LỜI NÓI ĐẦU
Bát thức quy củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học. Duy thức trong Bát thức quy củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học. Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánh, tam lượng và tam cảnh.
Tác phẩm chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn chỉ vỏn vẹn 12 câu tụng, và như thế toàn tác phẩmchỉ có 48 câu tụng. Đoạn một, nói về năm thức trước; đoạn hai, nói về ý thức, tức thức thứ sáu; đoạn ba, nói về thức Mạt na, tức thức thứ bảy; đoạn bốn, nói về thức A lại da, tức thức thứ tám. Mỗi đoạn đều chỉ rõ về thể tánh, hành tướng, hoạt dụng và quả vị của mỗi thức.
Bát thức quy củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học. Duy thức trong Bát thức quy củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học. Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánh, tam lượng và tam cảnh.
Tác phẩm chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn chỉ vỏn vẹn 12 câu tụng, và như thế toàn tác phẩmchỉ có 48 câu tụng. Đoạn một, nói về năm thức trước; đoạn hai, nói về ý thức, tức thức thứ sáu; đoạn ba, nói về thức Mạt na, tức thức thứ bảy; đoạn bốn, nói về thức A lại da, tức thức thứ tám. Mỗi đoạn đều chỉ rõ về thể tánh, hành tướng, hoạt dụng và quả vị của mỗi thức.
Vạn pháp duy thức, là nói các pháp toàn là duy thức: một là, vì các pháp không có gì thật cả; hai là, vì các pháp đều liên hệ đến 8 thức; ba là, vì chủ thể nhận thức bao giờ cũng có đối tượng nhận thức. Thức A lại da được gọi là căn bản y vì các pháp nhiễm tịnhđược bao quát và phát sanh. Thức mạt na và ý thức được gọi là nhiễm tịnh y và phân biệt y của các pháp nhiễm tịnh, vì các pháp do ý và ý thức mà thành nhiễm tịnh. Năm thức trước chỉ nhận thức 5 cảnh mà không có phân biệt vọng chấp. Trong sự phân biệtvọng chấp, ý thức đóng vai chính, 5 thức trước đóng vai phụ, thức Mạt na là đạo diễn, thức A lại da là nhà sản xuất. Cốt lõi của sự tu là làm sao chuyển hóa sự vọng chấpphân biệt của ý thức thành trí vô trần, tức cái trí giác ngộ thực tướng không thật của trần cảnh.
Quá trình chuyển vọng quy chân này đòi hỏi ý thức mà tâm sở tuệ làm chính, cùng với các tâm sở biệt cảnh khác và các tâm sở thiện giằng co mãnh liệt chống lại những vọng tưởng điên đảo do phiền não căn bản và phiền não tùy thuộc dẫn dắt. Ý thức luôn phát triển theo bản năng tự ngã của thức Mạt na mà vốn được xây dựng trên căn bản của kiến và ái. Qua đó, tu tập là chế ngự và cắt đứt sự phát sanh liên tục cái ý thức tự ngã hay ngã chấp.
Tin có thức A lại da là tin vào thể tướng dụng của Tâm: thể của Tâm là năng tánh huân tập các pháp tạp nhiễm hay thanh tịnh, tướng của Tâm là biểu hiện của các tâm vươngvà các tâm sở, dụng của Tâm là nhiễm ô có thể hủy diệt, thanh tịnh có thể thích ứng. Nói cách khác, tu tập là bội trần hiệp giác, là bỏ nhiễm ô mà thành thanh tịnh, là chuyển bỏ 8 thức mà thành tựu 4 trí, mà thuật ngữ Duy thức gọi là chuyển thức.
Tác phẩm này còn có một giá trị đặc thù là 51 tâm sở được định nghĩa một cách rõ ràngvà chính xác. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho người bước đầu học Duy thức. Quy là một loại thước tròn. Củ là một loại thước vuông. Thước là dụng cụ đo đạc, làm ni tấc để thiết lập các vật dụng. Nếu không có quy củ thì người thợ mộc khó bề làm đúng. Hiệp cả pháp (bát thức) và dụ (quy củ), nên gọi là Bát thức quy củ. Bài tụng giảng về tám thức, thuyết minh hành tướng của mỗi thức một cách rõ ràng, thiết thực, mẫu mực như cái thước đo hình tròn, hình vuông, nên gọi là Bát thức quy củ tụng.
Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm 19/9/Đinh Hợi (29/10/2007)
Phật tử Quảng Minh
Bát thức quy củ tụng Trang chú_Quảng Minh dịch
Quá trình chuyển vọng quy chân này đòi hỏi ý thức mà tâm sở tuệ làm chính, cùng với các tâm sở biệt cảnh khác và các tâm sở thiện giằng co mãnh liệt chống lại những vọng tưởng điên đảo do phiền não căn bản và phiền não tùy thuộc dẫn dắt. Ý thức luôn phát triển theo bản năng tự ngã của thức Mạt na mà vốn được xây dựng trên căn bản của kiến và ái. Qua đó, tu tập là chế ngự và cắt đứt sự phát sanh liên tục cái ý thức tự ngã hay ngã chấp.
Tin có thức A lại da là tin vào thể tướng dụng của Tâm: thể của Tâm là năng tánh huân tập các pháp tạp nhiễm hay thanh tịnh, tướng của Tâm là biểu hiện của các tâm vươngvà các tâm sở, dụng của Tâm là nhiễm ô có thể hủy diệt, thanh tịnh có thể thích ứng. Nói cách khác, tu tập là bội trần hiệp giác, là bỏ nhiễm ô mà thành thanh tịnh, là chuyển bỏ 8 thức mà thành tựu 4 trí, mà thuật ngữ Duy thức gọi là chuyển thức.
Tác phẩm này còn có một giá trị đặc thù là 51 tâm sở được định nghĩa một cách rõ ràngvà chính xác. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho người bước đầu học Duy thức. Quy là một loại thước tròn. Củ là một loại thước vuông. Thước là dụng cụ đo đạc, làm ni tấc để thiết lập các vật dụng. Nếu không có quy củ thì người thợ mộc khó bề làm đúng. Hiệp cả pháp (bát thức) và dụ (quy củ), nên gọi là Bát thức quy củ. Bài tụng giảng về tám thức, thuyết minh hành tướng của mỗi thức một cách rõ ràng, thiết thực, mẫu mực như cái thước đo hình tròn, hình vuông, nên gọi là Bát thức quy củ tụng.
Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm 19/9/Đinh Hợi (29/10/2007)
Phật tử Quảng Minh
Bát thức quy củ tụng Trang chú_Quảng Minh dịch
Gửi ý kiến của bạn