- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa (7 quyển)
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển II
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển III
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển IV
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển V
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển VI
- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển VII
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển VI
22. Phẩm Chúc-lụy
Nguồn: Pháp Sư Thích Thiện Trí
Chúc (lũy) là dặn bảo.
Lũy hay lụy là chất chồng nhiều lớp.
Chúc lũy có nghĩa là dặn bảo nhiều lần. Hay còn gọi là phó thác.
Vì chư đại Bồ Tát đã dùng đức trang nghiêm của chư Phật mà tự trang nghiêm cho chính mình. Do vậy, Đức Thế Tôn đã phó thác “Pháp Võ thượng Chánh đẳng Chánh giác cho các Ngài”. Vì sao? Vì chúng hội diện tiền đã nhận chân được “Như Lai thần lực” chúnh là “tâm tính nhiệm mầu”.
Chính vì thế mà chúng hội đã nương vào “Như Lai thần lực” để thấy rõ “chúng sinh đều có Phật tánh” nay Đức Thế Tôn lại ân cần dặn bảo các chúng Đại Bồ Tát: hãy tùy thuận chúng sinh mà chỉ bày “Tri kiến Phật”. Nên vào đầu phẩm kinh đã nêu:
“Lúc bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hiện sức đại thần thông dùng tay xoa đảnh của vô lượng Đại Bồ Tát mà nói rằng: “Ta ở trong vô trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ngươi. Các ngươi nên một lòng lưu bố pháp này cho thêm nhiều rộng”.
Vớ ý nghĩa: “Tri kiến Như Lai” không phải “ngộ nhập” một cách dễ dàng. Mặc dù mỗi chúng sinh đều có “Tri kiến” ấy.
Tuy nhiên, bậc đại trí cần phải diệu dụng tùy duyên, hiện sức đại thần thông. Có nghĩa là dùng “trí tuệ Bát Nhã” mà tùy thuận chúng sinh để chỉ bày “Tri kiến Phật”. Mà ý chỉ trong kinh đã nêu: “dùng tay xoa mặt đảnh của vô lượng Đại Bồ Tát” phương tiện ấy đã ngầm chứa sự ân cần dặn bảo: “Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật”.
Và chư Phật thị hiện cũng chỉ vì “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”.
Hơn nữa “Như Lai” là “chân tâm” vì kông nhiễm trước cảnh duyên nên gọi Như Lai là “đại thí chủ”, và một khi chúng sinh đã tin mình có “Tri kiến Như Lai” sống xứng hợp với lý tánh thì chư Đại Bồ Tát vì đó mà tuyên bày “Diệu Pháp Liên Hoa”.
“Cho nên nếu có thiên nam tử, thiện nữ nhân nào mà tin tri kiến Như Lai thời các ông phải vì đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này”.
Bởi vì kinh Diệu Pháp Liên Hoa là phương tiện chỉ bày “Tri kiến Như Lai”, tin và hiểu được như thế là một việc vô cùng khó khăn, phải là bậc thượng căn thượng trí. Còn những chúng sinh nào chưa tin mình có “Tri kiến Phật” thời chư Đại Bồ Tát cũng nên dùng những pháp thâm diệu khác trong “Như Lai” mà dìu dắt uốn nắn để chúng sinh được pháp hỉ, mà từ đó “Trực nhận tri kiến Như Lai”. Đó là đền đáp công ơn chư Phật.
Vì thế “nếu có chúng sinh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng. Các ông nếu được như thế thời đã báo được ân của các Đức Phật”.
Ánh sáng từ bi đã bao trùm pháp giời. Chúng hội do quyền pháp mà “trực nhận bản tâm”. Bậc thượng căn thượng trí liễu triệt được ý chỉ thâm diệu mà đấng Đại Giác đã ân cần phó chúc, đồng tiền lên tiếng bạch Phật rằng:
“Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ lo”.
Chúng đại Bồ Tát đã ba phen bạch Đức Thế Tôn như vậy. Đó là một sự khẳng định về sự liễu ngộ Phật tánh, pháp tánh không ngoài “tâm tánh”.
Cho nên chư phân thân Phật ở mười phương đều trở về bổn quốc... tháp của Phật Đa Bảo đặng hoàn như cũ.
Một lần nữa xác định rằng: bản tâm có đầy đủ trí tuệ năng sinh muôn pháp, vốn sẵn thanh tịnh, vốn chẳng sinh diệt. Nhận được như thế là nhận lời phó chúc của đấng Đại Giác về “Pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác” vậy.