Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Giá trị thẩm mỹ trong giáo lý vô thường - vô ngã - Thích Nữ Liên Dung

16/05/201317:16(Xem: 2479)
18. Giá trị thẩm mỹ trong giáo lý vô thường - vô ngã - Thích Nữ Liên Dung


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần III

Phật giáo và các vấn đề hiện tại

--- o0o ---

GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRONG GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ

Thích Nữ Liên Dung

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."

Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.

Bát-nhã là trí tuệ, thuật ngữ Phật học dùng đễ chỉ trạng thái tâm linh siêu việt của con người mà ta có thể xem là phạm trù "trác tuyệt" của mỹ học Phật Giáo. Con đường đạt đến trí tuệ cao cả này là con đường thuần lý tánh, được chuyển hóa từ "có" đến "không," từ "thường" đến "vô thường," từ cái "ngã" đến "vô ngã." Chúng ta có thể đi lần vào vùng sâu thẩm của ý thức, thầm lặng nhưng hùng tráng, đơn sơ mà trác tuyệt của các Thiền Sư đễ hiểu rõ hơn tư tưởng thẩm mỹ trong vô thường, vô ngã của Phật Giáo. Đối tượng thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ là các Thiền Sư được cảm nhận như một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng quay vô tận của vũ trụ. Chỉ một khoảng nhỏ ấy thôi bao hàm cả sự sống. Dưới mắt Thiền Sư Mãn Giác:

"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai"

(Xuân đi hoa úa nhụy tàn
Xuân về hoa nở dọc ngang đất trời)

Đó là quy luật muôn thuở của tự nhiên. Như vậy, với thiền sư Mãn Giác "vô thường" mới thật là "chơn thường."

Thế giới quan của người liễu đạ? là vậy, nhân sinh quan của các vị ấy thì sao? Hai câu thơ tiếp: "Sự trục nhãn tiền quá / Lão tùng đầu thượng lai" nói lên cuộc sống con người cũng thay đổi trong từng sát-na sanh diệt. Nơi con người, không có một cái ngã thường hằng. Như vậy, với tuệ nhãn, người kiến tánh thấy rõ "vô ngã" đích thực là "chơn ngã."

Thấu triệt "vô thường," "vô ngã," các vị thiền sư có một cách thế sống tuyệt vời, hiện thân của cái đẹp toàn diện.

Đẹp trước hết là sự thật. Cái đẹp chân chánh chỉ xuất hiện trên cơ sở sự thật. Người ta gọi là thật khi nhận thức của chúng ta phù hợp với thự tại khách quan. Đó là sự đồng điệu giữa ta và vũ tru,?ài hòa như một nhạc khúc. Nắm chắc sự vận hành của qui luật và sống đúng theo qui luật ấy, con người sẽ đạt được an lạc, đó là đẹp. Trên tinh thần ấy, con người hành xử đúng theo chiều hướng phát triển của lịch sử, và xã hội góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, sáng tạo ra lịch sử làm cho cuộc sống trở nên sinh động. Nơi nào có cuộc sống đang dạt dào, dù ở hiện tượng hay còn tiềm ẩn nơi bản chất, nơi ấy cho ta khái niệm đẹp.

Tiếp nữa, đẹp theo tinh thần Phật Giáo là cơ chế thăng bằng, thăng bằng với môi trường đễ hòa vào thiên nhiên tuyệt mỹ, thăng bằng với nội tâm để có một bản lĩnh tự tại. Trong cơ chế thăng bằng đó, các thiền sư đã chuyển giáo lý "vô thường, "vô ngã" thâm nhập hoàn toàn vào những áng văn chương lấp lánh đầy màu sắc triết học, mỹ học, thiền học, thiên nhiên và con người. Trần Nhân Tông đã thấu triệt quy luật vận hành của vũ trụ:

"Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giường thiền ngắm cảnh hồng"

Thiền sư Pháp Loa thì "đã hết duyên trần thong tay đi."

Không tự giam hãm mình trong bốn tướng sanh, già, bệnh, chết. Thiền sư Mãn Giác cùng một cách thế như vậy đã tạo cho mình sức cân bằng nội tại đến mức cao nhất. Đứng trước vực thẳm của sanh tử, như cuộc du hành tự tại trước một mùa xuân thanh bình. Trong phong thái đó, với một cành mai, một mùa xuân, một mái đầu, thiền sư Mãn Giác cho ta thấy sự đến, đi của con người trước cuộc sống êm đềm như sự đi qua và trở lại của một mùa xuân. Xuân này đến, hoa nở, hoa nở để rồi tàn. Xuân sau về, hoa lại nở thôi. Tất cả đều mong manh như trò chơi của tạo hóa nhưng bao giờ mất đi trong chuỗi dài sanh diệt, diệt sanh. Do đó, co,?hông, còn, mất, sống, chết, thịnh, suy v.v. . . là những phạm trù đối đãi bất tận của con người và cả thế giới trần gian này.

"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
để mai tôi trở về cát bụi…"

Phạm trù đẹp còn biểu hiện ở sự nhận thức một cách biện chứng về cuộc sống đang vận động và phát triển. Trong ý nghĩa đó, thiền sư Mãn Giác rất lạc quan:

"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai).

Thế giới thực chất là sự sinh sôi nảy nở. Cành mai nở tung ra trong đêm cuối xuân, chứng tỏ điều gì, nếu không hàm chứa ý nghĩa tiến hóa sâu xa của cuộc sống qua cái nhìn biện chứng của thiền, cái mới hình thành ngay trong lòng cái cũ, vận động và phát triển theo quy luật đó là cái đẹp. Cái đẹp là bạn đồng hành với cuộc sống đang vươn lên và ở đâu tìm thấy cái đẹp, ở đó biểu hiện những xu hướng cao cả nhất của cuộc sống. Ở đây, thiền sư Mãn Giác là biểu tượng của con người đẹp qua sự an tịnh, bình thản của Ngài. Chủ thể thẩm mỹ ở đây vượt khỏi cái bi, bi kịch, bi hài. Tất cả những phạm trù ấy đã chuyển hóa, thăng bằng chỉ còn một dấu ấn duy nhất, cái đẹp, cái trác tuyệt lồng lộng. Đó là ý chí, cách thế sống của một con ngừơi đại đạo, một con người đẹp, con người đã thực sự hoàn chỉnh trong lối sống của mình.

Cuối cùng, mức độ cao nhất trong phạm trù cái đẹp là lòng vị tha. Đây là cái đẹp đến độ viên mãn, cái đẹp xả kỷ, chỉ cống hiến mà không hưởng thụ, thể hiện đầy đủ chất nhân văn của chủ nghĩa nhân đạo trong hệ thống Phật học. Nhiều thiền sư đời Lý, Trần đã hy sinh trọn vẹn cuộc đời cho Đạo pháp và Dân tộc gần như quên mình. Cả một đời lo cho nước cho dân và phụng sự Đạo pháp đến lúc viên mãn. Suốt cuộc đời hoằng hóa độ sanh cũng là một quá trình chuyển hóa tâm thức tu hành để rồi có được trạng thái quân bình tuyệt mỹ. Sự cân bằng đối vơi môi trường và sự cân bằng nội tại.

Con người chứng ngộ đượm nhuần chất thiền của giáo lý vô thường, vô ngã ấy đầy đủ nghị lực, ý chí để có thể tự tại trước bao biến thiên của cuộc sống. Cân bằng với môi trường và đạt đến bản lĩnh tự tại là thể hiện mặt "tịch" của cái thể tánh chơn như, giác ngộ. Từ đó thực hành một nếp sống vị tha, biết đem cái vô thường của bản thân, để phục vụ tha nhân đến mức quên mình, cống hiến cho dòng chảy thường của cuộc sống. Nếp sống vị tha vong kỷ như cánh nhạn lướt trên trời không vô ảnh, vô trung. Ấy là diệu dụng về phương diện "chiếu" của thể tánh bát-nhã. Đến đây, giá trị thẩm mỹ, cái đẹp hoàn thiện của con người, của triết lý sống tỏa lên ngời sáng bao hàm cả chơn và thiện. Thiết tưởng không còn giá trị thẩm mỹ đẹp và trác tuyệt hơn?

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." Bản chất của cái đẹp thật trong sáng và lành mạnh. Vì vậy, thật vô cùng tuyệt đẹp trong định hướng sống, và tuyệt đẹp trước lẽ có-không.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2020(Xem: 13021)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
02/01/2020(Xem: 4852)
Một sáng tinh sương ..... Đức Thế Tôn thành đạo . Phiền não đoạn tận, chiến thắng ma quân , Ánh sáng Giác Ngộ lan tỏa đến tha nhân Gieo rắc niềm tin ...khổ đau được chuyển hoá !
24/12/2019(Xem: 5045)
Ngày thành đạo của đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên của chánh kiến, thấy rõ thế gian là vô thường và những gì cấu tạo nên nó chỉ là do quan hệ duyên khởi và trống rỗng tự ngã. Những nỗi khổ đau của con người ở trong thế gian không do một ai có thẩm quyền áp đặt, mà chính là do lòng tham dục, tính hận thù và sự kiêu căng nơi tâm họ tạo nên. Tâm cũng vô thường như bất cứ những sự vô thường nào ở trong thế gian, nên những khổ đau của con người không phải là tuyệt lộ. Nó có thể thay đổi khi nhân và duyên của nó được thay đổi. Nhân và duyên làm thay đổi khổ đau của thế giới con người là Bát Thánh Đạo. Thực hành Bát Thánh Đạo, do đức Phật công bố tại vườn Nai, sau khi Ngài thành đạo, trong thời thuyết giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, tại vườn Nai thì những khổ đau của thế giới con người sẽ bị diệt tận.
24/12/2019(Xem: 7350)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 8750)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 7058)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 12999)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 27724)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 13679)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
02/05/2019(Xem: 12108)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]