hoằng hóa Phật pháp.
Lúc ấy, sư trưởng ngoại đạo tên là Trảo Phạm chí rất lo sợ vua dời đổi lòng tin, bỏ mình mà theo Tôn giả. Nên khi Tôn giả đến, sư trưởng liền xuyên tạc với vua, bảo rằng ngài là ma đạo.
Vua liền hỏi Tôn giả rằng:
“Đại đức đến đây làm gì?”
“Để độ chúng sanh.”
Vua lại hỏi:
“Độ cho những chúng sanh nào? Và dùng pháp gì để độ?”
Tôn giả đáp:
“Tùy theo từng loại chúng sanh mà dùng pháp thích hợp để độ.”
Vua liền hỏi:
“Như những người có pháp thuật giỏi, đại đức có thể chống lại chăng?”
Tôn giả nói:
“Phật pháp là chân lý, không ngại việc hàng phục tà ma ngoại đạo.”
Bọn ngoại đạo đang hầu theo vua, nghe câu ấy thì giận lắm, liền dùng tà thuật hóa ra một hòn núi lớn lơ lửng trên đầu Tôn giả. Tôn giả lấy tay chỉ vào hòn núi ấy, núi bay sang trên đầu bọn ngoại đạo. Đồ chúng ngoại đạo hốt hoảng quỳ lạy xin tha tội. Tôn giả động lòng thương, lại chỉ tay lần nữa, núi giả liền tan biến mất.
Sau lần đó, ngoại đạo theo về quy y Phật pháp, đức vua cũng từ đó tôn sùng Phật pháp.
Kế đăng lục, quyển nhất, chép lại rằng: Khi đắc pháp rồi, Tổ Bất-như-mật-đa đến miền Đông Ấn Độ. Vùng ấy có một vị vua tên là Kiên Cố, có lòng muốn nghe pháp Phật. Tôn giả liền diễn thuyết pháp yếu cho vua nghe. Tôn giả lại nói với vua rằng: “Trong nước này sẽ có vị thánh nhân tiếp nối ta mà giáo hóa chúng sanh.”
Thuở ấy có một thanh niên Bà-la-môn, tuổi được hai mươi, đã mất cha mẹ từ thuở còn bé thơ, chẳng ai biết tên họ là gì, con cái của ai cả. Qua ngày sau, vua và Tôn giả ngồi chung xe mà đi. Bỗng thấy thanh niên ấy xuất hiện, đảnh lễ phía trước. Tôn giả hỏi rằng: “Nhà ngươi đã nhớ lại việc thuở xưa chăng?”
Thanh niên ấy đáp: “Tôi nhớ ra rồi, cách đây rất lâu xa, tôi với ngài cùng sống chung. Mãi đến nay mới hội ngộ.”
Tôn giả quay sang nói với vua rằng: “Người này chính là Bồ-tát Đại Thế Chí giáng sanh.”
Thanh niên ấy bèn khẩn cầu xin được xuất gia. Tôn giả thâu nhận và đặt tên cho là Bát-nhã-đa-la.
Về sau, Tổ Bất-như-mật-đa truyền Chánh pháp nhãn tạng cho Bát-nhã-đa-la và truyền cho bài kệ rằng:
Chân tánh tâm địa tạng,
Vô đầu diệc vô vĩ.
Ứng duyên nhi hóa vật,
Phương tiện hô vi trí.
眞性心地藏
無頭亦無尾
應緣而化物
方便呼為智
Dịch nghĩa
Tánh chân ẩn ở đất tâm,
Không đầu lại cũng không tầm ra đuôi.
Ứng duyên, giáo hóa vật người,
Biết hành phương tiện là ngôi trí hiền.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Tây Thiên
25.TỔ BẤT-NHƯ-MẬT-ĐA
不如密多祖Tổ sư khi chưa xuất gia vốn là thái tử con vua Đắc Thắng ở miền Nam Ấn Độ. Ngài rất dũng mãnh, xả bỏ ngôi vua, xuất gia cầu đạo. Trong quyển “Phật tổ lịch đại thông tải” có ghi lại chuyện của ngài.
Khi được Tổ sư thứ hai mươi lăm là Bà-xá Tư-đa truyền pháp rồi, Tôn giả Bất-như-mật-đa sang miền Đông Ấn Độ mà hoằng hóa Phật pháp.
Lúc ấy, sư trưởng ngoại đạo tên là Trảo Phạm chí rất lo sợ vua dời đổi lòng tin, bỏ mình mà theo Tôn giả. Nên khi Tôn giả đến, sư trưởng liền xuyên tạc với vua, bảo rằng ngài là ma đạo.
Vua liền hỏi Tôn giả rằng:
“Đại đức đến đây làm gì?”
“Để độ chúng sanh.”
Vua lại hỏi:
“Độ cho những chúng sanh nào? Và dùng pháp gì để độ?”
Tôn giả đáp:
“Tùy theo từng loại chúng sanh mà dùng pháp thích hợp để độ.”
Vua liền hỏi:
“Như những người có pháp thuật giỏi, đại đức có thể chống lại chăng?”
Tôn giả nói:
“Phật pháp là chân lý, không ngại việc hàng phục tà ma ngoại đạo.”
Bọn ngoại đạo đang hầu theo vua, nghe câu ấy thì giận lắm, liền dùng tà thuật hóa ra một hòn núi lớn lơ lửng trên đầu Tôn giả. Tôn giả lấy tay chỉ vào hòn núi ấy, núi bay sang trên đầu bọn ngoại đạo. Đồ chúng ngoại đạo hốt hoảng quỳ lạy xin tha tội. Tôn giả động lòng thương, lại chỉ tay lần nữa, núi giả liền tan biến mất.
Sau lần đó, ngoại đạo theo về quy y Phật pháp, đức vua cũng từ đó tôn sùng Phật pháp.
Kế đăng lục, quyển nhất, chép lại rằng: Khi đắc pháp rồi, Tổ Bất-như-mật-đa đến miền Đông Ấn Độ. Vùng ấy có một vị vua tên là Kiên Cố, có lòng muốn nghe pháp Phật. Tôn giả liền diễn thuyết pháp yếu cho vua nghe. Tôn giả lại nói với vua rằng: “Trong nước này sẽ có vị thánh nhân tiếp nối ta mà giáo hóa chúng sanh.”
Thuở ấy có một thanh niên Bà-la-môn, tuổi được hai mươi, đã mất cha mẹ từ thuở còn bé thơ, chẳng ai biết tên họ là gì, con cái của ai cả. Qua ngày sau, vua và Tôn giả ngồi chung xe mà đi. Bỗng thấy thanh niên ấy xuất hiện, đảnh lễ phía trước. Tôn giả hỏi rằng: “Nhà ngươi đã nhớ lại việc thuở xưa chăng?”
Thanh niên ấy đáp: “Tôi nhớ ra rồi, cách đây rất lâu xa, tôi với ngài cùng sống chung. Mãi đến nay mới hội ngộ.”
Tôn giả quay sang nói với vua rằng: “Người này chính là Bồ-tát Đại Thế Chí giáng sanh.”
Thanh niên ấy bèn khẩn cầu xin được xuất gia. Tôn giả thâu nhận và đặt tên cho là Bát-nhã-đa-la.
Về sau, Tổ Bất-như-mật-đa truyền Chánh pháp nhãn tạng cho Bát-nhã-đa-la và truyền cho bài kệ rằng:
Chân tánh tâm địa tạng,
Vô đầu diệc vô vĩ.
Ứng duyên nhi hóa vật,
Phương tiện hô vi trí.
眞性心地藏
無頭亦無尾
應緣而化物
方便呼為智
Dịch nghĩa
Tánh chân ẩn ở đất tâm,
Không đầu lại cũng không tầm ra đuôi.
Ứng duyên, giáo hóa vật người,
Biết hành phương tiện là ngôi trí hiền.
Gửi ý kiến của bạn