Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Đại ý kinh Vu Lan

11/01/201115:23(Xem: 6112)
05. Đại ý kinh Vu Lan

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

ĐẠI Ý KINH VU LAN

CÁCHBÁO HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT

Công ơn nuôi dưỡng cha mẹ thật nhưtrời cao biển rộng khó nghĩ tận cùng. Đạo Nho đã nói: "Công ơn cha mẹ trờicao khó kịp". Kẻ làm con dĩ nhiên phải nghĩ đến cách báo đáp công ơn sanhthành của cha mẹ, vì đây là một bổn phận cao quý trong đạo làm người; bất luậnthời nào hoặc phương sở nào cũng không thể xao lãng đi được.

Nếu có người nương nhờ ơn cha mẹ màđến ngày công thành danh toại, lại chỉ biết có một mình mình chứ không đoáihoài gì đến cha mẹ, xem cha mẹ như người khách lạ qua đường... Nếu có người connhư thế dĩ nhiên gọi là người con bất hiếu, đã trốn tránh bổn phận thiêng liêngvậy.

Song sự báo ơn cha mẹ có rất nhiềucách, nó không thể giống nhau theo một quy tắc, thể thức nhất định làm cho chamẹ nhẹ bớt thống khổ, tăng thêm vui lành... Có người báo ơn cha mẹ bằng cáchlàm cho cha mẹ an hưởng thứ vui tinh thần khoan khóai hoặc hưởng cái vui ngắnngủi, vui lâu dài, vui nặng nề hay vui siêu thoát. Tóm lại, đàng nào cũng gọilà hiếu, đàng nào cũng tìm cách đem lại sự an vui cho cha mẹ, nhưng xét kỹ thìchỉ có cách đem lại cho cha mẹ sự an vui siêu thoát đời đời mới thật hoàn toànđạt thấu mục đích báo hiếu mà thôi.

Kinh Vu Lan Bồn chính là một kinhPhật dạy chúng ta cách báo hiếu ấy, báo hiếu chính đáng, cứu độ viên mãn để cáctiền nhân nhẹ gánh oan khiên, lần thoát vòng luân hồi đau khổ. Chúng ta khôngthể không hiểu qua đại ý của kinh trong khi chúng ta muốn tìm một phương phápchơn chán để báo bổ thâm ân.

Trong kinh Vu Lan, Phật dạy chochúng ta rõ:

1. Có nhân thì có quả

Nhân quả là một định luật hiển nhiênkhông thể nào sai chạy được. Ở nơi hoàn cảnh cũng như ở nơi thân tâm, hễ đã gâynhân gì thì tất nhiên có quả báo nấy để thù đáp lại, tuy vô hình nhưng rất bìnhđẳng, không bao giờ gây nhân lành mà phải chịu quả báo khổ, cũng không bao giờgây nhân dữ mà được hưởng quả báo vui. Bởi vậy, bà mẹ Tôn giả Mục-kiên-liên saukhi đã sanh tâm tham lam bỏn xẻn mà gây nghiệp nhân không tốt đến lâm chungphải chịu quả báo đoạ đày trong đường ngạ quỷ, đói khát ốm gầy, đến nỗi gặpđặng bát cơm của Tôn giả Mục-kiền-liên dâng cúng, nhưng vì nghiệp tham của bàquá nặng mà cơm kia bỗng biến thành lửa đỏ cháy hừng không thể nào ăn được.

2. Nhân quả đều do tâm

Tuy vậy nhưng không phải: "mộtkiếp lỗi lầm là muôn đời đau khổ". Trong kinh có dạy: "Tâm năng sanhnhứt thiết pháp", vậy biết rằng tất cả pháp đều do tâm. Tâm tạo nên nghiệplành, hiện thành cảnh giới chư Thiên tốt đẹp, tâm tạo nên nghiệp dữ hiện thànhcảnh giới địa ngục xấu xa, tâm tu theo đạo Bồ-đề, gây nhân giải thoát thì đượctự tại yên vui ngoài vòng luân hồi sanh tử, vậy nên mặc dù chúng sinh ở tronghoàn cảnh tuy khổ cực cũng có thể hoán cải tâm niệm mình theo con đường chánhđáng tốt lành. Khi tâm đã tốt thì cảnh giới cũng tùy tâm mà trở nên vui đẹp. Cứxét ngay nơi tâm niệm hiện tại của chúng ta thấy rõ. Khi tâm ta nghi ngờ độc ácthì cảnh vật nào cũng là cảnh vật khả ố xấu xa. Khi tâm ta hiền rộng rãi thìcảnh vật nào cũng đẹp đẽ vui tươi. Địa ngục thiên đàng nào phải ở đâu xa lạ!

Do lẽ đó mà bà mẹ Tôn giảMuc-kiền-liên tuy đã sanh vào ngạ quỷ cũng có thể chuyển đổi tâm niệm nghiệpnhân, đặng giải thoát khỏi chỗ tối tăm cực khổ.

3. Hiệu lực của chú nguyện

Chúng ta đã biết địa ngục, thiênđàng cũng chỉ tự mình tạo ra và chịu lấy, kẻ làm con nếu muốn cho cha mẹ mìnhkhỏi lâm vào cảnh tương lai đau khổ, thì không chi bằng cố gắng làm cho cha mẹbỏ ác làm lành, cải tà quy chánh dù cho cha mẹ đã qua đời cũng có cách báo đáphoàn toàn được.

Phật dạy tất cả sự vật trùng trùngduyên nhau mà phát hiệ,n nên tâm niệm của chúng ta cũng trùng khắp và duyêncùng cả vũ trụ không khác nào một làn sóng nhỏ cũng lan khắp cả đại dương, nhưánh sáng của vì sao cũng chiếu cùng quả đất. Bởi vậy, tiền nhân xa cách đến đâuchúng ta cũng có thể đem tâm niệm đại hiếu, tu hành mà cảm thông và thaychuyển. Chỉ sợ rằng sức tu hành của chúng ta kém cỏi, định lực không bao nhiêu,tợ hồ như ánh sáng của một vì sao nhỏ, làm sao thay đổi cho một cảnh vật càngthêm tươi sáng?! Chúng ta không thể không nhờ đến định lực của nhiều vị tu hànhtinh tấn, chú nguyện cho mới mong thay đổi dễ dàng thân tâm cùng cảnh giới nơimỗi người. Các vị tu hành tinh tấn ấy phần nhiều là chúng Tăng chuyên tu trongba tháng hạ.

Xưa kia Tôn giả Mục-kiền-liên tuy tuhành chứng đến lục thông, nhưng với đạo lực một mình vẫn không sao cứu vớt từmẫu, đã phải nhờ đến sức chú nguyện của mười phương Tăng trong ngày Tự tứ mà mẹcủa Tôn giả liền thoát khỏi vòng ngạ quỷ, hóa sanh cảnh giới chư Thiên an lạc.

*

Ngày nay, chúng ta nếu muốn báo hiếuđối với tiền nhân một cách viên mãn, trước hết chúng ta nên tin tưởng vào bađiều đã lược nói ở trên. Chúng ta tin rằng cảnh khổ vui đều do tâm niệm và tâmniệm có thể thay đổi, xấu trở nên tốt một cách dễ dàng, khi nhờ có sức chú tâmcủa nhiều vị tu hành có định lực. Chúng ta cũng thường thấy các nhà thôi miênhọc chỉ gia công tập luyện và tập trung tư tưởng đôi phần mà họ có thể sai sửkẻ đối phương hành động theo ý chí của họ. Nếu với các bậc tu hành, có một tâmhồn thanh tịnh, có định lực mạnh mẽ thì chắc hiệu lực sẽ tăng lên bội phần, vàvới các đấng Giác ngộ thì không thể nào tính lường được.

Chúng ta tin tưởng như thế và chítâm bố thí cúng dường Tam Bảo, chúng Tăng, làm việc hiếu nghĩa trong ngày Tăngtự tứ (rằm tháng bảy) để cầu mong được mục đích báo hiếu hoàn toàn của kẻ biếtlàm con.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2012(Xem: 9202)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16818)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 11858)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6937)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 6348)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 36276)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 7427)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
26/05/2012(Xem: 4357)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
11/05/2012(Xem: 12596)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
17/04/2012(Xem: 5935)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]