Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Giá trị thẩm mỹ trong giáo lý vô thường - vô ngã - Thích Nữ Liên Dung

16/05/201317:16(Xem: 2482)
18. Giá trị thẩm mỹ trong giáo lý vô thường - vô ngã - Thích Nữ Liên Dung


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần III

Phật giáo và các vấn đề hiện tại

--- o0o ---

GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRONG GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ

Thích Nữ Liên Dung

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."

Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.

Bát-nhã là trí tuệ, thuật ngữ Phật học dùng đễ chỉ trạng thái tâm linh siêu việt của con người mà ta có thể xem là phạm trù "trác tuyệt" của mỹ học Phật Giáo. Con đường đạt đến trí tuệ cao cả này là con đường thuần lý tánh, được chuyển hóa từ "có" đến "không," từ "thường" đến "vô thường," từ cái "ngã" đến "vô ngã." Chúng ta có thể đi lần vào vùng sâu thẩm của ý thức, thầm lặng nhưng hùng tráng, đơn sơ mà trác tuyệt của các Thiền Sư đễ hiểu rõ hơn tư tưởng thẩm mỹ trong vô thường, vô ngã của Phật Giáo. Đối tượng thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ là các Thiền Sư được cảm nhận như một khoảng thời gian ngắn ngủi trong vòng quay vô tận của vũ trụ. Chỉ một khoảng nhỏ ấy thôi bao hàm cả sự sống. Dưới mắt Thiền Sư Mãn Giác:

"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai"

(Xuân đi hoa úa nhụy tàn
Xuân về hoa nở dọc ngang đất trời)

Đó là quy luật muôn thuở của tự nhiên. Như vậy, với thiền sư Mãn Giác "vô thường" mới thật là "chơn thường."

Thế giới quan của người liễu đạ? là vậy, nhân sinh quan của các vị ấy thì sao? Hai câu thơ tiếp: "Sự trục nhãn tiền quá / Lão tùng đầu thượng lai" nói lên cuộc sống con người cũng thay đổi trong từng sát-na sanh diệt. Nơi con người, không có một cái ngã thường hằng. Như vậy, với tuệ nhãn, người kiến tánh thấy rõ "vô ngã" đích thực là "chơn ngã."

Thấu triệt "vô thường," "vô ngã," các vị thiền sư có một cách thế sống tuyệt vời, hiện thân của cái đẹp toàn diện.

Đẹp trước hết là sự thật. Cái đẹp chân chánh chỉ xuất hiện trên cơ sở sự thật. Người ta gọi là thật khi nhận thức của chúng ta phù hợp với thự tại khách quan. Đó là sự đồng điệu giữa ta và vũ tru,?ài hòa như một nhạc khúc. Nắm chắc sự vận hành của qui luật và sống đúng theo qui luật ấy, con người sẽ đạt được an lạc, đó là đẹp. Trên tinh thần ấy, con người hành xử đúng theo chiều hướng phát triển của lịch sử, và xã hội góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, sáng tạo ra lịch sử làm cho cuộc sống trở nên sinh động. Nơi nào có cuộc sống đang dạt dào, dù ở hiện tượng hay còn tiềm ẩn nơi bản chất, nơi ấy cho ta khái niệm đẹp.

Tiếp nữa, đẹp theo tinh thần Phật Giáo là cơ chế thăng bằng, thăng bằng với môi trường đễ hòa vào thiên nhiên tuyệt mỹ, thăng bằng với nội tâm để có một bản lĩnh tự tại. Trong cơ chế thăng bằng đó, các thiền sư đã chuyển giáo lý "vô thường, "vô ngã" thâm nhập hoàn toàn vào những áng văn chương lấp lánh đầy màu sắc triết học, mỹ học, thiền học, thiên nhiên và con người. Trần Nhân Tông đã thấu triệt quy luật vận hành của vũ trụ:

"Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giường thiền ngắm cảnh hồng"

Thiền sư Pháp Loa thì "đã hết duyên trần thong tay đi."

Không tự giam hãm mình trong bốn tướng sanh, già, bệnh, chết. Thiền sư Mãn Giác cùng một cách thế như vậy đã tạo cho mình sức cân bằng nội tại đến mức cao nhất. Đứng trước vực thẳm của sanh tử, như cuộc du hành tự tại trước một mùa xuân thanh bình. Trong phong thái đó, với một cành mai, một mùa xuân, một mái đầu, thiền sư Mãn Giác cho ta thấy sự đến, đi của con người trước cuộc sống êm đềm như sự đi qua và trở lại của một mùa xuân. Xuân này đến, hoa nở, hoa nở để rồi tàn. Xuân sau về, hoa lại nở thôi. Tất cả đều mong manh như trò chơi của tạo hóa nhưng bao giờ mất đi trong chuỗi dài sanh diệt, diệt sanh. Do đó, co,?hông, còn, mất, sống, chết, thịnh, suy v.v. . . là những phạm trù đối đãi bất tận của con người và cả thế giới trần gian này.

"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
để mai tôi trở về cát bụi…"

Phạm trù đẹp còn biểu hiện ở sự nhận thức một cách biện chứng về cuộc sống đang vận động và phát triển. Trong ý nghĩa đó, thiền sư Mãn Giác rất lạc quan:

"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai).

Thế giới thực chất là sự sinh sôi nảy nở. Cành mai nở tung ra trong đêm cuối xuân, chứng tỏ điều gì, nếu không hàm chứa ý nghĩa tiến hóa sâu xa của cuộc sống qua cái nhìn biện chứng của thiền, cái mới hình thành ngay trong lòng cái cũ, vận động và phát triển theo quy luật đó là cái đẹp. Cái đẹp là bạn đồng hành với cuộc sống đang vươn lên và ở đâu tìm thấy cái đẹp, ở đó biểu hiện những xu hướng cao cả nhất của cuộc sống. Ở đây, thiền sư Mãn Giác là biểu tượng của con người đẹp qua sự an tịnh, bình thản của Ngài. Chủ thể thẩm mỹ ở đây vượt khỏi cái bi, bi kịch, bi hài. Tất cả những phạm trù ấy đã chuyển hóa, thăng bằng chỉ còn một dấu ấn duy nhất, cái đẹp, cái trác tuyệt lồng lộng. Đó là ý chí, cách thế sống của một con ngừơi đại đạo, một con người đẹp, con người đã thực sự hoàn chỉnh trong lối sống của mình.

Cuối cùng, mức độ cao nhất trong phạm trù cái đẹp là lòng vị tha. Đây là cái đẹp đến độ viên mãn, cái đẹp xả kỷ, chỉ cống hiến mà không hưởng thụ, thể hiện đầy đủ chất nhân văn của chủ nghĩa nhân đạo trong hệ thống Phật học. Nhiều thiền sư đời Lý, Trần đã hy sinh trọn vẹn cuộc đời cho Đạo pháp và Dân tộc gần như quên mình. Cả một đời lo cho nước cho dân và phụng sự Đạo pháp đến lúc viên mãn. Suốt cuộc đời hoằng hóa độ sanh cũng là một quá trình chuyển hóa tâm thức tu hành để rồi có được trạng thái quân bình tuyệt mỹ. Sự cân bằng đối vơi môi trường và sự cân bằng nội tại.

Con người chứng ngộ đượm nhuần chất thiền của giáo lý vô thường, vô ngã ấy đầy đủ nghị lực, ý chí để có thể tự tại trước bao biến thiên của cuộc sống. Cân bằng với môi trường và đạt đến bản lĩnh tự tại là thể hiện mặt "tịch" của cái thể tánh chơn như, giác ngộ. Từ đó thực hành một nếp sống vị tha, biết đem cái vô thường của bản thân, để phục vụ tha nhân đến mức quên mình, cống hiến cho dòng chảy thường của cuộc sống. Nếp sống vị tha vong kỷ như cánh nhạn lướt trên trời không vô ảnh, vô trung. Ấy là diệu dụng về phương diện "chiếu" của thể tánh bát-nhã. Đến đây, giá trị thẩm mỹ, cái đẹp hoàn thiện của con người, của triết lý sống tỏa lên ngời sáng bao hàm cả chơn và thiện. Thiết tưởng không còn giá trị thẩm mỹ đẹp và trác tuyệt hơn?

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." Bản chất của cái đẹp thật trong sáng và lành mạnh. Vì vậy, thật vô cùng tuyệt đẹp trong định hướng sống, và tuyệt đẹp trước lẽ có-không.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2023(Xem: 3806)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
23/02/2023(Xem: 4159)
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất gia Vì thương cứu độ cõi Ta Bà Đâu màng điện ngọc cùng châu báu! Nỡ đắm con xinh đến tháp ngà! Thử ngẫm ai hoài mà chẳng bệnh! (*) Xem chừng kẻ sống mãi không già! (*) Quần sanh chuốc nạn đều chưa rõ Pháp thế lưu tồn giúp khổ qua.
04/01/2023(Xem: 2017)
Trên hai mươi lăm thế kỷ đã trôi qua, kể từ đêm khuya ấy, một ánh Sao Mai âm thầm tỏa sáng trên bầu trời phương Đông, báo hiệu một bình minh hy vọng trước một kỷ nguyên mới của văn minh nhân loại, thời trục văn minh được khởi phát từ những nguồn minh triết Đông-Tây. Hai mươi lăm thế kỷ tiếp theo, dòng lịch sử nhân loại trôi đi trong máu lửa với những cuộc chiến khốc liệt tranh quyền thống trị thống nhất đất nước, tranh quyền bá chủ thế giới, cùng với những cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài hằng trăm năm, tranh quyền thống trị Thiên quốc trần gian.
26/12/2022(Xem: 2261)
Đặc biệt năm nay Ngày Phật Thành Đạo mùng 8 tháng 12 âm lịch lại đến trước ngày Tân niên 2023 đúng hai ngày tức là rơi vào ngày 30/12/2022 . Còn nhớ vào một sớm sao mai mọc cũng là lúc Ngài hoàn toàn chứng được Tam minh, thành tựu Chánh đẳng Chánh giác và thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni. Năm ấy Ngài 35 tuổi, ngày mùng 8 tháng Chạp năm 584 trước Tây lịch. Trộm nghĩ có lẽ ai đã là Phật Tử đều phải xem Lễ Thành Đạo là ngày lễ quan trọng nhất, long trọng nhất trong tất cả những ngày lễ khác. Vì sao vậy ?
21/12/2022(Xem: 2019)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Hôm nay ngày cuối năm Trời mùa Đông giá lạnh Vạn vật như chuyển mình Bước sang mùa Xuân mới Ngày Thế Tôn thành Đạo Khắp Trời Người cùng vui
21/12/2022(Xem: 2708)
Khi Thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ hoàng cung giữa đêm khuya, vượt thành, cắt tóc xuất gia, khoác áo sa-môn, trải qua những tháng năm dài lên đường tầm sư học đạo. Đầu tiên ngài đến với vị đạo sĩ thời danh là Alàràma Kàlàma. Không bao lâu, Ngài đã thâm nhập những áo nghĩa của thầy và thực tập thiền định đến cảnh giới Vô sở hữu xứ (Akincannayatana) là từng định thứ ba của cõi trời Vô sở hữu. Đây là dạng an định bằng một kỹ thuật trực giác, hay còn gọi là Thiền Cảm giác; còn định còn an lạc, hết định thì trở lại trạng thái đời thường. Không chứng ngộ được chân lý tối hậu về sự nhàm chán, lìa bỏ luyến ái vô minh, chấm dứt mọi đau khổ. Cũng như sự tỉnh thức mọi lúc mọi nơi để đạt đến Niết bàn tịch tịnh.
20/12/2022(Xem: 2213)
Kính lạy Đấng Thế Tôn Cho con nguồn diệu pháp Giữa trần gian rối loạn Với bao những khổ đau Khó nơi nào tránh được May thay có Tăng Đoàn Trưởng tử của Như Lai
20/12/2022(Xem: 1647)
Xuân vận hành giữa Hạ và Đông, nghĩa là hội tụ và hóa giải khí tiết giữa hai mùa. Chính những tố chất ấy, mùa Xuân xem là mùa đẹp nhất trong năm, ươm mầm cho muôn hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, vì thế người dân đi lễ chùa bẻ cành hái hoa để xin “lộc” đầu Xuân. Xuân bắt đầu được tính từ ngày 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2 Dương lịch gọi là “lập Xuân”. Khí tiết đã âm ỷ từ Thiên tượng âm dương đất trời khi tinh cầu vận hành quanh thái dương hệ.
09/03/2022(Xem: 8104)
Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.
09/01/2022(Xem: 6172)
Chúng con cung kính nghe rằng: Núi Tuyết tu nhơn, Khổ hạnh sáu năm quả mãn; Sao Mai ứng dạng, Hân hoan muôn đức công thành! Một Phật giáng sanh, Muôn loài hưởng phước! Nay có Tăng chúng, Và chư Phật tử chúng con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]