Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Thức Biến

11/01/201115:16(Xem: 5497)
01. Thức Biến

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

THỨC BIẾN

Có những đêm dưới ánh trăng soi, trong một phút bàng hoàng ta đã từng nhìn lầm tàu lá chuối rung rinh ra một bóng người áo trắng đang lay động; có những lúc nửa tỉnh nửa mê ta từng nghe tiếng cho sủa xa xa như tiếng người cải lộn, và nhiều lúc mơ ngủ tađã lầm nhận bàn tay mìnhđè lên ngực thành một quái vật nặng nề. Trong những lúc ấy, vì sao cảnh lại biến đổi như thế?

"Vì tâm mình mê hoảng".Ðó là câu lời của lý Duy tâm thông thường. Lý ấy cho rằng giá trị, tánh cách một vật, một cảnh không nhấtđịnh như thế nào, nó chỉ tùy theo tâm hồn mình mà biến hóa ra thế này thế kia, cho nên lắm lúc người buồn, cảnh buồn, người vui, cảnh vui, như nhà thơ Nguyễn Duđã nói: "Người buồn cảnh có vuiđâu bao giờ". Hoặc giả biết bao phen cùng trong một cảnh mà "Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".

Lại như, thì giờ nào có khi mau khi chậm, thế mà, "Ngày vui ngắn chẳng tày gang, ngày sầu dài tưởng đến hàng mấy thu".

Nhưng ta cũng nên tự hỏi, lúc mơ hoảng thấy lá chuối ra bóng áo, tiếng chó tựa tiếng người, bàn tay ra quái vật. Trong những lúc ấy cảnh thật là gì? Là lá chuối nhuộm ánh trăng hay bóng người, là tiếng chó hay tiếng người, là bàn tay hay hình quái? Cảnh thật là lá chuối, tiếng chó, bàn tay ư? Không,đó chỉ là cảnh của người thức, cảnhđó chỉ thật với người thức, chứ với người đang mơ, chính là bóng áo, tiếng người và hình quái kia!

Thế thì biết cảnh nào là thật? Cho nên ta cũng không lạ cho lòng ngờ của Trang Tử lúc nằm mộng thấy mình hóa bướm "Ta là người nằm mộng hóa bướm, hay là bướm nằm mộng hóa người?"

Ai mà giải quyết được!

Lý Duy tâm thông thường phân biệt thật giả chỉ là thiên chấp, vì lý ấy nhận có cảnh thiệt nhưng tâm hồn người đã tô màu cho các cảnh đó, như lớp vỏ trùm lên gỗ, gia vị hòa vào thức ăn. Nhưng lý ấy nào có biết thật giả, đó chỉ làđối đãi mà có, chứ cảnh trong mêđối với lúc mê vẫn thật.

Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoađốm giữa hư không.

Ðó cũng là một phép quán duy tâm để nhận rõ chân tánh pháp giới.

Chân tánh tuyệt đối của vũ trụ (tức pháp giới) không thể tả được, không thể tưởng tượng được, vì muôn hình vạn tượng của pháp giới đều làđối đãi mà có. Thoát khỏi các phương diện đối đãi thì không thễ nghĩ nghì cảnh ấy thế nào được.

Pháp giới như số trăm (100). Số trăm không thể nghĩ nghì được, vì thực sự nó không nhất định có một tính cách gí cả. Số 100 chỉ có tính cách đối đãi mà thôi, nghĩa là một trăm người, 100 xu hay 100 sông v.v. Chính nhờ những tính cách: người, xu, sông đó làm cho số 100 thành có tính cách rõ rệt: 100 người, 100 xu, 100 sông.

Pháp giới như số 100 ấy, tính cách không thể nghĩ nghì, nó chỉ tùy tâm niệm mà hóa ra có tính cách cùng tướng này tướng kia. Chính những tính cách, những tướng ấy mà ta gọi là sự vật. Nó hoàn toàn là cảnhđối đãi với tâm niệm vậy.

Chẳng hạn như sông, núi, trăng sao, chỉ là pháp đối đãi với tâm người mà hiện ra, chứ đối với tâm loài khác, nghiệp khác chưa hẳn đã có. Nước chỉ theo tâm người mà có; với tâm cá, nước chắc đâuđã là nước (tình hữu lý vô).

Vì thế, Ðức Phật đã từng nói: "Sự sự, vật vật như hoa đốm giữa hư không".

Hư không nào có hoa đốm, thế mà trừng mắt nhìn lâu cũng thấy giữa hư không có hoađốm lăng xăng. Pháp giới ví như hư không; hoa đốm như muôn tướng; sự mỏi mắt như nghiệp các loài.

Sự sự, vật vật đây không phải chỉ các tướng hình như cảnh vật chung quanh mình, mà chođến thấy, nghe, suy nghĩ, tư tưởng cùng các tâm pháp khác như vui, buồn, phiền não, thiện ác v.v.

Nhưng đã biết rằng tâm và cảnh chỉ do đối đãi mà có thì có thể hoặc:

1. Ðối tâm niệm là để đối cảnh, nhơn đó mới biết quả "Ngoài tâm không cảnh".Ðó là phép quán pháp tánh.

2. Xét nơi cảnh mà nhận rõ cảnh tức tâm. Ðó là phép quán pháp tướng.

Thường ta nhận thấy có tâm đối với cảnh, tâm là năng tri, cảnh là sở tri. Nhưng xét kỹ thì giữa năng tri và sở tri không có giới hạn. Không năng tri thì sở tri cũng diệt, không sở tri thì năng tri cũng tiêu; vì thế biết rằng tâm và cảnh chỉ là hai phầnđối đãi của chơn tâm. Theo Duy thức học thì cảnh là tướng phần, tâm là kiến phần của căn bản thức (hay đệ Bát thức) mà thôi. Rõ như sơđồ sau:

Kiến phần + Tướng phần = Tự chứng phần ==> Chứng tự chứng phần: Thức

ÐỆ BÁT THỨC

Như tay sờ đầu, tay là kiến phần,đầu bị sờ là tướng phần, cái thân cảm nhận sự sờ đó là sự chứng phần và mình biết rằng cái thân có nhận cảm sự sờ đó, sự biết ấy là chứng tự chứng phần.

Tâm cũng như tay, cảnh cũng như đầu chỉ là hai phần của một thể, vì do sự động chạm mà phát ra có kiến và tướng thôi. Như thế thì biết kiến phần (tâm), tướng phần (cảnh) cùng tự chứng phần và chứng tự chứng phầnđều là tác dụng của tâm thức mà thôi

DUY CẢNH

Quán duy tâm xong cần quán duy cảnh để phá trừ cho rốt ráo ngã chấp và pháp chấp. Quán duy cảnh làđem tâm mìnhđặt vào một cảnh, thâu tâm chođúng với tâm cảnh ấy để nhận pháp giới đối đãi với cảnh. Như đặt tâm mình vào người khác thời phải quán cảnh xung quanh người ấy, đúng như người ấy thấy; hoặc xa hơn như đặt tâm mình vào con cá, thời phải quán nước thành vô hình, mà không khíđối với mình hóa ra nghẹt thở, những thức ăn ngon lành là rêu cỏ v.v. Lúc nào rốt ráo quán pháp giới được đúng với pháp giới người khác hoặc với pháp giới con cá, thì sẽ hiểuđược tất cả tâm trạng vàđời sống của người khác cũng như của con cá, và nhờ trí quán ấy mới có thể cảm hóa người và cá một cách dễ dàng.

* * *

Năm xưa Hòa thượng Phúc Hậu chùa Báo Quốc trong một dịp Tết Nguyên đán, Ngàiđã ung dung viết dán lên vách những câu đối, bài thơđể đón mừng xuân mới. Tôi may mắn được đọc những vần thơ siêu thoát của Ngài ngay khi nó vừađược viết ra còn chưa ráo mực. Có những câu thơ đã inđậm vào trí óc non dại của tôi lúc bấy giờ mà ngày nay vẫn còn hiện rõ. Mừng xuân, Ngàiđã mở đầu hai câu: "Giàu sang lễ nghĩa mấy cho cùng,đạm bạc ngày xuân cúng tấm lòng... "Thật là giản dị mà đầy đủ. Giàu sang lễ nghĩa, ít nhiều thiếu đủ chi được phô bày tùy người tùy cảnh, chẳng có gì nhất định, nên cũng chẳng biết mấy cho cùng. Kẻ giàu sang mà chẳng có gì nhấtđịnh, nên cũng chẳng biết mấy cho cùng. Kẻ giàu sang mà chẳng có lễ nghĩa, hay kẻ có lể nghĩa mà không giàu sang đã đành là thiếu, dẫu ngay đến kẻ vừa giàu sang vừa lễ nghĩa, nhưng thiếu "tấm lòng" thì giàu sang lể nghĩa ấy cũng hóa ra hời hợt, mong manh chưa đủ cúng "tấm lòng" thật là đạm bạc! Nhưng thiếu tấm lòng là thiếu tất cả. Có tấm lòng mới rực rỡ hoa dâng, trànđầy hoan lạc, mới dựng nổi cảnh sắc huy hoàng thanh thoát.

Nghĩ vậy, nên hôm nay, đối trước tôn tượng đức Bổn sư, tôi bắt chước Hòa thượng, trước hết dâng lên đức Phật tấm lòng thành kính tưởng niệm những giáo lý cao siêu mà Ngàiđã vì chúng ta mà dạy bảo, hầuđáp đền một trong muôn phần công ơn của Ngài, cũng là để khỏi phụ bản hoài củađức Phật là: Ngài xuất hiện trong thế gian này chỉ vì muốn "khai thị cho chúng sinh ngộ nhập kiến Phật."

Ðó là lý do khiến tôi trịnh trọng ghi ra những dòngđạo lý trênđây vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2012(Xem: 9202)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16818)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 11858)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6937)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 6348)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 36276)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 7427)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
26/05/2012(Xem: 4357)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
11/05/2012(Xem: 12596)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
17/04/2012(Xem: 5935)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]