Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Công Ðức Bố Thí

22/02/201115:45(Xem: 4296)
06. Công Ðức Bố Thí

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

6. CÔNG ÐỨC BỐ THÍ

Kínhthưa quý vị,

Bốthí là hạnh dễ làm mà ai cũng có thể làm được, dù ở trong hoàn cảnh nào. Nhưnglại có biết bao người không làm được, thật đáng thương. Công đức bố thí thật làto lớn, có khả năng hoán cải được vận mạng con người. Vì thế nên bố thí đứngđầu trong sáu hạnh Ba la mật của lục độ Bồ Tát.

Thườngthì con người hay tham tiếc. Ngay ở cái tuổi bé thơ lòng tham tiếc cũng đã nẩynở và nẩy nở phát triển theo thời gian, hoàn cảnh và cơ thể của con người.

Ðứahài nhi đang ngậm bú vú mẹ, bị mẹ lấy ra để chuyển qua vú khác, đứa hài nhiliền giãy giụa la khóc ngất lên, vì tức giận tưởng rằng mất bú. Câu bé đangchơi những đồ chơi của mình, bị người khác đến lấy, cậu bé liền giận tức lalên, giậm chân giựt lại muốn đánh người lấy đồ của cậu. Người giàu có thì muốngiàu thêm không mấy khi đem lòng thương giúp đỡ kẻ nghèo thiếu. Kẻ nghèo thiếuthì suốt ngày lo cơm no áo ấm, muốn phát tâm làm việc phước đức, nhưng lạikhông đủ sức phương tiện. Nghĩa là con người sống trong lẩn quẩn, nghèo thìkhông đủ phương tiện, giàu thì keo kiết, cứ thế triền miên quanh quẩn trongtham lam lẫn tiếc keo kiết bỏn sẻn không lúc nào thôi.

Trongkinh Bách Dụ, Ðức Phật kể một câu chuyện như thế này: "Có một anh nhà giàumuốn mời bạn bè đến nhà đãi tiệc, để khoe khoang sự giàu có sang trọng củamình. Anh có tánh lo xa, đã tốn bao nhiêu ngày để trang hoàng nhà cửa lộng lẫy,và đã chọn mua những con bò sữa tốt đem về nuôi để lấy sữa tươi đãi bạn bè vớidụng ý khoe mình giàu sang.

Ngàyđãi khách chưa đến, nên anh không vắt sữa bò. Thay vì hằng ngày nên vắt sữauống để cho bò sanh thêm sữa mới tốt tươi, thì trái lại anh cũng không dám làm.Anh nghĩ bụng rằng, ta để dành sữa trong bụng bò, đến ngày đãi tiệc, lúc đó vắtthì sữa chẳng những tươi thơm mà còn sẽ được nhiều gấp mấy lần hơn! Không ngờ,đến ngày yến tiệc, bạn bè đến đông đảo, anh cho người giúp việc đem bò đi tắmrửa sạch sẽ rồi dắt đến trước bạn bè với dụng ý khoe bò mập tốt, sữa tươi ngon.Rồi anh chọn lấy những chiếc bình pha lê cổ kính quý giá đem ra để đựng sữa,nhưng không ngờ, khi vắt sữa thì sữa bò đã khô cạn từ lúc nào rồi! Anh ngạcnhiên trố mắt nhìn thấy làm quái lạ, bối rối nói với các bạn bè của anh rằng:"Mấy ngày trước đây sữa bò căng đầy, tôi không dám vắt uống, vì ý định đểđợi đến hôm nay vắt sữa tươi mừng đãi các bạn. Nhưng không ngờ sữa đã khôcạn!" Bạn bè ai nấy nghe qua đều thầm bụng cười chê anh ta là kẻ ngu ngốc,tiếc của không đúng cách, kết quả là không dám uống dùng mà cũng không còn sữa!

Cóai khùng điên chứa sữa trong bụng bò mà bò lại có thể tiếp tục sanh sữa mới baogiờ! Cũng vậy, trên đời này có biết bao người hôm nay có khả năng làm việc bốthí mà cứ nói kẹt hẹn chừng nào khá dư sẽ làm. Nhưng đâu có ngờ thời giansau đó xảy ra tai nạn, cướp giựt, con cháu phá hại hoặc nhà nước tịch thu hoặcchết, nên không dịp làm được việc bố thí phước thiện. Hoặc có kẻ vì ích kỷ chỉlo cho chồng vợ con cái được no cơm ấm áo, giàu có dư để, mà phải chạy đôn chạyđáo dối láo chụp giựt lường gạt người khác, để cho gia đình mình được hưởng, màrốt cuộc chỉ một mình chịu tội. Ăn chung mà chịu tội riêng.

Cókẻ cúng tiền vào việc làm phước thiện lại kể công kể nghĩa. Thậm chí có kẻ đãcúng tiền vào ngôi Tam Bảo để nuôi nấng tăng chúng, in kinh sách ấn tống, đúctượng Phật, xây cất chùa viện với ý đồ để được người khen, hoặc muốn có đượcquyền danh, hoặc sau đó thay lòng đổi dạ làm khó dễ để đòi tiền lại, hoặc cúnggiúp ít mà khoe khoang kể lể cúng nhiều. Nghĩa là lòng người luôn luôn thay đổikhó lường, lại không dám nhận thực mình năm nay khá hơn năm rồi. Bây giờ mìnhcó tiền hơn lúc trước. Cứ luôn luôn dối lòng dối người nói mình nghèo. Bởi conngười luôn luôn xem nặng tiền bạc của cải mà che dấu phủ nhận phước báo củamình có được, che dấu sự thật về sự khá giả của mình. Tuy được khá giả giàu cómà cứ dối, than nghèo nói kẹt, vô tình tạo thành cái nhơn tâm địa nghĩ nghèo,lời nói nghèo, việc làm keo kiết bỏn sẻn, do đó vô tình đã tạo thành cái nhơnchủng tử nghèo thiếu nơi tâm thức. Như thế trước sau chậm mau gì những người ấycũng sẽ phải chịu cái quả nghèo thiếu.

Dùcho có người nào do nhờ tu phước đời trước mà đời này được giàu có, nhưng vớitâm địa, lời nói, hành động bỏn sẻn keo kiết dối người lợi mình như trên đây,rồi cũng sẽ rơi vào những kiếp nghèo đói tiếp theo sau đó. Bởi nhân nào thì sẽlãnh quả nấy, như bóng theo hình, như vang theo tiếng.

Tâmtánh của chúng sanh thường là bất nhứt, uẩn khúc bất trắc, không sống đúng vớisự thật, hay nói quanh co, viện lý do lý do khác để thối thác việc làm từ thiệnlợi tha, nên Ðức Phật động lòng thương đã mở ra phương pháp tu bố thí để thoátkiếp nghèo đói bởi lòng bỏn sẻn tạo ra, ngõ hầu để cho mọi người trở thành giàusanh và từ đó trở thành bậc Bồ Tát sống tự tại giải thoát. Phương pháp tiêu trừnghèo đói bần cùng do lòng bỏn sẻn gây nên, không phương pháp nào hơn là bốthí.

Bốthí là pháp hạnh đứng đầu trong sáu pháp Lục độ Ba la mật của người tu hạnh BồTát. Người muốn thực hành hạnh Bồ Tát để đạt thành quả vị Bồ Tát thì trước hếtphải tu hạnh bố thí. Có thực hành hạnh bố thí mới dẹp được lòng bỏn sẻn keokiệt, mới mở rộng lòng từ bi tế độ, mới thông cảm được nỗi nghèo khổ của mọingười. Có bố thí mới thoát được cái khổ nghèo đói của mình và người. Ðức Phậtđã xác định rằng, việc bố thí tiền tài dễ làm và được hưởng phước báo giàu cócủa nhơn thiên. Phước báo này có ngày sẽ hết, nếu chỉ hưởng mà không biếttiếp tục tu hạnh bố thí. Còn bố thí pháp thì khó làm, nên được phước báo trítuệ giải thoát vô tận.

Nhưnglàm thế nào để thực hiện được bố thí pháp? Bất cứ ai trong chúng ta đều cũng cóthể thực hiện được tài thí. Vì người sống trên đời này bất luận nghèo giàu sanghèn, dù ít dù nhiều, ai cũng có tiền của vật dụng. Tùy theo hoàn cảnh khả năngcủa mình mà thực hành hạnh bố thí.

Chẳnghạn như cậu bé nhín bớt tiền mẹ cho mua quà bánh để giúp người ăn mày cũng làbố thí. Tài thí là đem tiền của giúp đạo giúp đời. Ðó là cách tạo cái nhơn giàusang cho mình mà cũng là một cách kết thiện duyên với mọi người. Khéo hơn nữa,nếu biết đem tiền của nuôi dưỡng tăng ni chân chánh để ngày ngày họ yên tâm tutập. Một khi những vị này trở thành người trí thức đạo đức đi khắp đó đây hoằngpháp độ đời, đó là cách trồng nhơn bố thí pháp. Hoặc đem tịnh tài cúng vào việcin kinh sách Phật để truyền bá cho mọi người nghiên cứu đọc tụng tu niệm thì đócũng là cách bố thí pháp. Bố thí pháp thì cao quý lợi ích rộng khắp, được phướcgiác ngộ vô lậu. Bố thí pháp tuy ít thấy hình thức, không có bề nổi, ít ngườiđể ý thực hành, nhưng công đức tuyệt diệu siêu đẳng. Thế thường hễ có hữu hìnhlà hữu hoại. Hữu hình thì dễ sanh hữu danh, hữu lợi dễ sanh ra tranhchấp.

Lạinữa, nếu vì cảm tình, vì mê tín, vì thương hại tội nghiệp mà giúp đỡ hạng tàsư, thầy dốt không giới hạnh cũng mang y mặc áo đội lớp xuất gia, để xây chùacất am dung dưỡng tà tâm dị đoan, mê hoặc lòng người, làm tăng thêm tự cao danhlợi, thì việc bố thí đó vô tình làm hại đến chánh pháp, không những tốn cônghao của mà rốt cuộc tự mình không được phước đức gì, lại còn làm hại đến niềmtin của người khác, như thế thì mắc tội lỗi to lớn bằng như tội tiêu diệt PhậtPháp. Vì sao? Vì tiếp tay với chúng ma âm thầm phá đạo. Cho nên bố thí phảidùng trí tuệ nhận định đâu là chánh nên làm, đâu là tà nên tránh. Có như thếmới mong gặt được nhiều phước đức, đạt được đạo quả giác ngộ giải thoát.

Nhânđây, tôi xin lược dẫn trong các kinh luận Phật giáo nói về sự lợi ích của tàithí và pháp thí để quý vị liễu tri.

-Kinh Ðại thừa Lý Thú Lục Ba La Mật quyển bốn nói: "Tiền tài càng bố thícàng ít, cuối cùng có lúc dùng hết. Pháp thí càng giảng nói càng to, càng bốthí càng rộng khắp không bao giờ hết. Người tiếp nhận tài thí thì chỉ được lợiích trong hiện tại, còn người tiếp nhận pháp thí thì hiện tại và tương lai đềuđược lợi ích. Tài thí chỉ có người bố thí thì mới được lợi ích, còn người thọcủa bố thí thì không được lợi ích phước báo. Pháp thí thì người bố thí cũng nhưngười thọ thí đều được lợi ích. Bởi vì người được nghe Phật Pháp thì hay phát tâmBồ để, mau chóng phát sanh trí tuệ vô thượng".

-Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa quyển bảy nói: "Trong các thứ bố thí, chỉ có bố thíPháp là được phước đức thù thắng vi diệu hơn cả".

-Kinh Ðại Tập nói: "Bố thí tiền của nhiều đến mấy cũng không bằng đem tâmchí thành khẩn thiết trì tụng một câu kinh, một bài kệ trong kinh".

-Kinh Kim Quang Minh Tối thắng Vương quyển ba nói: "Nguồn tài thí và sứcảnh hưởng của nó thì vô cùng. Tài thí chỉ được phước báo của cõi người cõitrời, còn pháp thí mới có thể siêu xuất tam giới luân hồi. Tài thí chỉ có thểlàm cho người bố thí tăng thêm phước lành, còn pháp thí thì làm cho người bốthí cũng như người thọ thí đồng thời tăng trưởng phước đức. Tài thí chỉ có lợiích cho thân thể, còn pháp thí thì lợi ích cả thân và tâm, cả thần trí và tánhtình, thanh tịnh hóa tâm linh và hoàn cảnh".

-Luận Ðại Trí Ðộ quyển thứ mười một nói: "Tài thí chỉ có thể làm giảm bớtphiền khổ cho riêng mình trong giai đoạn nào đó, còn pháp thí mới có thể triệtđể đoạn trừ phiền não. Tài thí có thể thọ được phước báo của cõi nhơn thiên,còn pháp thí thì đạt được quả vị của ba thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát.Không luận là ngườì thông minh hay ngu dốt đều có thể làm việc tài thí, nhưngngười trí huệ mới có thể thực hành việc pháp thí. Loại động vật ngu muội từ côntrùng cho đến loài súc sanh đều có thể tiếp thọ tài thí, còn pháp thí thì chỉcó hạng người tai mắt thông tuệ thiện căn mới có thể tiếp nhận được. Tài thí cólúc làm cho người thọ nhận tăng thêm lòng tham ái, còn pháp thí thì hay khiếncho người nhận trừ phiền não, tham ái, oán hận, ngu si. Tài thí làm vui thânthể, còn pháp thí làm vui tâm linh. Người làm việc tài thí thì được người đờiquý kính. Quả báo của tài thí thì thanh tịnh ít mà cấu uế nhiều, quả báo củapháp thí thì thanh tịnh nhiều mà cấu uế ít. Làm việc tài thí lớn thì cần phảinhiều người hợp lực xuất nhiều tiền của thì việc mới thành, còn làm việc phápthí lớn thì chỉ cần xuất tâm trí là đủ, không cần phải phiền cực đến thầy bạngóp sức, đợi chờ nhiều thời gian. Người làm việc tài thí thì tương lai đượcgiàu có tiền của, người làm việc pháp thí thì tương lai được giàu có trítuệ".

-Kinh Vị Tằng Hữu nói: "Bố thí tài vật của báu chỉ có thể cứu giúp ngườinghèo thiếu một lúc. Còn bố thí pháp thì có thể khiến cho chúng sanh trọn đờithọ dụng an vui".

-Luận Ðại Trượng Phu phẩm thứ mười bốn nói: "Ðể thích hợp với kẻ tham áithì trước nên làm việc bố thí tiền tài để tạo sự quan hệ với họ, rồi sau đóthuyết pháp cho họ, như thế thì họ dễ dàng tiếp thọ hơn. Tài thí là phương tiệncòn pháp thí là mục đích. Ðối với kẻ tham ái thì nên nói bố thí tài, đối với kẻngu si thì nên nói bố thí pháp. Nói cách khác, tài thí làm đầy đủ tham dục củamuôn loại. Người bố thí tài thì sẽ được giàu có vô tận, còn người bố thí phápthì sẽ được trí huệ vô cùng. Người bố thí tài làm cho kẻ ngu ưa thích, người bốthí pháp thì làm cho kẻ trí mến mộ. Tài thí làm giảm trừ sự bần cùng, pháp thíhay giải trừ sự thiếu thốn của tâm linh".

-Luận Du Ðà Sư Ðịa quyển bảy mươi nói: "Tài thí có khi khiến cho người tạonghiệp ác, còn pháp thí nhất định khiến cho người phát tâm làm việc lành. Tàithí có lúc làm cho người sanh khởi phiền não. Tài thí có thể khiến cho người anvui trong tội ác, còn pháp thí thì không ngừng khiến cho người sản sanh tâmthuần tịnh lương thiện an vui. Tài thí thì dễ, không luận thánh hiền xuất thếhay không xuất thế, lớn bé đều có thể làm được, nhưng pháp thí thì chỉ khi nàoPhật xuất thế mới có thể làm được. Nếu không có Phật xuất thế thì rất khó cóđược Phật Pháp. Vì vậy, pháp thí so với tài thí thì quý giá hơn, khó làmhơn".

Muốnđoạn tuyệt cội nguồn khổ đau, muốn tận trừ hậu quả bần cùng nghèo đói, muốn tạocho mình cuộc sống giàu sang phước thiện, muốn tiến bước trên đường đạo hạnhthênh thang sáng ngời của Bồ Tát, thì cần phải tu hạnh bố thí. Ðạo Phật khôngchú trọng lý thuyết suông. Người thực hành hạnh tài thí chẳng khác nào tự mìnhđem hạt giống các loại lúa, bắp, đậu, hoa gieo trồng trên ruộng đất phước đứcphì nhiêu. Trái lại, người keo kiết bỏn sẻn thì chẳng khác nào như kẻ để dànhsữa trong bụng bò không dám lấy uống, như kẻ sợ hao mất các hạt giống lúa, bắp,đậu, hoa không dám gieo trồng, cứ lẩn tiếc giữ cho đến hư mục. Người tu hạnh bốthí pháp là người tự mình cầm lấy đuốc sáng và đồng thời thắp nhiều đuốc traocho những kẻ khác cùng cầm. Như thế, chẳng những đuốc mình tiếp tục rực sángkhông tổn hại chút nào, mà bao ngọn đuốc của những người khác cũng cùng rựcsáng phá tan màn lớp tăm tối vô minh sâu dày từ đáy thẳm của tâm thức mang lạicho cuộc đời.

Bốthí mang đặc tính quan trọng quyết định trong bước đường tiến đến đạo quả BồTát như thế, nên Đức Phật đã nói: "Bố thí đứng hàng đầu trong sáu pháp tulục độ của Bồ Tát". Sáu pháp Lục Độ là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinhtấn, Thiền định, Trí huệ. Pháp bố thí là bước đầu khai mở hạnh nguyện Từ Bi HỷXả, diệt trừ ma nghèo đói thiếu thốn. Nên xưa nay những đệ tử của Đức Phật muốnđạt thành đạo quả Bồ Tát thì trước nhất phải tu hạnh bố thí.

Nhữngngười thực hành tài thí, là những người biết đem tiền của vật chất giúp đỡ kẻkhốn cùng tàn tật bệnh hoạn, hoặc đem tiền của cúng chùa để xây dựng ngôi TamBảo. Những người như thế kinh sử còn ghi rõ, và đã được tăng tín đồ Phật giáokính trọng, như tấm gương soi sáng muôn đời cho những ai muốn thoát khỏi kiếpnghèo đói, để đạt đến giàu sang và quả vị sáng ngời của Bồ Tát. Một trong nhữngtấm gương sáng đó là cư sĩ Cấp Cô Độc, người đã mua đất cất tinh xá dâng cúngcho Đức Phật và tăng chúng để làm nơi an trú hành đạo. Vua A Dục một bậc đếvương vô tiền khoáng hậu thâm sâu thực hành hạnh bố thí, dầy công ủng hộ PhậtPháp.

Theonhiều kinh sử ghi chép thì tiền thân của vua A Dục vốn là một cậu bé sanh trongthời Đức Phật tại thế. Lúc cậu bé đang bốc đất chơi với đám trẻ ngoài đường,bỗng nhiên thấy Đức Phật và chư tăng đi khất thực, cậu khởi tâm vui mừng liềnlấy mấy cái bánh đất đang chơi thành tâm quỳ dâng cúng Phật. Nhờ thành tâm đảnhlễ cúng dường mà cậu được phước báo đặc thù, sau khi Phật nhập Niết Bàn, cậu béđã đầu thai trở lại làm vua A Dục, hết lòng ủng hộ Phật Pháp.

Cưsĩ Thuần Đà làm nghề thợ rèn nhờ cúng dường Phật Pháp và chư tăng bữa cơm trướckhi Phật nhập Niết Bàn mà được phước báo thành bậc trưởng giả giàu sang đời đờitận tâm ủng hộ sự nghiệp hoằng pháp và cuối cùng đạt đến quả vị Thập Địa BồTát.

NàngSu Già Ta, một thôn nữ chăn bò, thấy thái tử Tất Tạt Đa thân hình ốm gầy tiềutụy té qụy, trước khi lần bước đến gốc cây Bồ Đề, trên đường từ bỏ rừng già sausáu năm tu khổ hạnh, nàng đã dâng cúng thái tử Tất Tạt Đa bát sữa, nhờ đó mà cóđưọc phước báo đời đời làm hoàng hậu hiền đức thành tâm hộ trì Tam Bảo và đờisau chứng được đạo quả Bồ Tát.

Trongkinh điển Phật giáo nhất là bộ kinh Đại Bát Niết Bàn còn ghi rõ, rất nhiềungười nhờ tu hạnh bố thí mà được phước báo giàu sang, đạt thành đạo quả Bồ Tát,được Phật thọ ký thành Phật trong tương lai.

Tacũng thấy rằng, xưa nay chưa có ai tu hạnh bố thí mà trở nên sạt nghiệp phảilâm vào cảnh bần cùng nghèo đói. Thực tế của thế gian này, kẻ nghèo đói đầy dẫykhắp trên mặt đất, trong lúc đó người giàu sang số lượng ít oi. Nếu chúng tabình tâm suy nghiệm sẽ không có gì khó hiểu, tại sao lại có hiện tượng kỳ lạnhư vậy. Điều này, nguyên do là bởi phần đông người đời nhiều tham lam bỏn sẻn,mà người rộng lượng hỷ xả bố thí lại quá ít! Nhất là đa số kẻ giàu có thì khólàm việc bố thí cúng dường. Thường thì người giàu có xem tiền của giữ tom gópđể được giàu thêm, mà chính cả bản thân họ cũng không dám tiêu dùng!

Nhơnnào quả nấy như bóng theo hình. Người nghèo khó có tâm bố thí, nhờ tạo nhơn bốthí nên được giàu có. Đến khi giàu có thì lại keo kiết bỏn sẻn bo bo giữ của,nên trở lại nghèo khổ. Cứ như thế luân hồi đổi thay mãi mãi. Những ai muốnthoát khỏi kiếp nghèo đói để được giàu sang, muốn thánh thiện hóa đời mình đếnquả vị Bồ Tát, Phật, thì nên nghe lời Phật dạy, phát tâm Bồ Đề cố gắng tu hạnhBố Thí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567