Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

207. Phi thiên quỷ lạc vào núi Vạn Hoa

01/11/201820:06(Xem: 6987)
207. Phi thiên quỷ lạc vào núi Vạn Hoa

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 207:

Phi thiên quỷ lạc vào núi Vạn Hoa

Thạch Thành Thụy ở rể nhà Nhân ma


Vị võ sinh công tử mới tới đó chính là rể của Nhân ma Quế lâm tiều phu Vương Cửu Phong, người này họ Thạch tên Thành Thụy, ngoại hiệu là Phi thiên quỷ, nguyên quán người Trấn Giang, cũng là một trong 36 người bạn kết nghĩa ở Ngọc Sơn. Người này học nghệ rất cao, trường quyền đoản kiếm, đao thương côn bổng thảy đều tinh thông, lại rành thuật phi thiềm tẩu bích. Bẩm sinh có tánh thích du sơn ngoạn thủy. Ở đâu nghe đồn có danh sơn thắng cảnh, không chính mắt trông thấy thì lòng không yên. Ngày kia anh ta quẩy túi lương khô đi dạo núi, nhìn thấy núi liền núi, đồi tiếp đồi, kéo dài không biết cơ man nào mà kể. Thạch Thành Thụy nghĩ: "Phải tìm xem dãy núi này bắt nguồn từ đâu?". Dùng thuật phi hành đi ròng rã hơn mười ngày vẫn còn kẹt lại trong núi. Ngọn cao dòm xuống ngọn thấp, đỉnh trước tiếp nối đỉnh sau. Bao nhiêu lương khô mang theo đã sử dụng hết mà vẫn chưa thấy cửa núi để ra. Không còn lương khô đành phải ăn trái cây rể củ trong núi đỡ lòng.

Đi được mấy ngày, cảm thấy thân thể mỏi nhừ như sắp nhuốm bệnh, Thạch Thành Thụy nghĩ thầm: "Không xong rồi đa! Nếu mắc bệnh không đi về được phải chết ở trong núi này làm oan quỷ tha hương, cô hồn xứ lạ, thi thể bị cọp tha sói xé, thê thảm biết bao!".

Nghĩ xong buồn quá, đi không muốn nổi nữa. Trước mặt một đường khe nước chảy róc rách trong veo, Thạch Thành Thụy bò xuống uống ngụm nước bèn cảm thấy chẳng những hết khát mà tinh thần thêm sảng khái. Lại men về phía trước thấy rất nhiều cây ăn trái. Những trái trên cây hình dáng như quả táo, Thạch Thành Thụy hái xuống nhắm thử, mùi vị quả là thơm ngon, nhất là cảm thấy ở thân thể bệnh giảm đi quá nửa. Trong lòng Thạch Thành Thụy thầm mừng: "Lạ thiệt! Không biết cái gì ở chốn này?"

Lại đi đến trước, thấy cây ăn quả mỗi lúc một nhiều, trái lê trên cây lớn bằng cái bát, trái táo cũng lớn như thế. Thạch Thành Thụy nghĩ: "Trái cây này của nhà nào vậy kìa?". Còn đương quan sát thì thấy ở đằng kia một người con gái tay cầm giỏ hoa đang hái táo. Cô gái này mười phần đẹp đẽ, quần áo rất sang trọng. Thạch Thành Thụy nấp sau gốc cây theo dõi một hồi lâu, thấy cô gái hái một số quả trên cây bỏ vào trong giỏ nhưng giỏ không có vẻ đầy. Thạch Thành Thụy nghĩ thầm: "Lạ thiệt, giỏ hoa nhỏ như thế sao mà đựng được nhiều quả vậy?".

Còn đương ngạc nhiên thì bỗng cô gái quay đầu lại nhìn thấy, kêu lên:

- Chao ôi, sao lại có kẻ phàm phu đến dòm lén ở đây?

Thạch Thành Thụy ngạc nhiên chưa kịp đáp, thì cô gái lấy tay vẫy một cái, Thạch Thành Thụy cảm thấy mơ mơ hồ hồ đi theo sau cô gái đến một trang viện. Vào trong nhà, cô gái phất tay một cái, Thạch Thành Thụy mới sáng suốt trở lại. Chàng nhận thấy mình đang ở trong một ngôi nhà vàng ngọc sáng choang, vật dụng bài trí toàn thứ đắt tiền thế gian ít có, và ngồi trước mặt mình là một cô gái đẹp như hoa tợ ngọc. Thạch Thành Thụy nói:

- Ôi chao, đây là đâu thế?

Cô gái đáp:

- Đây là Ngọc Phủ cung khuyết, kẻ phàm phu tục tử không thể đến được.

Thực ra nơi đây chính thuộc núi Vạn Hoa tên là Ẩn Mạ Trong Bát ma, chỉ có Nhân ma Quế lâm tiều phu Vương Cửu Phong là có gia đình và có một đức con gái. Cô này tên là Ngân Bình tiểu thơ, rất tinh thông pháp thuật. Nơi đây chính là nhà ở của Vương Cửu Phong, và cô gái này là Ngân Bình tiểu thợ Cô gái hỏi Thạch Thành Thụy:

- Xin hỏi tôn tánh của ông là chi?

- Tôi là Thạch Thành Thụy, đi du sơn ngoạn cảnh lạc đến chỗ này. Đây là chốn thiên đường hay là ở nhân gian?

- Đây là Ngọc Phủ cung khuyết, phụ thân tôi là Ma sư gia.

Đương nói tới đó thì bên ngoài có tiếng bước chân, và có tiếng hỏi:

- Con ơi, con có ở trong nhà không?

Ngân Bình tiểu thơ nói:

- Cha ơi, cha hãy vào đây!

Thạch Thành Thụy nhìn ra, thấy từ bên ngoài bước vào một ông già, đầu đội khăn tiêu diêu bốn góc màu vàng thẫm, mình mặc áo choàng tiêu diêu màu vàng nhạt, vớ trắng vân hài, mặt như phủ ngọc, tóc như tuyết ba đông, râu và tóc mai như sương tháng chín, đầy vẻ tiên phong đạo cốt.

Người mới đến chính là Quế lâm tiều phu Vương Cửu Phong. Bước vào trong nhà thấy Thạch Thành Thụy, Vương Cửu Phong hỏi Ngân Bình:

- Con ơi, người này là ai vậy?

- Hồi nãy con vào núi Tiên quả hái trái cây, thấy anh ta đang ở trong đó, con mới đưa về đây.

- Thế thì được rồi! Qúy tánh của tôn giá là gì?

Thạch Thành Thụy nói tên họ mình. Vương Cửu Phong nói:

- Mời tôn giá cùng tôi ra phía trước nói chuyện.

Thạch Thành Thụy mới theo ra thư phòng ở phía trước ngồi xuống. Vương Cửu Long hỏi?

- Tôn giá người ở đâu? Tại sao lại đến chỗ này?

- Tôi là người dân ở phủ Trấn Giang, nhân vì dạo núi nên đi lạc đến chỗ này. Địa phương này tên là chi?

- Đây là núi Vạn Hoa, chỗ tôi ở kêu là Ẩn Ma thôn, ở phía Bắc của tòa núi này là núi Ẩn Ma có thứ trái cây mỗi một ngàn năm mới hái một lần. Tôi ở đây giữ núi, công việc này trước kia do đồ đệ tôi trông coi, bây giờ nó không có ở đây. Thứ trái này nếu phàm phu tục tử ăn một trái có thể no được một tháng, ăn lâu có thể bỏ được thức ăn đun nấu, người có bệnh ăn vào có thể tiêu trừ được bách bệnh.

Phải rồi! Tôi mấy bữa trước đi dạo núi, không có thức ăn, bao nhiêu lương khô đem theo đều dùng hết, ăn cả đến rễ tòng hết mấy ngày, cảm thấy phát bệnh. Vừa rồi ăn được một trái cảm thấy quá thơm ngon, tinh thần sảng khoái, trược khí tiêu mất cả. Chưa được lãnh giáo lão trược xưng họ là chi?


- Tôi họ Vương, tên kép là Cửu Phong, người ta gọi là Quế lâm tiều phụ Ở địa phương của tôi, kẻ phàm phu tục tử không dễ gì đến được. Trong nhà tôn giá có được bao nhiêu người?

- Nhà tôi có mẹ già và cô vợ mọn.

Vương Cửu Phong gật dầu, nói:

- Thế thì càng hay! Ngươi đã đến đây đúng là có một đoạn tục duyên với con gái tạ Ngươi không phải đi đâu nữa. Ta gả con gái ta cho ngươi là được rồi!

Xưa nay Vương Cửu Phong chỉ có một mụn con gái cưng như châu ngọc trên tay, nhắm lên cao thì không thành, cúi xuống thấp thì không chịu, gả cho hạng phàm phu tục tử ông ta không ưng ý: đối với gia đình làm quan to thì người ta không chịu kết thân vì ông ta là yêu ma ngoại đạo, hứa gả cho thần tiên thì thần tiên không muốn lấy vợ, vì thế khó tìm được sui gia, cho nên con gái ông vẫn phòng không chờ đợi.

Hôm sau Vương Cửu Phong nói chuyện với Thạch Thành Thụy, thấy chàng ta là một trang võ sĩ, phẩm mạo đoan chính, cho nên muốn đem con gái gả cho chàng tạ Thạch Thành Thụy nghĩ thầm: "Có phải mình mơ chăng? Sao mà có chuyện dễ dàng như thế?". Muốn đi cũng không biết đường ra, đành phải ưng thuận. Quả nhiên Quế lâm tiều phu Vương Cửu Phong bảo con gái là Ngân Bình cùng Thạch Thành Thụy lạy trời đất, động phòng hoa chúc, và Thạch Thành Thụy bèn ở lại đó. Ngày tháng trôi xuôi, Thạch Thành Thụy bỗng nhiên cảm thấy nhớ nhà, trong nhà còn có mẹ già vợ dại, làng cũ khó quên, dù không có con mọn để nhớ nghĩ, nhưng rốt cuộc lòng vẫn hướng về, muốn về cũng không về được, chưa khỏi khơi động lòng sầu hiện lên đôi mắt. Ngân Bình tiểu thơ nhìn thấy nói:

- Quan nhân ơi! Vì sao anh buồn thế? Ở đây nhất hô bá ứng, muốn ăn cái gì có cái nấy, mọi việc đều vừa lòng, còn có chi mà phải buồn lòng ư?

- Ôi, ở chỗ chúng ta buồn quá, phải tìm vài người bạn thân uống rượu chuyện trò hoặc đàn hoặc hát, hoặc bình văn hoặc luận võ, trong lòng mới sảng khoái đôi chút. Còn ở đây ngoài nàng ra chỉ có ta, không có gì để nói cả!

- Anh muốn cùng bạn bè vui chơi ư? Cái đó dễ mà! Bay đâu? Đi mời Biên tiên sinh và Trịnh tiên sinh đến đây!

Bọn thủ hạ dạ rân. Một lát sau từ bên ngoài đi vào hai người. Người đi đầu đội khăn tiêu diêu bốn góc, mặc áo choàng lựa màu lam, vớ trắng vân hài, hơn 30 tuổi, gương mặt trắng sạch rất là nho nhã. Người đi sau cũng trang phục như vậy, mặt màu vàng nhạt, độ hơn 20 tuổi. Hai người vào bên trong ôm quyền nói:

- Xin trình diện với Quận mã! Hai chúng tôi muốn sớm đến thỉnh an Quận mã nhưng không dám tự tiện lỗ mãng, sợ e làm quấy rầy. Hôm nay Quận mã muốn tiêu khiển, bọn tôi xin đến bồi tiếp.

Thạch Thành Thụy nói:

- Xin mời ngồi, quý danh của hai vị là chi?

Người đi đấu nói:

- Tôi họ Biên tự Học Văn. Còn vị này họ Trịnh tên Trân, tự Ẩn Ngôn. Hai chúng tôi ở trong nhà Ma sư gia coi việc biên chép sổ sách và thư từ vãng lai.

Thạch Thành Thụy nói chuyện với hai người, ý muốn đánh cờ thì hai người bồi tiếp đánh cờ, nói chuyện đàn hát thì hai người cũng biết đàn hát, nói chuyện luyện võ thì hai người bồi tiếp côn quyền, nói tới thứ nào thì hai người cũng điều biết thứ đó. Qua lại được một tháng, Thạch Thành Thụy lại thấy buồn, hai người cũng không đến nữa. Ngân Bình tiểu thơ nói:

- Quận mã đừng buốn, anh thích cái gì thì cứ bảo cho biết!

- Tôi muốn chúng ta đến con đường náo nhiệt, ngựa xe qua lại dập dìu, muốn nghe hát thì nghe hát. Còn chỗ ch úng ta là núi đồi vắng chỉ toàn cây cối, ít thấy bóng người, tới lui chỉ có một mình nàng thôi.

Ngân Bình phì cười:

- Cái đó dễ thôi, sao anh không nói sớm! Để tôi đưa anh đi dạo phố. Ở đó cũng có rạp hát, chúng mình cùng đi xem hát nhé!

Lập tức hai vợ chồng dắt tay nhau đi tới phía chánh Bắc của Hoa viên. Ở đó có ngôi lầu ba gian, Ngân Bình cùng Thạch Thành Thụy lên lầu mở cửa sau ra xem. Thạch Thành Thụy thấy bên ngoài là một con đường dài rất là náo nhiệt, phố xá buôn bán, xe ngựa bộ hành qua lại nhộn nhịp, già trẻ trai gái chen chúc tới lui. Bên phía chánh Tây có một ngôi nhà, nơi đó chiêng trống rùm trời, quảng cáo sắp hát tuồng mới. Thạch Thành Thụy nhìn thấy, trong lòng rất vui, nghĩ thầm: "Ta không biết có con đường náo nhiệt như vậy, nếu biết ta đến từ lâu rồi".

Ngân Bình nói:

- Quận mã, anh đi xem hát nhé!

- Ở đây kêu bằng gì?

- Đây gọi là Hải Thị Thận lâu.

Ngước lên nhìn, tuồng đang diễn là "Tứ lang thăm mẹ". Bên trên, Dương Tứ Lang vừa dắt con vừa hát: "U Châu nhớ mẹ vấn vương lòng". Hát xong lại diễn tiếp tuồng "Thu Hồ cợt vợ". Hát:

Thu Hồ cưỡi ngựa ruổi thăm quê

Lóc cóc vó câu gõ nhịp kề

Yên gấm vững vàng nhìn phía trước...

Thạch Thành Thụy nghĩ thầm: "Từ xưa đến nay, mẹ con chồng vợ đều có đoàn viên, người ta vinh diệu đều trở về nhà, còn ta muốn về nhà mà không được". Nghĩ tới đó buồn quá không muốn nghe hát nữa. Hai vợ chồng trở về nhà. Hôm sau, Thạch Thành Thụy nghĩ thầm: "Sao mình không tới đường ở Hải Thị Thận lâu dọ thử xem còn cách nhà mình bao xả Ta lại có tiền, lén trở về nhà thử".

Nghĩ rồi bèn lật đật ra hoa viên, đến bên nhà lầu leo lên tường nhìn xem. Thạch Thành Thụy "a" lên một tiếng thất kinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 3011)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 20303)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3875)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8404)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 7969)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9472)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4736)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2921)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4076)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3740)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]