Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Các cấp độ hạnh phúc - Thích Hiển Chánh

16/05/201314:22(Xem: 3817)
15. Các cấp độ hạnh phúc - Thích Hiển Chánh


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần I

Bản chất và con đường Giác Ngộ

--- o0o ---

CÁC CẤP ĐỘ HẠNH PHÚC

Thích Hiển Chánh

Trong các khoái lạc giác quan, sự ô nhiễm về cảm xúc (upakkiles ), và các lậu hoặc tâm ( sav ) ngày càng phát triển, trong khi trong thiền định, chúng càng ngày càng bị giảm thiểu, và chỉ với hạnh phúc niết-bàn, chúng mới hoàn toàn mất dạng.

Trong đạo Phật, thuật ngữ hạnh phúc được biết đến là sukha. Sukhamang nhiều nghĩa và có thể được dịch là hạnh phúc, an lạc hay cảm giác vui sướng, dù là thuộc giác quan, thuộc tâm, hay giải thoát. Trong kinh điển nguyên thuỷ, có hai loại hạnh phúc là hạnh phúc của khoái lạc giác quan (k ma-sukha), hay còn gọi là năm dục lạc (pa– ca k magu?a) và hạnh phúc của niết-bàn (nibb naị sukhaị ). Một phân loại khác đó là hạnh phúc thế gian hay vật chất ( misa-sukha) và hạnh phúc phi thế gian hay tâm linh (nir misa-sukha). Hạnh phúc thế gian bắt nguồn từ sự thoả mãn các giác quan trong khi hạnh phúc siêu thế gian bắt nguồn từ đời sống thiền định và tâm linh. Hạnh phúc giác quan (k ma-sukha) bao gồm hạnh phúc thuộc về thân (k yika sukha) và hạnh phúc thuộc về tâm (cetasika sukha). Khuynh hướng chung của chúng sanh phàm phu thường xem hạnh phúc giác quan là hạnh phúc cao nhất. Phật giáo bất đồng với quan điểm phổ biến này, trái lại, dạy chúng ta một loại hạnh phúc ở cấp độ cao hơn, bao gồm hạnh phúc của niết-bàn. Chỉ có niết-bàn được người Phật tử xem là thứ hạnh phúc cao cấp nhất (nibb naị paramaị sukhaị ) mà con người có thể đạt được thông qua các nỗ lực cá nhân đúng phương pháp ngay trong đời sống hiện tại này.

Để chi tiết hóa, hạnh phúc có thể được phân thành ba nhóm chính, đó là, (i) hỷ và lạc từ các đối tượng giác quan (s mis p? ti s misaị sukhaị ), (ii) hỷ và lạc thoát khỏi các đối tượng giác quan (nir mis p? ti nir misaị sukhaị ), và (iii) hỷ và lạc vi tế thoát khỏi các đối tượng giác quan (nir misatar p? ti nir misataraị sukhaị ). Loại thứ nhất được gọi là hạnh phúc giác quan, loại thứ hai là hạnh phúc thiền định và loại thứ ba là hạnh phúc niết-bàn. Ba loại hạnh phúc này tương ứng với ba cấp độ hữu tình và được phân loại từ thấp đến cao đó là hạnh phúc cõi người, hạnh phúc cõi trời và hạnh phúc niết-bàn, trong đó, hạnh phúc cõi người là thấp nhất và hạnh phúc niết-bàn là cao nhất. Hạnh phúc cõi người bao gồm các hạnh phúc phát sanh từ các giác quan. Hạnh phúc cõi trời phát sanh từ thiền định. Hạnh phúc niết-bàn phát sanh từ sự thực hành con đường thánh gồm tám yếu tố. Phân loại ba hạnh phúc này được dựa trên mức độ nội dung và phẩm chất của hạnh phúc mà con người có thể có được tùy theo mức độ chuyển hóa tâm linh. Theo đức Phật, hạnh phúc của giác quan và hạnh phúc thiền định chỉ có giá trị bằng 1/16 (phân số biểu tượng một tỷ lệ rất nhỏ và không đáng kể) so với hạnh phúc của niết-bàn, sự chấm dứt hoàn toàn đau khổ và tham ái.

Hạnh phúc con người, cũng còn gọi là năm dục lạc (pa– ca k magu?a), phát sanh từ sự tiếp xúc của mắt đối với vật thể, tai với âm thanh êm dịu, mùi khả ái với mũi, vị ngon ngọt với lưỡi và thân thể với sự xúc chạm êm ái. Bất kỳ cảm giác dễ chịu hay khoái lạc hay hạnh phúc nào phát sanh từ năm dục lạc trên đều được gọi là hạnh phúc giác quan. Hàng chúng sanh phàm phu thường cho đây là khả lạc, khả ái, khả hỷ, thích thú, đam mê như thể chúng là các hạnh phúc quý nhất trên đời mà con người có thể đạt được. Nhiều người còn cho đó là mục đích tối thượng của cuộc sống, chẳng hạn như những nhà duy vật luận (C v rka hay Lok yatika), không biết đến các giá trị tâm linh, xem vật chất là thượng đế của mọi thứ trên đời.

Để cho thấy giá trị giới hạn của loại hạnh phúc giác quan, đức Phật giới thiệu chín cấp độ của hạnh phúc thiền định. Chín cấp độ này được chia thành ba nhóm, bao gồm, 4 loại hạnh phúc gắn liền với 4 cấp độ thiền định của thế giới sắc thể (r‰ pajjh n ni), 4 loại hạnh phúc gắn liền với 4 cấp độ thiền định của thế giới vô sắc thể (ar‰ pajjh n ni) và hạnh phúc trong trạng thái không còn cảm giác và tưởng tượng (sa– –  vedayitanirodha, diệt thọ tưởng định), như được ghi chép trong kinh Bahuvedaniya-Sutta thuộc Trung Bộ, và trong một số kinh nguyên thủy khác. Theo đức Phật, hạnh phúc giác quan sẽ dẫn đến luân hồi, trong khi đó, hạnh phúc thiền định là những thang bậc hướng ta đến sự chứng đạt hạnh phúc niết-bàn, một thứ hạnh phúc siêu việt hơn nhiều so với hạnh phúc giác quan. Hạnh phúc thiền định chỉ có thể đạt được bằng phương tiện của tuệ tri về bản chất thoả mãn tạm thời và nguy hiểm dài lâu của các giác quan và do nhìn thấy được nhu cầu thoát khỏi chúng. Điều này sẽ từ từ kéo theo sự thay thế lẫn nhau từ hạnh phúc giác quan sang thiền định bằng sự suy nghĩ và hiểu biết chân chánh:

Khi vị thánh đệ tử nghĩ rằng, "khoái lạc giác quan chỉ cung cấp ít thoả mãn nhưng mang lại nhiều đau khổ về lâu về dài, và sự thoát khỏi khoái lạc như vậy là có giá trị," vị ấy liền nhận chân ra được điều này, như chúng thật sự là, thông qua tuệ tri viên mãn, và vị ấy chứng đạt được cảm giác hỷ và lạc vượt khỏi các khoái lạc giác quan, nhờ đó vị ấy không bị các khoái lạc giác quan kích thích và chi phối.

Sự thay thế các khoái lạc giác quan bằng các hạnh phúc thiền định được mô tả rất rõ trong câu kinh sau đây: "Bậc trí thực hành thiền định chỉ và quán, trở nên hân hoan với sự an lạc của giải thoát khỏi các khoái lạc giác quan và các lậu hoặc của tâm."

Trong các khoái lạc giác quan, sự ô nhiễm về cảm xúc (upakkiles ), và các lậu hoặc tâm ( sav ) ngày càng phát triển, trong khi trong thiền định, chúng càng ngày càng bị giảm thiểu, và chỉ với hạnh phúc niết-bàn, chúng mới hoàn toàn mất dạng. Đoạn kinh sau đây mô tả rõ điều nầy: "các hoạt động tâm lý (citta), khi vun bồi một cách trọn vẹn bằng trí huệ (pa– –  ), sẽ thoát khỏi các lậu hoặc của tham ái, tái hiện hữu, quan điểm và vô minh." Nói cách khác, hạnh phúc niết-bàn chỉ đạt được thông qua sự chuyển hóa tâm lý thành tuệ (a– –  ) và trí (pa– –  ), trong khi đó, hạnh phúc giác quan sẽ dẫn đến sự gia tăng các chấp mắc về cảm xúc ( laya/up d na). Kiến thức về diệt tận các tâm lý bất thiện luôn hiện hữu trong trạng thái hạnh phúc của niết-bàn. Đây là điều được mô tả trong kinh Aỉ ỉ hakan gara-suttathuộc Trung Bộ:

"đối với người [đã đạt được hạnh phúc niết-bàn], dù là đi, đứng, nằm hay ngồi, thức hay ngủ, các lậu hoặc đã được dứt sạch, và khi vị này nghĩ đến điều này, vị ấy tuệ tri rõ rằng, "ta đã đoạn tận các lậu hoặc.""

Nói cách khác, khoái lạc giác quan chỉ là nguồn hay điều kiện để phát sanh chuỗi vận hành (saơ k ra-pu– ja) của tâm, miệng và hành vi, có thể làm tổn hại cho mình và người và cả hai. Sự tìm kiếm khoái lạc giác quan (r ga/k ma), tham ái (taơ h ) như là đối tượng khoái lạc cao nhất sẽ ngự trị trong những ai làm nô lệ cho các kinh nghiệm giác quan. Khoái lạc giác quan do đó đã trở thành chướng ngại vật của sự chứng đạt tuệ (a– –  ) và trí (pa– –  ). Thái độ và phản ứng của con người trước các khoái lạc giác quan cho thấy mức độ khác nhau của tâm đã được chuyển hóa hay chưa, nhiều hay ít. Khuynh hướng vướng mắc vào các đối tượng khoái lạc giác quan cũng như những phản ứng xoay lưng lại với những gì không khoái lạc (sukha-k ma hi satt dukkhapaỉ ik‰ l ) được thể hiện một cách khác nhau ở mỗi người, nhất là từ góc độ họ quan niệm, đánh giá và phản ứng chúng. Có thể tin tưởng rằng nhờ vào sự nhận chân sự giới hạn và phản ứng ngược chiều của các khoái lạc giác quan trong việc mang lại nhiều trở ngại và đau khổ cho hiện hữu người, đức Phật đã tầm cầu, phát triển, đạt được và giảng dạy các loại hạnh phúc cao hơn và cao nhất, có thể đem lại cho nhân loại và các chúng sanh khác nhiều giá trị đạo đức và tâm linh.

Đào luyện trong bốn cấp thiền cao cấp của thế giới sắc thể (r‰ pajjh n ni) sẽ tạo nên những bước thang ban đầu để đạt được hạnh phúc cao nhất của niết-bàn. An trụ vào bốn cảnh giới thiền vô sắc thể là một bước tiến cao hơn. Duy trì mình trong trạng thái vắng mặt hoàn toàn các cảm giác và nhận thức (diệt thọ tưởng định) là một bước tiến cao hơn nữa. Theo đức Phật, không chỉ hạnh phúc giác quan không phải là hạnh phúc tối thượng, mà ngay cả hạnh phúc thiền định cũng chưa phải là đích đến cuối cùng, như nhiều người đã lầm tưởng và đánh đồng. Có một thứ hạnh phúc siêu việt hơn, vi diệu hơn các hạnh phúc thiền định đó là hạnh phúc của niết-bàn (nibb naị paramaị sukhaị ), thứ hạnh phúc của giải thoát (vimuttisukha) mà con người có thể đạt được ngay trong kiếp sống này.

Các khoái cảm của Sukha thường giới hạn trong các khoái lạc giác quan thông thường, và trong ba mức độ đầu thiền thứ nhất (r‰ paloka) mà thôi. Khoái lạc giác quan thường tạm bợ, chóng vánh và có thể trở thành đau khổ bất cứ lúc nào, trong khi trong thiền định, hạnh phúc có mặt dưới hình dạng vi tế và siêu tuyệt hơn. Hạnh phúc của thiền thứ ba (tatiya-jh na) được xem là tầm mức cao nhất của các hạnh phúc này. Chứng nhập và an trú trong thiền thứ tư, mặc dù không còn cảm giác (hạnh phúc và khổ đau), nhưng do có trạng thái "xả" (upekkh ), an tĩnh, cũng được xem là loại hạnh phúc vi tế. Nói cách khác, hạnh phúc ở mức độ thông thường chỉ giới hạn trong cảm giác, hay chỉ là vấn đề của cảm giác, trong khi hạnh phúc ở mức độ cao hơn không còn là vấn đề của cảm giác nữa. Điều này có nghĩa là bất cứ cái gì không-đau-khổ đều được xem là hạnh phúc, trong đó, trạng thái "xả" là một loại điển hình. Đây là điều được tôn giả S riputta lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Tăng Chi(Aơ guttara-Nik ya): "bản thân sự vắng mặt các cảm giác được xem là hạnh phúc."

Về các cấp độ hạnh phúc khác nhau của thiền sắc giới (r‰ pajjh n ni), kinh điển nguyên thủy trình bày như sau. Điều kiện để vào thiền thứ nhất (paỉ hama-jh na) là tỉnh thức trước các đam mê khoái lạc giác quan, và các trạng thái bất thiện của tâm. Ở đây, đam mê khoái lạc giác quan đã chấm dứt, các tư tưởng dẫn tâm (vitakka, tầm) tư tưởng duy trì tâm (vic ra, tứ) hoạt động, tràn đầy hỷ (p? ỉ i) và lạc (sukha), phát sanh từ đời sống yểm ly. Trong trạng thái thiền thứ hai (dutiya-jh na), với sự niềm tin nội tại (ajjhattaị sampas danaị ) và sự tập trung chuyên nhất của tâm (cetaso ekodibh vaị ), chỉ có hỷ và lạc còn lại trong khi tầm và tứ đã chấm dứt (avitakkaị avic raị ), tại đó, tâm trở nên an tịnh (passaddhi) và chuyên nhất (cittass ekaggat ). Lúc ấy, hỷ và lạc lan tràn toàn thân và trong từng giác quan một. Trong cấp độ thiền thứ ba (tatiya-jh na), với sự không vướng mắc vào hỷ và lạc (pit? y ca vir g ), thiền giả cảm nhận được hạnh phúc của toàn thân với "xả" (upekkh ), chánh niệm (sati) và tỉnh giác (sampaja– – a). Trong cấp độ thiền thứ tư, tất cả các cảm giác như hỷ lạc của tâm (somanassa) khổ đau của tâm (domanassa) cũng như hạnh phúc của thân (sukha) và đau đớn của thân (dukkha) đều mất dạng. Đây là một trạng thái không còn đau khổ không còn hạnh phúc (adukkhamasukha), và theo đó, xả, chánh niệm, tỉnh giác và thanh tịnh (upekkh satip risuddhi) ngự trị. Các trạng thái tâm này được liệt vào nhóm hạnh phúc tương đối cao.

Theo sau sự chứng đạt thiền thứ tư (catuttha-jh na) là bốn trạng thái thiền vô sắc giới (ar‰ pajjh n ni), an tịnh, vượt lên trên các hình thái vật thể (sant vimokkh atikkamma r‰ pe  rupp ). Cấp độ thiền vô sắc thứ nhất là không vô biên xứ ( k sana– c yatana), được mô tả như sau. Với sự khắc phục trọn vẹn các nhận thức về vật chất (sabbaso r‰ pasa– –  naị samatikkam ), với sự mất dạng của các nhận thức về sự kháng cự (paỉ igha sa– –  naị atthagam ), với sự không chú ý về các nhận thức về sự khác nhau (n nattasa– –  naị amanasik r ), ý thức vào không gian vô hạn (ananto  k so), thiền giả bước vào và an trú ở cảnh giới không vô biên xứ. Trong cấp độ thiền vô sắc thứ hai thường được biết đến với tên gọi thức vô biên xứ (vi– –  ?a– c yatana), thiền giả bằng cách vượt qua trọn vẹn cái không gian vô hạn định và ý thức về "ý thức vô cùng," bước vào và an trú ở cảnh giới thức vô biên xứ. Trong cấp độ thiền thứ ba thường được gọi là vô sở hữu xứ ( ki– ca– –  yatana), thiền giả nhờ vượt qua cảnh giới vô hạn của ý thức, và ý thức về cái không hiện hữu (abh va) và rỗng không (su– – ata), bước vào và an trú vào cảnh giới không vô biên xứ. Tiến trình chứng đạt cấp thiền vô sắc giới thứ tư này được mô tả như là sự vượt qua trọn vẹn cảnh giới không vô biên, thiền giả bước vào và an trú cảnh giới không-phải-nhận-thức-không-phải-không-nhận-thức (nevasa– –  n sa– –  yatana, phi tưởng phi phi tưởng xứ).

Sự chứng đạt các cấp thiền cao này đòi hỏi nhiều huấn luyện (saị vara), chẳng hạn như làm chủ các giác quan, thanh tịnh hóa quan niệm về thế giới dưới góc độ không thực thể, thực hành hạnh không chấp mắc (an laya) trước các dữ liệu giác quan, nhìn các sự vật như chúng là, loại bỏ các lậu hoặc ( sava), như tham dục (k ma), [tái] hiện hữu (bhava), quan điểm sai (diỉ ỉ hi) và vô minh (avijj ).

Phá hủy trọn vẹn các lậu hoặc này được gọi là chứng đạt niết-bàn. Đây thật ra là sự chuyển hóa trọn vẹn nhân tính tâm vật lý. Về phương diện vật lý, bậc giác ngộ hay chứng đạt niết-bàn luôn trong trạng thái thư giản và an trú của thân (k ya-passaddhi). Mặc dù phải đối diện với tuổi già, biến hoại và cái chết, bậc giác ngộ thoát khỏi các phản ứng và chấp mắc cảm xúc. Về phương diện tâm lý, bậc giác ngộ thoát khỏi các dòng chảy bất thiện và bất tịnh của tâm.

Chú thích:

Cũng còn có nghĩa là dễ chịu, vui thích, hài lòng, dễ đồng tình, khoái lạc, an lạc, phúc lợi, lý tưởng và thành công. Xem Pali English Dictionary của PTS,mục từ sukha: 726a.

M. I. 85, 92, 398, 454.

S. IV. 231.

M. II. 42-3.

Dhp. 203-4; S. I. 125, S. IV. 371-2; M. I. 508-9; Ud. 10; Thag. 35.

S. IV. 235.

Ud. 11.

Ibid.

M. I. 398.

M. I. 398-400.

Chẳng hạn như D. III. 265, 290; A. IV. 410.

M. I. 91: Yato ca kho Mah n ma ariyas vakassa: appass d k m bahudukkh bahup y s ,  d? navo ettha bhiyyoti evam-etaị yath bh‰ taị sammappa– –  ya sudiỉ ỉ haị hoti, so ca a– – atreva k mehi a– – atra akusalehi dhammehi p? tisukhaị adhigacchati a– – a– ca tato santataraị atha kho so an vaỉ ỉ ? k mesu hoti.

Dhp. 181.

M. I. 36.

D. I. 84.

D. II. 81: Pa– –  paribh vitaị cittaị sammadeva  savehi vimuccati seyyath? daị k m sav bhav sav diỉ ỉ h sav avijj sava.

M. I. 532: . . . tassa carato ceva tiỉ ỉ hato ca suttassa ca j garassa ca satataị samitaị kh? ? v  sav , api ca kho naị paccavekkham no j n ti: kh? ?  me  sav ti.

M. I. 341; S. IV. 172.

Dhp. 203-4; S. I. 125, S. IV. 371-2; M. I. 508-9; Ud. 10; Thag. 35.

S. II. 18, 34, 115; III. 163; IV. 141; M. III. 286.

M. I. 400; S. IV. 228.

A. IV. 415-6: Etadeva khvettha sukhaị yad ettha natthi vedayitaị .. Tham khảo thêm S. IV. 228; Sn. 739.

A. IV. 408-18; D. I. 37, 74-6; M. I. 247-9, 398-400.

Về các ẩn dụ của hạnh phúc của bốn cấp độ thiền, xem D. I. 74-6.

M. I. 33.

D. I. 183-4; A. IV. 415-6.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2020(Xem: 13189)
Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông
02/01/2020(Xem: 4884)
Một sáng tinh sương ..... Đức Thế Tôn thành đạo . Phiền não đoạn tận, chiến thắng ma quân , Ánh sáng Giác Ngộ lan tỏa đến tha nhân Gieo rắc niềm tin ...khổ đau được chuyển hoá !
24/12/2019(Xem: 5073)
Ngày thành đạo của đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên của chánh kiến, thấy rõ thế gian là vô thường và những gì cấu tạo nên nó chỉ là do quan hệ duyên khởi và trống rỗng tự ngã. Những nỗi khổ đau của con người ở trong thế gian không do một ai có thẩm quyền áp đặt, mà chính là do lòng tham dục, tính hận thù và sự kiêu căng nơi tâm họ tạo nên. Tâm cũng vô thường như bất cứ những sự vô thường nào ở trong thế gian, nên những khổ đau của con người không phải là tuyệt lộ. Nó có thể thay đổi khi nhân và duyên của nó được thay đổi. Nhân và duyên làm thay đổi khổ đau của thế giới con người là Bát Thánh Đạo. Thực hành Bát Thánh Đạo, do đức Phật công bố tại vườn Nai, sau khi Ngài thành đạo, trong thời thuyết giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, tại vườn Nai thì những khổ đau của thế giới con người sẽ bị diệt tận.
24/12/2019(Xem: 7381)
Xưa và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học, toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6 năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem
24/10/2019(Xem: 8807)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
23/10/2019(Xem: 7100)
Cách đây hai mươi mấy măm về trước, khi chưa bước vào ngôi nhà Phật Pháp.... ( chưa quy y Tam Bảo ) không hiểu sao hai vị Phật tôi thường cầu nguyện và được sự linh ứng nhất là Đức Quán thế Âm Bồ Tát và Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, và đặc biệt trong 12 đại nguyện của Phật Dược Sư tôi chỉ thích đọc đi đọc lại nguyện thứ ba, thứ sáu, thứ bảy và thứ tám vì có lẽ lúc ấy tôi chỉ biết lo cho tấm thân làm người nữ và những bịnh tật đau nhức dai dẳng đeo đuổi mãi không thôi.
13/10/2019(Xem: 13207)
Người tu Phật ai ai cũng có đức tin, nhưng nếu không rõ được rành mạch những lịch sử hoặc những hành vi của các vị Bồ tát phải hành thế nào để thành được một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và do nhờ pháp Ba-la-mật (PÀRAMITA) nào đưa các ngài qua tới bờ giác ngạn là Niết Bàn, thì đức tin ấy có khi cũng mơ hồ và có khi cũng lầm lạc. Vì vậy nên tôi không nệ tài hèn học kém, ráng sao lục tóm tắt theo Tam Tạng Pàli (TIPITAKA) bộ kinh Chánh giác tông (BUDDHAVAMSA) và quyển Chư Bồ tát vị lai (ANÀGATAVAMSA) để đem lại một vài tia sáng cho các nhà tu Phật. Ai là người có chí muốn thành một bậc Chánh Biến Tri, hãy noi theo gương lành của các Ngài và thực hành theo mới mong chứng quả được. Trong quyển kinh này có nhiều đoạn hơi khó hiểu hoặc không thể tin được vì oai lực và pháp Ba-la-mật của một vi Phật Tổ khác Thường xuất chúng và thời đại cũng khác nhau vượt qua khỏi trình độ suy nghĩ hoặc hiểu biết của phàm nhơn. Nên độc giả xem quyển kinh này nên dùng đức tin mà hiểu biết rằng: "Muốn thà
29/09/2019(Xem: 28239)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
16/08/2019(Xem: 14010)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
02/05/2019(Xem: 12236)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]