Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1 - GIÁO PHÁP - chương 2 - ĐẠT MA

10/12/201821:04(Xem: 2328)
Phần 1 - GIÁO PHÁP - chương 2 - ĐẠT MA

Phật giáo Thánh Điển Linh Sơn

Huyền Vi

~0~

 

 

Phật giáo Thánh Điển Linh Sơn

Huyền Vi

~0~

 

 

Phần Thứ Nhứt  -  GIÁO PHÁP

CHƯƠNG HAI  -   ĐẠT MA

 

 

 

MỤC I  -  TỨ ĐẾ

 

  1. Phật thành tựu tứ đức nên gọi là Bậc Đại Y Vương:

 

Một thuở nọ, đức Phật ngụ tại núi Ba La Nại (1), chỗ tiên nhân cư trú, trong vườn Lộc Giả (2).  Lúc bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:  có bốn pháp thành tựu, mà bậc Đại Y Vương phải biết.  Những gì là bốn?  một là khéo biết các bịnh, hai là khéo biết gốc bịnh, ba là khéo biết phương thuốc trị bịnh, bốn là khéo biết trị dứt bịnh, ngày sau không còn tái phát.

Như Lai là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, là bậc Đại Y Vương, thành tựu bốn đức trị lành tâm bịnh chúng sinh.  Thế nào gọi là bốn?  Tức là Như Lai đã liễu ngộ chân thể của đệ nhất là khổ (3) thánh đế, đệ nhị là khổ tập thánh đế; đệ tam là khổ diệt thánh đế, đệ tứ là khổ diệt đạo-tích thánh đế.  Các tỳ-kheo!  Các thầy thuốc trong không gian đối trị viên mãn cội nguồn của sanh, lão, bịnh, tử, của lo, buồn, rầu, khổ.  Như Lai là bậc Chắnh Đẳng Chánh Giác, là vị Đại Y Vương, đối trị viên mãn cội nguồn của sanh, lão, bịnh, tử, của lo, buồn, rầu, khổ.  Vì thế, nên Như Lai được gọi là Bậc Chánh đẳng, Chánh giác, Bậc Đại Y Vương.

(Trích kinh Tạp-A-Hàm: Samyuktàgama, quyển thứ 15, thời 2, tờ 8, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Nước Ba La Nại:  Vàrànasi, một nước về thời cổ của xứ Trung Ấn-Độ.
  2. Vườn Lộc Giả :  Migadàva, chỗ Phật thuyết thời pháp đầu tiên.
  3. Khổ Thánh đế:  là một trong bốn Thánh-đế:  khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ đạo.  Họp lại nhân quả mê, ngộ mà nói.  Khổ là quả của mê.  Tập là nhân của mê.  Diệt là quả của ngộ.  Đạo là nhân của ngộ.

 

  1. Giáo pháp Tứ-đế

 

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:  Các vị nên biết, có bốn chân lý chân thật.  Thế nào gọi là bốn?  -  Tức là khổ đế (1), khổ tập đế, khổ tận đế, khổ xuất yếu đế.  Thế nào gọi là khổ đế?  Nghĩa là khổ về sinh (2), khổ về già, khổ về bịnh, khổ về chết, khổ về lo buồn, khổ về sầu não, khó mà diễn tả cho hết.  Khổ về oán ghét bị gặp gở, khổ về ân ái chia lìa, muốn việc gì không được cũng bị khổ.  Tóm lại, năm ấm hưng thịnh rất khổ, nên gọi là khổ đế.  Thế nào gọi là khổ tập đế.  Nghĩa là phần lãnh thọ, tham ái, huân tập mãi không mõi mệt,  ý thường tham ái chấp trước.  Gọi đó là khổ tập đế.  Thế nào gọi là khổ tận đế?  Hay khiến các ái nhiểm, dứt hết không còn, cũng không phát sinh thêm nữa.  Ấy gọi là khổ tận đế.  Thế nào gọi là khổ xuất yếu đế ?  Nghĩa là con đường hiền thánh, tám phẩm trợ đạo (3), tức là đẳng kiến (4) đẵng trí, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định.  Ấy gọi là phương pháp tứ đế.

(Trích kinh Tăng Nhứt-Hàm:  Ekottaràgama Sùtra, quyển thứ 14, trắc , tờ 60, bên mặt)

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Khổ, khổ tập, khỗ tận, khổ xuất yếu.  Ấy là lời dịch khác của bốn đế.  Tức là khổ, tập, diệt, đạo, nhân quả mê và ngộ vậy.
  2. Khổ về sinh, khổ về già, khổ về bịnh, khổ về chết:  bốn thứ khổ lụy.  Thông thường ở đây thêm khổ về oán ghét bị gặp gở:  khổ về ân áì chia lìa; khổ vể muốn việc gì không được, khổ về năm ấm hừng thạnh gọi chung là tám khổ.  Ở đây dùng lo buồn, sầu khổ để thay năm ấm hừng thạnh khổ.
  3. Tám phẩm trợ đạo:  tức là tám con đường chánh vậy.
  4. Đẳng kiến, đẳng… dịch chữ không đồng.  Thông thường gọi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

 

  1. Bốn chân lý bất diệt

 

Khổ đế là gì?  Nói đến khổ đế tức là nói đến sanh khổ (1), già khổ, bịnh khổ, chết khổ, ưu bi phiền não khổ,  oán tắng hội khổ, ân ái biệt ly khổ, cầu bắc đắc khổ; tóm lại, năm ấm hưng thạnh khổ.  Ấy gọi là khổ đế.  Tập đế là gì?  Nói đến tập đế, tức là nói đến ái cùng dục tương ưng, vọng tâm luôn luôn nhiểm trước.  Ấy gọi là tập đế.  Diệt đế là gì?  Nói đến Diệt đế tức là nói đến sự dục ái dứt hết không còn, không bao giờ gây thêm nữa, giải thoát, nên gọi là diệt đế.  Đạo đế là gì?  Tức là con đường đi đên chân lý, có tám nẽo:  chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hạnh, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm và chánh tam muội.  Ấy gọi là đạo đế.  Như vậy đó, các tỳ-kheo!  Bốn chân lý nầy, chân thật không bao giờ sai            :  lời của Thế Tôn đã nói ra, nên gọi là đế (chân lý).  Phật chỉ cho các tỳ-kheo bốn chân lý nầy, nếu ai không rõ biết, thì sẽ trôi lăn trong vòng sinh tử, luân hồi theo năm đường ác.  Ta nay đã ngộ và hoàn thành được bốn chân lý nầy, từ bờ bên nầy đến bờ bên kia, đã đoạn lìa mọi cội nguồn sinh tử nên không bao giờ thọ lại hậu thân .  Mỗi người phải hiểu biết đúng như thật về “Bốn chân lý bất diệt”.

(Trích kinh Tăng Nhất A-Hàm, quyển thứ 17, trắc 1, tờ 69, phía tả).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Sanh khổ v.v…Khổ nầy cùng tiết trước đồng, thêm ưu bi khổ não, ở sau tám khổ, dùng năm ấm hưng thịnh khổ bao quát.  Bởi vì tám khổ nầy đều do thân thể năm ấm hòa hợp mà phát khởi.

 

  1. Bồ tát quán sát chân lý

 

Thế nào gọi là Bồ Tát (1) quán sát phương tiện về chân lý? -  Nghĩa là sâu xa rất khó thâm nhập.  Làm sao gọi là khó?  Như khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí.  Khổ trí là sao?  Nghĩa là quán sát các “ấm” không sinh.  Thế nào gọi là tập trí?  Tức là quán sát đoạn nhân tham ái.  Diệt trí là thế nào?  Nghĩa là quán sát vô-minh v.v…các phiền não, không có hòa hiệp.  Còn đạo trí là gì?  Tức là quán sát tất cả pháp đều bình đẳng, không chỗ nương tựa.  Bồ-tát, nếu ở trong bốn thánh-đế, khởi pháp quán như vậy; nhưng “ không thủ chứng” (2), vì hóa độ chúng sanh.  Như thế gọi là Bồ-tát quán sát phương tiện về chân lý.

(Trích kinh Đại-Tập: Mahàsamghàta Sùtra, quyển thứ 28, phẩm Vô-Tận-Ý Bồ Tát, huyền 2, tờ 58, phía mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Bồ tát quán sát phương tiện về chân lý:  Bốn sự quán sát về chân lý của Bồ Tát, dùng trí tuệ làm cương lĩnh, cùng với sự quán sát chân lý của hàng Thinh Văn ở đoạn trước không đồng.  Đoạn trước là quán sát chân lý tầm thường.  Ở đây, Bồ-tát quán sát các pháp không sinh không diệt.  Chẳng hạn như quán “năm ấm” không sinh là khổ trí, đối với sự vật quán sát bình đẳng, trong khi ấy không thêm thử xả là đạo trí. v.v….
  2. Không thủ chứng:  Đây là lý tưởng của Bồ-tát không trụ Niết-bàn, lâu dài ở trong đường sinh tử để giáo hóa chúng sinh, không muốn ở chốn tịch diệt nầy.

 

MỤC  II  - PHÁP DUYÊN KHỞI:

 

  1. Pháp nhân duyên cùng pháp duyên sinh:

 

Một thuở nọ, đức Phật ở tại thành Vương-Xá nơi vườn trúc Ka-lan-Đà.  Lúc ấy đức Thế Tôn bảo các vị tỳ-kheo:  Ta nay sẽ giảng nói pháp nhân duyên (1) và pháp duyên sanh.  Thế nào gọi là pháp nhân duyên?  Nghĩa là đây có cho nên kia có, từ vô-minh duyên hành, hành duyên thức…như vậy, cho đến sinh duyên lão tử, hoàn toàn nhóm họp các khổ lụy.  Thế nào gọi là pháp duyên sinh?  Tức là vô-minh, hành…..

Nếu Phật ra đời, hoặc chưa ra đời, pháp duyên sanh vẫn thường trụ, pháp trụ (2) cùng pháp giới (3), Như Lai tự ngộ hiểu biết, thành bậc Chánh đẳng, Chánh-giác, vì nhân loại diễn nói, khai thị chỉ rõ phát minh; vì vin níu sự sinh, nên có già, bịnh, chết, lo rầu buồn khổ!

Các pháp quan trọng nầy, sự vật, trụ nơi pháp không (4), pháp như như (5) là pháp nhỉ (6), pháp không lìa “như”, pháp không khác “như”, quán sát chân thật không đìển đảo, như thế tùy thuận duyên khởi.  Ấy gọi là pháp duyên sinh.  Nghĩa là vô-minh (7) duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, lo rầu buồn khổ.  Ấy gọi là pháp duyên sinh.

(Trích kinh Tạp-A-Hàm: Samyuktàgama Sùtra, quyển thứ 12, tờ 68, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Pháp nhân duyên, pháp duyên sanh:  Pháp nhân duyên là do các việc tương duyên sinh thành.  Pháp duyên sinh, những kết quả do đó mà thành.  12 nhân duyên, mỗi mỗi được thành lập.  Gọi là nhân duyên.  Mỗi mỗi chỗ phát sinh.  Gọi là duyên sinh.
  2. Pháp trụ.  Chân như pháp tính trụ trong muôn pháp, một nghĩa gọi là pháp tánh.
  3. Pháp giới:  tên khác đồng với pháp tánh trên.
  4. Pháp không:  cũng gọi là không tánh.  Tên khác nhưng đồng với pháp tánh trên.
  5. Như:  tên tuy khác cũng đồng trên.
  6. Pháp nhĩ:  Ý tự nhiên, gọi pháp tánh tự nhiên.
  7. Vô minh hành thức: 12 nhân duyên vậy.  Lão bịnh tử lo rầu buồn khổ chót sau sẽ đọc một hơi

 

  1. Xá Lợi Phất nghe kệ nhân duyên ngộ đạo

 

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại La-Duyệt-Kỳ, tịnh xá Trúc Viên, gần nơi đó có một làng tên là Na-La-Đà, có vị Phạm Chí tên là Sa-Nhiên (1).  Đệ tử thọ học 250 người, trong số ấy có hai vị cao đệ:  một tên là Ưu bà đề Xá (2), vị thứ hai tên là Câu-Luật-Đà (3).

Khi ấy, tỳ-kheo Át-Bệ, mặc y mang bình bát vào thành khất thực; nhan sắc vui tươi, các giác quan tịch định, y phục chỉnh tề, nhìn xuống đất dáng đi hết sức trang nghiêm.  Lúc bấy giờ Ưu Bà Đề Xá đang đi trên đường, xa xa nhìn thấy Át-Bệ (4) oai nghinh tề chỉnh, chưa từng thấy ai có uy tướng như vậy.  Đợi đến gần Ưu Bà Đề Xá thưa hỏi: “Ngài theo pháp gì mà y phục có vẻ uy nghi khác thường, Sư trưởng ngài là ai?.  Tôi có thể nghe giáo lý được không?” -  Át Bệ đáp rằng: “Cù Đàm Sa Môn là đại sư của tôi; chúng tôi rất tôn quí Ngài, hầu Ngài học đạo”.  Ưu Bà Xá Đề thưa:    “Đại sư của các ngài, giảng nói những giáo pháp gì?” Át Bệ trả lời: “Tuổi tôi còn bé, sức học quá non nớt, đâu có thể giảng nói ý nghĩa cao siêu của Thầy tôi.  Tuy nhiên, tôi có thể lược nói chút ít.  Đại sư tôi thường nói:  “Sự vật do nhân duyên sanh,

                                                                        Diệt cũng từ nhân duyên diệt;

                                                                        Tất cả sự vật trong đời,

                                                                        Vốn không, không có chủ tể”.

Ưu Bà Đề Xá nghe rồi, tâm ngộ ý hiểu, chứng đặng pháp nhãn tịnh (5), liền trở về chỗ cũ; sau đó Ưu Bà Đề Xá vì Câu Luật Đà nói lại pháp đã nghe; Ngài Câu Luật Đà nghe rồi cũng liền xa lìa trần cấu, chứng đặng pháp nhãn tịnh.

(Trích trong Luật Ngũ phần: Mahisasaka Vinaya quyển thứ 16, trong pháp mới thọ giới, phần thứ 3, trương 2, tờ 3 bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Sa Nhiên:  Sanjaya là một trong phái lục sư ngoại-đạo.
  2. Ưu Bà Đề Xá:  Upati’sya, tên của Ngài Xá Lợi Phất.
  3. Câu Luật Đà:  Kolita, tên của Ngài Mục Kiền Liên.
  4. Át Bệ:  A’svajit, một trong năm vị tỳ-kheo, đệ tử lớn của Phật.  Trung Hoa dịch là Mã Thắng.
  5.  Pháp nhãn tịnh:  người thấy rõ chân lý.  Ấy là sơ quả Thinh-Văn.

 

  1. Nhân duyên phát khởi rất sâu:

 

      Hư không nhớ, không tự tánh (1),

      Hay trao các thứ trí tuệ khéo;

      Vì tự tánh căn bản thường không,

      Duyên khởi rất sâu khó thấy được.

(Trích kinh Đại Nhật :  Mahàvairocana Sùtra, phẩm thế gian thành tựu thứ 5, nhuận I, tờ 27, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tự tánh :  Thật thể của thân mình.

 

  1. Các tánh không khứ lai, do nhân duyên sinh diệt:

 

Một hôm có bà lão nghèo khổ đến chỗ Phật, đầu mặt sát đất, lễ Phật bạch rằng: “Con có chút việc muốn hỏi!” -  Phật nói: “Rất quí hóa, cụ cứ hỏi!” -  Bà lão hỏi : “Sanh (1) từ chỗ nào đến? và sẽ đi về đâu? Gìa từ chỗ nào đến? và sẽ đi vể đâu? Bịnh từ chỗ nào đến? sẽ đi đến chỗ nào? Chết từ nơi nào đến? và sẽ về đâu? Sắc, thống dương (2), tư tưởng, sinh tử, thức từ chỗ nào đến? và sẽ đi về đâu?  Mắt, tai (3), mũi, miệng, thân tâm, từ chỗ nào đến? và sẽ về nơi nào? Đất (4), nước, lửa, gió, hư không từ chốn nào đến? và sẽ đi về đâu?”.-  Đức Phật trả lời: “Quí hóa thay! lời hỏi rất hay.  Sanh không từ chỗ nào đến, cũng không chốn nào đi.  Già không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Bịnh không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Chết không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Sắc, thống dương, tư tưởng, sanh tử, thức, không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Mắt, tai, mũi, miệng, thân tâm, không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Đất, nước, lửa, gió, hư không, không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.

Các sự vật trong thế gian đều như vậy.  Ví như hai cây cọ sát nhau sinh nhiệt, nhiệt sinh lửa, lửa trở lại đốt cây, cây tiêu hết lửa tắt theo”. --  Đức Phật hỏi bà cụ:  “Lửa ấy từ đâu đến? rồi đi về đâu?” – Bà cụ bạch rằng: “Do nhân duyên hòa hợp, liền được lửa; nhân duyên ly tán, lửa liền tiêu diệt”.  Phật nói rằng: “Các pháp cũng như thế: nhân duyên hòa hợp mới thành, nhân duyên ly tán liền diệt; sự vật cũng không có chỗ đến, cũng không có chỗ đi.  Mắt thấy sắc (5) tức lá ý, ý tức là sắc, cả hai đều không, không có chỗ thành, hoại diệt cũng như thế.

Ví dụ như tiếng trống, không phải một sự kiện mà thành, phải có da có dăm trống, có người cầm dùi đánh trống, tiếng trống mới thành, tiếng ấy cũng không, tương lai tiếng cũng không, quá khứ tiếng cũng không; tiếng ấy cũng chẳng từ da, cũng không từ dăm, cũng chẳng từ dùi, hay từ tay người ta; hợp lại các sự kiện mới thành tiếng trống; tiếng từ không gian, hết theo không gian, muôn sự vật cũng như thế, bản tính không có chỗ nhân tạo tác sự vật, sự vật cũng không chỗ nào có.  Ví như mây nổi mù mịt liền có mưa, không phải từ thân rồng mưa ra cũng không phải từ tâm rồng mưa ra, nhưng nếu có rồng chỉ là nhân duyên tạo tác mới thành đám mưa.  Các pháp không phải từ đâu đến, cũng không đi về đâu.

Ví như họa sư trước chuẩn bị tấm bảng sẳn, rồi điều hòa màu sắc, tự tại thi thố tài năng; bức họa kia không phải từ tấm bảng mà ra, cũng không thể nói chỉ từ tay họa sư xuất hiễn.  Tổng hợp đủ các yếu tố mới thành.  Sự sanh tử cũng như thế, mỗi mỗi tùy theo hành động tạo tác.  Thí dụ như những người sanh ở địa ngục, trên trời hay trong nhân gian cũng như thế, tùy theo hành động tạo tác thiện hay ác mà kết thành.

(Trích kinh Lão-Nữ, huỳnh 5, tờ 59, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Sanh, lão, bịnh, tử:  bốn tướng khổ trong thế gian nầy.
  2. Sắc, thống dương, tư tưởng, sanh tử, thức:  tức là 5 uẩn vậy.  Xưa dịch là sắc, thọ, tưởng, hành, thức vậy.
  3. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm:  tức là 6 căn vậy.
  4. Đất, nước, lửa, gió tức là 4 đại vậy.
  5. Sắc tức là ý, ý tức là sắc:  Sắc lìa ý không thành, trong chủ quan có khách quan vậy.

 

MỤC   III  -  BA PHÁP ẤN, BỐN PHÁP ẤN

  1. Ba pháp ấn:

 

      “Tất cả các hành vô tướng,

        Tất cả các pháp vô ngã;

        Và cảnh Niết-bàn tịch tịnh,

        Ba điểm nầy là pháp ấn”.(1)

 (Trích kinh Liên Hoa Diện, quyển ba, dinh 10, tờ 113, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Pháp ấn:  Định nghĩa của Phật pháp có ba, nên gọi là ba pháp ấn:  một là các hành vô thường, hai là các pháp vô ngã, ba là Niết-bàn tịch tịnh.  Đây là ba đại định nghĩa phân biệt giữa Phật pháp đối với ngoại đạo.

 

  1. Bốn pháp căn bản (1)

 

Các tỳ-kheo!  Ai muốn thoát khỏi sinh tử cần phải suy nghĩ bốn pháp căn bản.  Thế nào là bốn?  Tất cả sự vật vô thường, đây chỉ pháp căn bản thứ nhất, mỗi người nên suy nghỉ kỹ thật hành.  Tất cả sự vật luân lưu biến chuyển là khổ, ấy là pháp căn bản thứ hai, phải cùng nhau suy nghỉ.  Tất cả sự vật không phải thật của ta, đây là pháp căn bản thứ ba, mỗi người phải suy nghĩ kỹ.  Diệt hết phiền não ấy là Niết-bàn.  Đây là pháp căn bản thứ tư, cần phải cùng nhau suy xét kỹ lưỡng.  Như thế, nầy các ty-kheo! phải cùng nhau suy nghĩ, bốn pháp căn bản nầy.  Vì sao thế?  Vì sẽ giúp ta giải thoát được sanh, già, bịnh, chết, rầu, lo, khổ não.  Đây là nguồn gốc của sự khổ.  Thế nên các tỳ-kheo! phải tìm phương tiện để hoàn thành bốn pháp nầy.  Các tỳ kheo cần phải học tập.

(Trích kinh Tăng Nhất A-Hàm: Ekottaràgama Sùtra, quyển thứ 23, phẩm tăng nhất, trắc 2, tờ 12, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1.  Bốn pháp căn bản:  Ba pháp ấn ở đoạn trước thêm tất cả hạnh khổ là bốn.  Gọi là bốn pháp ấn.

 

  1. Vô thường, khổ, vô ngã, không:

 

Tôn-giả A-Nan sau khi khất thực trở về Kỳ-Viên tịnh xá, đến chỗ ngài Tăng-Ka-Ma rồi ngồi một bên, liền hỏi rằng: “Thưa Tôn-giả đã biết pháp chân như chưa?” -  Tăng-Ka-Ma trả lời: “Sắc là vô thường; nghĩa vô thường nầy tức là khổ; khổ ấy tức là vô ngã; vô ngã tức là không vậy.  Năm ấm hừng thạnh ấy là nghĩa vô thường; nghĩa vô thường tức là nghĩa khổ, ta chẳng phải kia cơ, kia chẳng phải ta cơ”.  Lúc ấy tôn-giả Tăng-Ka-Ma liền nói bài kệ:

                        “Khổ khổ lại cùng sinh,

                          Khỏi khổ cũng như thế;

                          Tám đạo phẩm hiền thánh,

                          Cho đến diệt hết chổ;

                          Kiếp nầy không trở lại,

                          Lưu chuyển cõi trời người;

                        Dứt hết nguồn gốc khổ,

                        Hằng dứt không di động,

                        Ta nay thấy dấu không,

                        Như Phật đã có nói

                        Nay đặng quả La-Hớn,

                        Lại không thọ bào thai”.

Lúc bấy giờ tôn-giả A-Nan khen rằng: “Hay thay! Pháp chơn như, khéo léo tìm ra”.  Tiếp theo Ngài A-Nan nói bài kệ:

                        “Khéo giữ dấu phạm hạnh,

                          Cũng hay khéo hành đạo,

                          Dứt tất cả kiết sử,

                          Thật đệ tử của Phật”.

Sau khi nói bài kệ, Tôn-giả A-Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trụ xứ của đức Thế-Tôn đảnh lễ đức Phật rồi đứng một bên.  Bấy giờ A-Nan đem các nhân duyên trên bạch lên đức Phật.  Đoạn Thế-Tôn bảo các tỳ-kheo:  muốn bình tâm bàn luận A-La-Hớn phải nói với tỳ-kheo Tăng-Ka-Ma. người hay hàng phục ma oán cùng quyến thuộc của ma cũng là tỳ-kheo Tăng-Ka-Ma.  Vì sao thế?  Bởi vì tỳ-kheo Tăng-Ka-Ma đã đến hàng phục ma oán bảy lần, nay mới thành đạo.  Từ nay về sau cho bảy lần hành đạo; ai quá thời hạn nầy, thì không đúng pháp.  Lúc ấy đức Thế-Tôn bảo các tỳ-kheo: trong hàng Thinh-văn của ta, tỳ-kheo thứ nhất hay hàng phục ma oán, nay được thành đạo, chính là tỳ-kheo Tăna-Ka-Ma đây.

(Trích kinh Tăng Nhất A-Hàm: Ekottaràgama Sùtra, phẩm tà tụ thứ 27, trắc 2, tờ 40, bên mặt).

 

MỤC  IV  -  PHÁP TAM THỪA

 

  1. Thừa cơ sai khác, nhưng giải thoát không sai khác:

 

Lúc bấy giờ có vị Ca-Diếp Bà-la-môn bạch Phật rằng: “Thưa Thế-Tôn!  giải thoát cùng sự giải thoát có sai khác gì không?” -- Đức Phật bảo: “Nầy Bà-la-môn! giải thoát cùng sự giải thoát không có sai khác.  Con đường cùng đi không có sai khác.  Nhưng thừa cùng thừa (cấp bực) có sự sai khác.  Ví dụ như trên con đường lớn có xe voi, có xe ngựa, có xe lừa v.v… thứ lớp đi trên con đường kia để đồng đến một kinh thành.  Nầy Bà-la-môn!  Ý ông nghỉ sao?  những sức chuyên chở như thế có sai khác không?  --  Bà-la-môn bạch rằng: “Thưa đức Thế-tôn! Các sức chuyên chở kia thật có sai khác”. -- Đức Phật nói: “Cũng như vậy đó, nầy Bà-la-môn, Thinh-văn thừa (cấp bực), Bích Chi Phật thừa, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thừa có sự sai khác, nhưng chân lý (đạo) cùng sự giải thoát không có sai khác.

Này Bà-la-môn!  Ví như tại sông hằng có ba hạng người từ bờ bên nầy muốn sang bờ bên kia.  Hạng người thứ nhất dùng các loại cỏ kết thành bè, ngồi trên bè ấy mà qua sông.  Hạng người thứ hai, lấy các loại da, nan tạo thành thuyền, nương theo thuyền ấy mà qua sông.  Hạng thứ ba dùng hết khả năng cùng tài sản đóng thành một chiếc tàu vĩ đại để chở đến trăm nghìn người…Chủ nhân hạng thứ ba nầy ra lịnh cho các trưởng tử, bảo vệ chiếc tàu nầy tối đa, gìn giữ cẩn thận, bất cứ lúc nào có hành khách cần đến là lập tức đưa từ bờ bên nầy sang bờ bên kia, không chút ngằn ngại.  Vì đa số hành khách làm lợi ích tối thắng cho họ.  Này Bà-la-môn! Ý ông  nghỉ sao?  những người sang được bờ bên kia và bờ bên kia có sai khác không?” -- Vị Bà-la-môn trả lời: “Bạch Thế-Tôn không khác!” --Đức Phật lại hỏi thêm: “Này Bà-la-môn! Ý ông nghỉ thế nào? sức chở chuyên của ba loại trên có sai khác không?” - Vị Bà-la-môn bạch Phật rằng: “Sức chuyên chở của ba loại trên thật là hoàn toàn sai khác”. --Đức Phật nói: “Cũng giống như vậy, này Bà-la-môn! về Thinh-văn thừa, Bích-chi Phật thừa cùng Vô -thượng Chánh-đẳng Chánh-giác thừa thật có sai khác.  Này Bà-la-môn!  Hạng người thứ nhất nương nơi bè bằng cỏ từ bờ bên nầy sang bờ bên kia, “độc nhất vô nhị”;  Đây là chỉ sự giác ngộ của hàng Thanh-Văn.  Hạng người thứ hai nhờ chiếc thuyền nan bằng da để đưa từ bờ bên nầy đến bờ bên kia.  Đó là chỉ sự giác ngộ của hàng Bích-Chi Phật.  Nầy Bà-la-môn!  hạng người thứ ba tạo thành một chiếc tàu vĩ đại để chở hết mọi người từ bờ mê đến bến giác.  Đây là chỉ cho sự giác ngộ sáng suốt hoàn toàn của các đức Như Lai”.  Lúc ấy Thế-Tôn muốn lập lại nghĩa trên, nên nó bài kệ rằng:

                        “Đạo và giải thoát không có khác,

                          Các thừa đều có sự khác nhau;

                          Người trí so sánh để tiến thủ,

                          Nên đạt tối thắng, tối thượng thừa”.

(Trích kinh Xuất Sanh Bồ-Đề Tâm, trụ 2, tờ 10, bên mặt và bên trái).

 

  1. Ba trạng thái Bồ-Đề nghe (1), nghĩ và thực hành mà đạt.

 

Bồ-đề (giác ngộ) có ba trạng thái:  một là do nghe mà đạt được, hai là nhờ suy nghỉ mà đạt được và ba là nhờ thật hành mà đạt được.  Những bậc Thinh-Văn do nghe mà đạt được, chưa gọi là Phật.  Những bậc Duyên-giác do suy nghĩ mà đạt được một phần giác ngộ, nên gọi là Phật Bích Chi  (Độc Giác).  Các đức Như Lai dùng trí vô sư, không nương theo nghe, nghĩ, chỉ có thật hành mà giác ngộ được tất cả sự vật của vũ trụ, nhân sinh.  Thế nên gọi là Phật (bậc toàn giác ngộ).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Nghe, nghĩ và thực hành: Huệ có 3 loại, văn huệ, tư huệ và tu huệ vậy.  Nhờ 3 sự kiện nầy mà chứng đặng Bồ-đề: Thinh-Văn (Sràvaka) nghe Phật thuyết pháp mà ngộ đạo.  Bích Chi Phật   (Pratyekabudha): Độc giác, ngồi riêng một mình suy nghĩ mà ngộ đạo.  Bồ-tát (Bodhi-sattwa), nhờ thật hành Phật pháp trải qua 3 kiếp A-tăng-kỳ mà được 8 tướng thành đạo vậy.

 

  1. Ba thừa giống như ba loại thú qua sông.

 

Nầy các thiện nam!  Cũng như nước sông Hằng, ba loài thú như thỏ, ngựa và voi đều lội qua:  Loài thỏ lội không chấm đáy sông, bơi trên mặt nước mà qua; loài ngựa có khúc lội chấm đáy sông, có khúc sâu không thể lội chấm đáy sông; loài voi thì lội chấm tận đáy sông.  Nước sông Hằng là ẩn dụ nước sông 12 nhân duyên vậy.  Khi hàng Thanh Văn vượt qua cũng giống như loài thỏ kia; khi hàng Duyên-giác vượt qua cũng giống như loài ngựa kia; khi Như Lai vượt qua cũng giống như loài hương tượng.  Vì thế cho nên Như Lai được gọi là Phật; Thanh-văn, Duyên-giác mặc dù đã đoạn phiền não, nhưng chưa đoạn tập khí (1).  Như Lai đã nhổ hết gốc rễ tập khí phiền não, nên gọi là Phật.

(Trích kinh Ưư-Bà-Tắc giới:  Upasàkasila Sùtra, quyển thứ nhất, lệ 2, tờ 23, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tập khí :  Dư tập của phiền não tức là tên khác của chủng tử vậy.

 

  1. Một đám mưa mỗi loại cây lãnh thọ khác nhau.

 

Ví dụ như trong 3000 đại thiên thế giới, núi non, sông, nước, đất đai sinh ra cỏ cây, hoa lá và các loại thảo mộc khác nhau, danh sắc không đều nhau.  Một đám mây đen phủ che 3000 đại thiên thế giới, một trận mưa thấm nhuần khắp chốn cùng nơi; cây cối cùng các thảo mộc, các loại cây lớn nhỏ, tùy theo thứ lớp sinh trưởng tuần hành, loại lớn, loại thường và loại nhỏ, mỗi thứ lảnh thọ khác nhau.  Một đám mây mưa xuống, tùy theo chủng tánh của cỏ cây mà sinh trưởng hoa trái phơi bày; mặc dù có đất đai, có mưa thấm nhuần, nhưng các loài cỏ cây, mỗi giống lảnh thọ có phần sai khác:

                        “Phật bình đẳng thuyết pháp,

                          Như một đám mưa lớn;

                          Theo căn tánh chúng sinh,

                          Sự lảnh thọ không đồng;

                          Như các cỏ cây kia,

                          Chỗ bẩm thọ đều khác…”

(Trích kinh Diệu Pháp Liên Hoa :  Saddharmapundarika Sùtra, quyển thứ ba, phẩm Dược Thảo Dụ, dinh một, tờ 20, bên trái).

 

  1. Pháp tánh bình đẳng cùng đạo quả sai biệt.

 

Các thiện nam !  Tác dụng của giáo pháp như nước tẩy sạch các trần cấu.  Nước ở giếng, ở ao, ở sông, ở suối, ở khe, ở rạch hoặc ở biển lớn đều có công năng rửa sạch các trần cấu.  Giáo pháp kia cũng như thế, thường tẩy trừ các phiền não trần cấu của chúng sinh.  Các thiện nam!  Tánh của nước là một, sông, suối, giếng, ao, khe, rạch, biển lớn, tướng trạng mỗi nơi có khác nhau.  Pháp tánh giúp mỗi người, cũng lại như thế; tẩy trừ các bịnh trần lao (1) bình đẳng không sai khác, nhưng có 3 pháp (2) bốn quả (3), hai đường (4) không đồng nhau.

(Trích kinh Vô-lượng nghĩa: Anantanirdesa Sùtra, phẩm thuyết pháp, dinh l, tờ 3, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Trần lao:  tên khác của phiền não, nó làm cho thân tâm luôn luôn khó chịu.
  2. Ba pháp:  pháp tứ đế, pháp thập nhị nhân duyên và pháp lục-ba-la mật là các pháp môn tu chứng của hàng Thanh-văn, Duyên-giác cùng Bồ-tát, thường gọi là tam-thừa-pháp.
  3. Bốn quả:  trong 4 quả của Thinh-văn, quả A-la-hán là tối cao.
  4. Hai đường: con đường phương tiện và con đường chân thật.  Ba thừa giáo là phương tiện, một thừa giáo là chân thật.  Tức là ‘quyền đạo’ ‘thật đạo’ vậy.

 

MỤC  V  --  PHÁP NHỨT THỪA.

 

  1. Con đương nhất thừa:

 

Đức Phật bảo: Bồ-Tát Đại Huê!  Y theo các thánh giáo, không có phân biệt, ở riêng chỗ thanh tịnh, quán sát tự mình giác ngộ, không do người khác làm cho mình giác ngộ, lìa bao cố chấp phân biệt, mỗi ngày tu tập thẳng tiến, vào được quả vị Như Lai; tu tập như thế gọi là tự chứng hành tướng thánh trí.  Thế nào gọi là hành tướng nhất thừa?  Hành tướng nhất thừa là những ai đã tự thực chứng con đường nhất thừa.

Làm sao để biết được con đường nhất thừa?  Muốn biết con đường nhất thừa phải xa lìa các trạng thể phân biệt ‘năng thủ, sở thủ’, như sự thất mà an trụ.  Nầy Đại Huệ!  Con đường Nhất Thừa nầy, chỉ trừ Như Lai, không phãi chỗ chứng ngộ của các hàng:  ngoại đạo, nhị thừa, Phạm thiên vương v.v…

(Trích kinh Nhập Lăng Già: Lankavatàra-Sùtra, phẩm Tập Nhất Thiết Pháp thứ hai, Huỳnh 6, tờ 98, bên mặt).

 

  1. Con đường ra khỏi sinh tử:

 

Ngài Hiền Thủ Bồ-Tát dùng bài kệ để trả lời ý hỏi của Văn Thù Sư Lợi rằng:

                        “Văn Thù!  Pháp thường như vậy đó,

                          Đấng Pháp Vương chỉ dạy “một pháp”;

                          Không ngăn ngại tất cả mọi người,

                          Một con đường siêu xuất sanh tử.

                          Tất cả pháp thân của chư Phật,

                          Chỉ là một không hai không khác;

                          Một tâm cùng một đại trí huệ,

                          Mười lực, bốn vô-úy cũng thế”.

(Trích kinh Hoa Nghiêm:  Avatamasaka Sùtra, phẩm Minh nạn thứ 5, thiên 7, tờ 28, bên trái).

 

  1. Một con đường, nhưng phân biệt để nói:

 

Các thiên nam!  Ví như người thợ kim hoàn, dùng một khối vàng, tùy ý làm thành nhiều loại nữ trang như:  bông tai, nhẫn, xuyến, kiềng, vòng, ảnh Phật đeo cổ v.v..mặc dù có sự sai khác không đồng như thế, song không lìa khỏi chất vàng.  Nầy các thiện nam!  Như Lai cũng như vậy: Dùng một con đường, nhưng tùy theo căn cơ và trình độ chúng sinh mà phải phân biệt, giảng nói.

(Trích kinh Đại Bát Niết-Bàn:  Mahàparirvàna Sùtra, phẫm Thánh Hạnh thứ 13, dinh 5, tờ 65, bên trái).

 

  1. Các việc ác chớ làm là căn bản của giáo pháp.

 

Ngài Ca Diếp hỏi rằng: “trong những bài kệ nào sản xuất 37 phẩm trợ đạo cùng các pháp?”—Lúc ấy. Tôn Giả A-Nan liền nói bài kệ rằng:

                        “Chớ làm các việc ác (1),

                          Vâng làm các điều lành,

                          Giữ tâm ý trong sạch,

                          Lời chư Phật dạy rành”.

Sở dĩ như thế:  chớ làm các điều ác là cội gốc các pháp, từ đó phát sinh  các pháp lành; vì sanh pháp lành, nên tâm ý thanh tịnh.  Do đó, nầy Ca-Diếp!  các đức Phật Thế Tôn thật hành thân, khẩu, ý thường tu thanh tịnh”.  – Ngài Ca-Diếp hỏi rằng: “Thế nào?  Nầy A-Nan! Kinh Tăng Nhất A-Hàm, chỉ riêng sản xuất 37 phẫm cùng các pháp; còn bốn loại A-Hàm khác (2) có sản xuất không? – A-Nan đáp rằng: “Vâng! nầy Tôn-giả Ca-Diếp! bốn nghĩa A-Hàm trong một bài kệ đều đầy đủ những lời dạy của chư Phật, cũng như giáo pháp của chư Thinh-Văn, Bích Chi Phật.  Vì thế, nên các việc ác chớ làm, răn cấm đầy đủ, giới hạnh thanh bạch.  Các điều lành vâng làm, tâm ý thanh tịnh.  Tự tịnh ý của mình, trừ các việc tà điên đảo.  Là lời của chư Phật dạy bỏ hết các vọng tưởng ngu hoặc.  Thế nào Ca-Diếp! người giữ giới thanh tịnh, ý đâu có bất tịnh ư.  Người ý đã thanh tịnh thì không điên đảo, vì không điên đảo, ngu hoặc vọng tưởng diệt hết, kết quả 37 nphẩm trợ đạo liền được thành tựu.  Do thành đạo quả, đâu không phải các pháp ư?

(Trích kinh Tăng Nhất-A-Hàm :  Ekottaràgama Sùtra, phẩm tựa thứ nhứt, trắc 1, tờ 4, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Chớ làm các việc ác:  Đây là bài kệ của 7 đức Phật thuyết giới chung.
  2. Bốn loại A-Hàm : A-Hàm dịch là truyện hoặc giáo, là kinh điển căn bản.  Bốn thứ A-Hàm là: Trường, Trung, Tạp và Tăng Nhất A-Hàm.

 

  1. Một câu tổng nhiếp tất cả Phật Pháp:

 

Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát nói với các Phạm thiên rằng : một câu có thể tổng nhiếp tất cả Phật pháp.  Thế nào gọi là một câu ? - Tức là câu “ly dục”.  Sở dĩ như thế là vì trong tất cả giáo pháp của Phật đồng khuyên phải “ly dục”.

                        “ly dục” mới rõ điều huyền bí,

                        Tạo pháp thuyền ra cứu khổ chúng sinh.

Như giáo pháp của Phật tất cả sự vật cũng như thế.  Nầy Phạm Thiên!  Đây là một câu tổng nhiếp tất cả Phật-Pháp.

Lại nữa, nầy Phạm Thiên!  một câu “chân không” bao gồm tất cả Phật pháp.  Vì tất cả Phật pháp đồng với “ Chân không”.  Chẳng những Phật pháp mà tất cả sự vật cũng như thế.  Nầy Phạm Thiên!  Ấy là một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp.

(Trích kinh Đại Tập: Mahàsamghàta Sùtra, quyển thứ 17, phẩm Hư Không Tạng Bồ Tát, huyền 1, tờ 102, bên mặt).

 

MỤC  VI  -  PHÁP CÙNG NGHĨA:

 

  1. Pháp tứ y:

 

Y theo Pháp không y theo người; y theo Nghĩa không y theo lời nói; y theo Trí (1), không y theo thức; y theo Kinh Liễu Nghĩa (2), không y theo kinh bất liễu nghĩa.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn:  Mahàparinirvàna Sùtra, quyển thứ 6, phẩm Như Lai tánh, dinh 5, tờ 32, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Trí, thức:  trí để biên biệt là chánh:  thức để phân biệt ngoại cảnh lăng xăng vậy.
  2. Kinh Liễu nghĩa : liễu nghĩa tức là các kinh điển chân thật nói rõ các nghĩa lý sâu xa; kinh không liễu nghĩa thì trái lại.

 

  1.  Kinh liễu nghĩa cùng kinh không liễu nghĩa.

 

Nầy Tự Tại Vương Bồ Tát: Nếu có thể nghe đươc giáo pháp của chư Phật như thế, y theo kinh liễu nghĩa, không y theo kinh bất liễu nghĩa.  Kinh liễu nghĩa:  tất cả các kinh đều là liễu nghĩa.  Vì nương theo nghĩa lý, nên tất cả pháp không thể diển tả bằng lời mà thấu suốt được.   Bồ Tát biết như thế gọi là y kinh liễu nghĩa.  Nếu người nào đối với tất cả kinh điển không thể y theo nghĩa lý như thế.  Gọi đó là không liễu nghĩa.  Tại sao gọi là không liễu nghĩa?  Vì người ấy không rõ nghĩa lý mầu nhiệm, làm theo con đường trần cấu, thường bị tội lỗi dắt dẫn, bị người dắt dẫn. bị tiếng dắt dẫn v.v..Người liễu nghĩa không bị tiếng tà; vì cớ sao?  Vì nghĩa kia không thể nói hết.  Bồ Tát biết rõ tất cả sự vật, xa lìa các cố chấp phi lý.  Nầy Tự Tại Vương! Y theo giáo pháp nghĩa lý như thé, tất cả các kinh đều là liễu nghĩa.  Ngược lại, tất cả các kinh đều là bất liễu nghĩa.

(Trích kinh Tự Tại Vương Bồ Tát:  Isvaradeva Bodhisattva Sùtra, quyển thượng, huyền 9, tờ 47, bên trái).

 

  1. Pháp cùng Nghĩa(1)

 

Pháp tức là pháp tánh; pháp tánh là bất sinh tánh; bất sinh là rốt ráo không sanh khởi, không tạo tác.  Nghĩa nó không thể nói.  Vì sao? – Vì chánh pháp không ở nơi lời nói.  Do đó dùng lời nói diễn tả nghĩa lý, có chỗ chỉ nói đều không phải lời, không thể nóì.  Có sự phân biệt, có chỗ nói năng tức là không phải Phật pháp.  Không phân biệt, không chỗ diển nói tức là Phật pháp.  Vì thế, nên có chổ nói : “không nói là Phật Pháp”.

(Trích kinh Tự Tại Vương Bồ Tát, quyển thượng, huyền 9, tờ 47, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Pháp nghĩa:  Chơn pháp chơn nghĩa không thể nói, có chổ còn nóì được thì không phải là chân pháp chân nghĩa.  Thế thì:  chơn pháp là pháp tánh; chân nghĩa không thể nói vậy.

 

  1. Nhơn lời nói rõ lý, nhờ ngón tay thấy mặt trăng:

 

Các ông ở trong Ma ha Diễn (1) không liễu ngộ, chỉ đắm trước lời nói tiếng giọng.  Trong Ma ha Diển, các pháp thật tướng, đã là thật tướng thì không thể phá hoại, không có tạo tác.  Nếu có thể phá hoại, có thể tạo tác thì không phải là Ma ha Diễn.  Cũng như mặt trăng mới tượng, tối mùng 1, mùng 2, khi mới sinh rất là nhỏ bé; người có mắt sáng mới có thể thấy được, dùng ngón tay chỉ không thể thấy được.  Người không thấy nầy chỉ xem ngón tay mà bỏ quên mặt trăng.  Người có mắt sáng bảo rằng: “Kẻ ngu si kia!  Tại sao cứ xem ngón tay của tôi, nhờ ngón tay để thấy được mặt trăng, chớ ngón tay đâu phải mặt trăng kia”.

Các ông cũng như vậy đó:  Lời nói không phải thật tướng, chỉ nương theo lời nói để nhận chân lý.  Các ông không khéo lại chấp trước lời nói tiếng giọng, rồi mê mờ nơi thật tướng…

(Trích kinh Tọa Thiền Tam Muội quyển hạ, thự sáu, tờ 19, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Ma ha Diễn:  Mahàyàna dịch là đại thừa.

 

  1. Các người mù rờ voi.

 

Các thiện nam !  Ví như có Hoàng Đế bảo một vị đại-thần: “Khanh cho dắt một thớt voi để cho các người mù xem.  “Lúc bấy giờ vị đại thần tuân lịnh nhà vua tập trung các người mù lại, đem thớt voi ra.  Ra lệnh cho các người mù, mỗi vị lấy tay rờ mó thớt voi.  Vị đại thần liền trở về cung tâu cùng Hoàng Đế:  “Thần đã làm xong bổn phận”.

Lúc ấy vị Hoàng Đế liền đòi các người mù vào mà hỏi sự thật.  Các người đã thấy voi chưa?  Các người mù đều tâu rằng:  “Chúng con đều thấy rồi”.  Hoàng Đế hỏi người thứ nhất: “Hình tướng voi như thế nào?”  Người rờ trúng ngà liền tâu:  “Hình tướng con voi giống gốc cây lau, tâu Hoàng Đế”.  Người thứ hai rờ trúng tai voi liền tâu rằng:  “Con voi giống như ki xúc đất, tâu Hoàng Đế”.  Người thứ ba trúng đầu voi tâu rằng: “Con voi giống như tảng đá”.  Người thứ tư rờ trúng lỗ mũi, tâu rằng:  “Con voi giống như một cây quấn vải”.  Người thứ năm rờ trúng chân, tâu rằng: “Con voi giống như chày giả gạo”.  Người thứ sáu rờ trúng lưng, tâu rằng: “Con voi giống như cái giường”.  Người thứ bảy rờ trúng cái bụng, tâu rằng: “Con voi giống như cái lu”.  Người thứ tám rờ trúng đuôi, liền tâu rằng: “Con voi giống như sợi dây luộc”.

Các thiện nam!  Cũng như các người mù kia, không nơi trúng toàn thể con voi, cũng chẳng phải không nói; nếu là các tướng đều không phải là voi, nhưng lìa ngoài các hình tướng lại không có voi nào khác.

Các thiện nam!  Hoàng Đế là ẩn dụ Như Lai, bậc Chánh biến tri.  Đại thần dụ kinh Phương Đẳng đại Niết Bàn.  Voi dụ Phật tánh.  Mù thì dụ tất cả chúng sinh bị vô minh vậy.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn:  Mahàparinirvàna Sùtra, quyển thứ 32, phẩm Sư Tử Hẩu, dinh 6, tờ 57, bên mặt).

 

MỤC  VII  - PHẬT PHÁP CÙNH NGOẠI ĐẠO

 

  1. Trôm nghe Phật pháp:

 

Thí dụ người mọi ở núi trộm kho của Vua:

Đời quá khứ có một người mọi ở núi trộm lấy đồ trong kho nhà vua, rồi chạy trốn ở phương xa.  Lúc ấy vị Quốc Vương ra lịnh cho bốn người theo dõi; tìm bắt được tên trộm chánh thức, dẫn về nạp cho nhà Vua.  Vị Quốc Vương quở trách và gạn hỏi áo ấy quí giá ở chỗ nào?  Tên mọi núi tâu rằng: “Áo ấy quí giá chính là vì đồ của tổ phụ tui”.  Vua bảo đem áo ra mặc thử xem.  Người mọi kia lúng túng không biết mặc.  Thay vì xỏ tay, cậu ta lại mặc vào chân; mặc ở sau lưng, cậu ta lại tròng lên đầu…! Vị Quốc Vương thấy thế liền hội các vị đại thần để quyết định việc trên, vua bảo: “Nếu cái áo quí giá nầy của tổ phụ nhà ngươi để lại thì ngươi phải biết cách mặc; tại sao quá điên đảo, không rõ cách mặc, trên dưới trước sau lẫn lộn?  Vì không biết cách mặc, nên quyết định không phải áo cuả nhà ngươi.  Đây là của trộm cấp, không phải của riêng ngươi….”

Mượn mẫu chuyện trên làm thí dụ.  Vua thí dụ như đức Phật.  Kho báu thí dụ như Pháp.  Kẻ mọi ngu si cũng như ngoại đạo.  Trộm nghe giáo pháp của Phật rồi cho là của mình tự có; nhưng không rõ cách bố trí như trong Phật pháp, mê loạn trước sau không biết pháp tướng.  Cũng như người mọi ở núi kia trộm được áo quí báu của nhà vua, không biết thứ tự điên đảo mặc càng, cũng lại như thế.

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 67, bên trái).

 

  1. Làm thiện tương tợ.

 

Thí dụ người ngồi thuyền làm rơi cái chuông.

 

Thuở xưa có một người ngồi thuyền qua biển làm rơi mất một cái chuông bạc vào giòng nước .  Ông ta liền suy nghĩ: “Nay, ta phải ghi dấu ở dưới nước, rồi mới bỏ đi để sau trở lại tìm nó”.  Trải qua hai tháng trường đến các nước Sư Tử, ông ta thấy một con sông đầy nước như biển liền muốn nhảy xuống sông tìm lại chuông bằng bạc rơi mất ngày trước.  Các người bạn thấy thế hỏi rằng: “Ông muốn tìm thứ gì?”  Ngưới ấy trả lời: “Trước tôi làm rơi mất cái chuông, nay muốn tìm lại”.  Các bạn hỏi ông: “Mất ở chỗ nào?” – Ông đáp: “Nó rơi dưới biển”. – Các bạn lại hỏi: “Thời gian mất đã bao lâu?”.  – Ông đáp: “Mất đã hai tháng”.  Họ hỏi thêm: “Mất đã hai tháng, tại sao tìm chỗ nầy?” – Ông ta trả lời: “Khi tôi làm rơi mất chuông, tôi có vẽ dưới nước làm dấu; xem chỗ nước tôi làm dấu cùng với chỗ nước nầy không khác, nên tôi cố ý tìm nó”.  Các người bạn lại hỏi: “Nước mặc dù không khác, nhưng trước hai tháng ông làm mất nơi khác, bây giờ ông tìm ở đây thì làm sao tìm ra được ?”.

Lúc bấy giờ, mọi người nghe biết việc trên đều cười xòa.  Cũng như người ngoại đạo, không chịu tu chánh hạnh, trong việc làm lành tương tợ, tính việc khốn khổ để cầu giải thoát.  Cũng như người ngu kia làm mất chuông một nơi, rồi lại tìm kiếm một ngã.  Thật là người không trí huệ,

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 69, bên mặt).

 

  1. Bỏ ăn tìm đạo.

 

Thí dụ người ngu ăn muối:

 

Thuở xưa có một người ngu đi đến nhà người bạn; chủ nhà dọn cơm, chê đồ ăn lạt không có mùi vị.  Người chủ nghe qua liền bỏ thêm ít muối để người khách ăn vừa miệng.  Khi được nếm muối, mọi người ăn vừa miệng và khen ngon.  Chàng ngu tự nghỉ rằng: “Sở dĩ đồ ăn được ngon như thế nầy là nhờ có muối; chỉ bỏ một chút muối mà còn ngon như thế nầy, nều bỏ thêm nhiều thì ngon biết chừng nào!”  Chàng ngu không trí huệ liền ăn muối không, ăn nhiều miệng bị dộp, khát nước gần chết, lại lo sợ nguy hiểm đến tánh mạng.

Ví dụ các kẻ ngoại đạo nghe nói giảm bớt ăn uống để mà đắc đạo; liền chịu nhịn đói, không ăn uống hoặc trải qua bảy ngày, hoặc nhịn đói tới mười lăm ngày, chịu nhiều điều khốn khổ đói khát, đối với đạo giải thoát thật vô ích.  Cũng như chàng ngu si kia, tưởng ăn nhiều muối là ngon nhất, nên dốc muối mà ăn không, ăn đến nổi dộp cả miệng!  Việc nầy cũng lại như thế.

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 66, bên trái).

 

Hết Phần Một của Chương Hai

Pd Phuong An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC I  -  TỨ ĐẾ

 

  1. Phật thành tựu tứ đức nên gọi là Bậc Đại Y Vương:

 

Một thuở nọ, đức Phật ngụ tại núi Ba La Nại (1), chỗ tiên nhân cư trú, trong vườn Lộc Giả (2).  Lúc bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:  có bốn pháp thành tựu, mà bậc Đại Y Vương phải biết.  Những gì là bốn?  một là khéo biết các bịnh, hai là khéo biết gốc bịnh, ba là khéo biết phương thuốc trị bịnh, bốn là khéo biết trị dứt bịnh, ngày sau không còn tái phát.

Như Lai là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, là bậc Đại Y Vương, thành tựu bốn đức trị lành tâm bịnh chúng sinh.  Thế nào gọi là bốn?  Tức là Như Lai đã liễu ngộ chân thể của đệ nhất là khổ (3) thánh đế, đệ nhị là khổ tập thánh đế; đệ tam là khổ diệt thánh đế, đệ tứ là khổ diệt đạo-tích thánh đế.  Các tỳ-kheo!  Các thầy thuốc trong không gian đối trị viên mãn cội nguồn của sanh, lão, bịnh, tử, của lo, buồn, rầu, khổ.  Như Lai là bậc Chắnh Đẳng Chánh Giác, là vị Đại Y Vương, đối trị viên mãn cội nguồn của sanh, lão, bịnh, tử, của lo, buồn, rầu, khổ.  Vì thế, nên Như Lai được gọi là Bậc Chánh đẳng, Chánh giác, Bậc Đại Y Vương.

(Trích kinh Tạp-A-Hàm: Samyuktàgama, quyển thứ 15, thời 2, tờ 8, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Nước Ba La Nại:  Vàrànasi, một nước về thời cổ của xứ Trung Ấn-Độ.
  2. Vườn Lộc Giả :  Migadàva, chỗ Phật thuyết thời pháp đầu tiên.
  3. Khổ Thánh đế:  là một trong bốn Thánh-đế:  khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ đạo.  Họp lại nhân quả mê, ngộ mà nói.  Khổ là quả của mê.  Tập là nhân của mê.  Diệt là quả của ngộ.  Đạo là nhân của ngộ.

 

  1. Giáo pháp Tứ-đế

 

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:  Các vị nên biết, có bốn chân lý chân thật.  Thế nào gọi là bốn?  -  Tức là khổ đế (1), khổ tập đế, khổ tận đế, khổ xuất yếu đế.  Thế nào gọi là khổ đế?  Nghĩa là khổ về sinh (2), khổ về già, khổ về bịnh, khổ về chết, khổ về lo buồn, khổ về sầu não, khó mà diễn tả cho hết.  Khổ về oán ghét bị gặp gở, khổ về ân ái chia lìa, muốn việc gì không được cũng bị khổ.  Tóm lại, năm ấm hưng thịnh rất khổ, nên gọi là khổ đế.  Thế nào gọi là khổ tập đế.  Nghĩa là phần lãnh thọ, tham ái, huân tập mãi không mõi mệt,  ý thường tham ái chấp trước.  Gọi đó là khổ tập đế.  Thế nào gọi là khổ tận đế?  Hay khiến các ái nhiểm, dứt hết không còn, cũng không phát sinh thêm nữa.  Ấy gọi là khổ tận đế.  Thế nào gọi là khổ xuất yếu đế ?  Nghĩa là con đường hiền thánh, tám phẩm trợ đạo (3), tức là đẳng kiến (4) đẵng trí, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định.  Ấy gọi là phương pháp tứ đế.

(Trích kinh Tăng Nhứt-Hàm:  Ekottaràgama Sùtra, quyển thứ 14, trắc , tờ 60, bên mặt)

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Khổ, khổ tập, khỗ tận, khổ xuất yếu.  Ấy là lời dịch khác của bốn đế.  Tức là khổ, tập, diệt, đạo, nhân quả mê và ngộ vậy.
  2. Khổ về sinh, khổ về già, khổ về bịnh, khổ về chết:  bốn thứ khổ lụy.  Thông thường ở đây thêm khổ về oán ghét bị gặp gở:  khổ về ân áì chia lìa; khổ vể muốn việc gì không được, khổ về năm ấm hừng thạnh gọi chung là tám khổ.  Ở đây dùng lo buồn, sầu khổ để thay năm ấm hừng thạnh khổ.
  3. Tám phẩm trợ đạo:  tức là tám con đường chánh vậy.
  4. Đẳng kiến, đẳng… dịch chữ không đồng.  Thông thường gọi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

 

  1. Bốn chân lý bất diệt

 

Khổ đế là gì?  Nói đến khổ đế tức là nói đến sanh khổ (1), già khổ, bịnh khổ, chết khổ, ưu bi phiền não khổ,  oán tắng hội khổ, ân ái biệt ly khổ, cầu bắc đắc khổ; tóm lại, năm ấm hưng thạnh khổ.  Ấy gọi là khổ đế.  Tập đế là gì?  Nói đến tập đế, tức là nói đến ái cùng dục tương ưng, vọng tâm luôn luôn nhiểm trước.  Ấy gọi là tập đế.  Diệt đế là gì?  Nói đến Diệt đế tức là nói đến sự dục ái dứt hết không còn, không bao giờ gây thêm nữa, giải thoát, nên gọi là diệt đế.  Đạo đế là gì?  Tức là con đường đi đên chân lý, có tám nẽo:  chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hạnh, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm và chánh tam muội.  Ấy gọi là đạo đế.  Như vậy đó, các tỳ-kheo!  Bốn chân lý nầy, chân thật không bao giờ sai            :  lời của Thế Tôn đã nói ra, nên gọi là đế (chân lý).  Phật chỉ cho các tỳ-kheo bốn chân lý nầy, nếu ai không rõ biết, thì sẽ trôi lăn trong vòng sinh tử, luân hồi theo năm đường ác.  Ta nay đã ngộ và hoàn thành được bốn chân lý nầy, từ bờ bên nầy đến bờ bên kia, đã đoạn lìa mọi cội nguồn sinh tử nên không bao giờ thọ lại hậu thân .  Mỗi người phải hiểu biết đúng như thật về “Bốn chân lý bất diệt”.

(Trích kinh Tăng Nhất A-Hàm, quyển thứ 17, trắc 1, tờ 69, phía tả).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Sanh khổ v.v…Khổ nầy cùng tiết trước đồng, thêm ưu bi khổ não, ở sau tám khổ, dùng năm ấm hưng thịnh khổ bao quát.  Bởi vì tám khổ nầy đều do thân thể năm ấm hòa hợp mà phát khởi.

 

  1. Bồ tát quán sát chân lý

 

Thế nào gọi là Bồ Tát (1) quán sát phương tiện về chân lý? -  Nghĩa là sâu xa rất khó thâm nhập.  Làm sao gọi là khó?  Như khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí.  Khổ trí là sao?  Nghĩa là quán sát các “ấm” không sinh.  Thế nào gọi là tập trí?  Tức là quán sát đoạn nhân tham ái.  Diệt trí là thế nào?  Nghĩa là quán sát vô-minh v.v…các phiền não, không có hòa hiệp.  Còn đạo trí là gì?  Tức là quán sát tất cả pháp đều bình đẳng, không chỗ nương tựa.  Bồ-tát, nếu ở trong bốn thánh-đế, khởi pháp quán như vậy; nhưng “ không thủ chứng” (2), vì hóa độ chúng sanh.  Như thế gọi là Bồ-tát quán sát phương tiện về chân lý.

(Trích kinh Đại-Tập: Mahàsamghàta Sùtra, quyển thứ 28, phẩm Vô-Tận-Ý Bồ Tát, huyền 2, tờ 58, phía mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Bồ tát quán sát phương tiện về chân lý:  Bốn sự quán sát về chân lý của Bồ Tát, dùng trí tuệ làm cương lĩnh, cùng với sự quán sát chân lý của hàng Thinh Văn ở đoạn trước không đồng.  Đoạn trước là quán sát chân lý tầm thường.  Ở đây, Bồ-tát quán sát các pháp không sinh không diệt.  Chẳng hạn như quán “năm ấm” không sinh là khổ trí, đối với sự vật quán sát bình đẳng, trong khi ấy không thêm thử xả là đạo trí. v.v….
  2. Không thủ chứng:  Đây là lý tưởng của Bồ-tát không trụ Niết-bàn, lâu dài ở trong đường sinh tử để giáo hóa chúng sinh, không muốn ở chốn tịch diệt nầy.

 

MỤC  II  - PHÁP DUYÊN KHỞI:

 

  1. Pháp nhân duyên cùng pháp duyên sinh:

 

Một thuở nọ, đức Phật ở tại thành Vương-Xá nơi vườn trúc Ka-lan-Đà.  Lúc ấy đức Thế Tôn bảo các vị tỳ-kheo:  Ta nay sẽ giảng nói pháp nhân duyên (1) và pháp duyên sanh.  Thế nào gọi là pháp nhân duyên?  Nghĩa là đây có cho nên kia có, từ vô-minh duyên hành, hành duyên thức…như vậy, cho đến sinh duyên lão tử, hoàn toàn nhóm họp các khổ lụy.  Thế nào gọi là pháp duyên sinh?  Tức là vô-minh, hành…..

Nếu Phật ra đời, hoặc chưa ra đời, pháp duyên sanh vẫn thường trụ, pháp trụ (2) cùng pháp giới (3), Như Lai tự ngộ hiểu biết, thành bậc Chánh đẳng, Chánh-giác, vì nhân loại diễn nói, khai thị chỉ rõ phát minh; vì vin níu sự sinh, nên có già, bịnh, chết, lo rầu buồn khổ!

Các pháp quan trọng nầy, sự vật, trụ nơi pháp không (4), pháp như như (5) là pháp nhỉ (6), pháp không lìa “như”, pháp không khác “như”, quán sát chân thật không đìển đảo, như thế tùy thuận duyên khởi.  Ấy gọi là pháp duyên sinh.  Nghĩa là vô-minh (7) duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, lo rầu buồn khổ.  Ấy gọi là pháp duyên sinh.

(Trích kinh Tạp-A-Hàm: Samyuktàgama Sùtra, quyển thứ 12, tờ 68, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Pháp nhân duyên, pháp duyên sanh:  Pháp nhân duyên là do các việc tương duyên sinh thành.  Pháp duyên sinh, những kết quả do đó mà thành.  12 nhân duyên, mỗi mỗi được thành lập.  Gọi là nhân duyên.  Mỗi mỗi chỗ phát sinh.  Gọi là duyên sinh.
  2. Pháp trụ.  Chân như pháp tính trụ trong muôn pháp, một nghĩa gọi là pháp tánh.
  3. Pháp giới:  tên khác đồng với pháp tánh trên.
  4. Pháp không:  cũng gọi là không tánh.  Tên khác nhưng đồng với pháp tánh trên.
  5. Như:  tên tuy khác cũng đồng trên.
  6. Pháp nhĩ:  Ý tự nhiên, gọi pháp tánh tự nhiên.
  7. Vô minh hành thức: 12 nhân duyên vậy.  Lão bịnh tử lo rầu buồn khổ chót sau sẽ đọc một hơi

 

  1. Xá Lợi Phất nghe kệ nhân duyên ngộ đạo

 

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại La-Duyệt-Kỳ, tịnh xá Trúc Viên, gần nơi đó có một làng tên là Na-La-Đà, có vị Phạm Chí tên là Sa-Nhiên (1).  Đệ tử thọ học 250 người, trong số ấy có hai vị cao đệ:  một tên là Ưu bà đề Xá (2), vị thứ hai tên là Câu-Luật-Đà (3).

Khi ấy, tỳ-kheo Át-Bệ, mặc y mang bình bát vào thành khất thực; nhan sắc vui tươi, các giác quan tịch định, y phục chỉnh tề, nhìn xuống đất dáng đi hết sức trang nghiêm.  Lúc bấy giờ Ưu Bà Đề Xá đang đi trên đường, xa xa nhìn thấy Át-Bệ (4) oai nghinh tề chỉnh, chưa từng thấy ai có uy tướng như vậy.  Đợi đến gần Ưu Bà Đề Xá thưa hỏi: “Ngài theo pháp gì mà y phục có vẻ uy nghi khác thường, Sư trưởng ngài là ai?.  Tôi có thể nghe giáo lý được không?” -  Át Bệ đáp rằng: “Cù Đàm Sa Môn là đại sư của tôi; chúng tôi rất tôn quí Ngài, hầu Ngài học đạo”.  Ưu Bà Xá Đề thưa:    “Đại sư của các ngài, giảng nói những giáo pháp gì?” Át Bệ trả lời: “Tuổi tôi còn bé, sức học quá non nớt, đâu có thể giảng nói ý nghĩa cao siêu của Thầy tôi.  Tuy nhiên, tôi có thể lược nói chút ít.  Đại sư tôi thường nói:  “Sự vật do nhân duyên sanh,

                                                                        Diệt cũng từ nhân duyên diệt;

                                                                        Tất cả sự vật trong đời,

                                                                        Vốn không, không có chủ tể”.

Ưu Bà Đề Xá nghe rồi, tâm ngộ ý hiểu, chứng đặng pháp nhãn tịnh (5), liền trở về chỗ cũ; sau đó Ưu Bà Đề Xá vì Câu Luật Đà nói lại pháp đã nghe; Ngài Câu Luật Đà nghe rồi cũng liền xa lìa trần cấu, chứng đặng pháp nhãn tịnh.

(Trích trong Luật Ngũ phần: Mahisasaka Vinaya quyển thứ 16, trong pháp mới thọ giới, phần thứ 3, trương 2, tờ 3 bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Sa Nhiên:  Sanjaya là một trong phái lục sư ngoại-đạo.
  2. Ưu Bà Đề Xá:  Upati’sya, tên của Ngài Xá Lợi Phất.
  3. Câu Luật Đà:  Kolita, tên của Ngài Mục Kiền Liên.
  4. Át Bệ:  A’svajit, một trong năm vị tỳ-kheo, đệ tử lớn của Phật.  Trung Hoa dịch là Mã Thắng.
  5.  Pháp nhãn tịnh:  người thấy rõ chân lý.  Ấy là sơ quả Thinh-Văn.

 

  1. Nhân duyên phát khởi rất sâu:

 

      Hư không nhớ, không tự tánh (1),

      Hay trao các thứ trí tuệ khéo;

      Vì tự tánh căn bản thường không,

      Duyên khởi rất sâu khó thấy được.

(Trích kinh Đại Nhật :  Mahàvairocana Sùtra, phẩm thế gian thành tựu thứ 5, nhuận I, tờ 27, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tự tánh :  Thật thể của thân mình.

 

  1. Các tánh không khứ lai, do nhân duyên sinh diệt:

 

Một hôm có bà lão nghèo khổ đến chỗ Phật, đầu mặt sát đất, lễ Phật bạch rằng: “Con có chút việc muốn hỏi!” -  Phật nói: “Rất quí hóa, cụ cứ hỏi!” -  Bà lão hỏi : “Sanh (1) từ chỗ nào đến? và sẽ đi về đâu? Gìa từ chỗ nào đến? và sẽ đi vể đâu? Bịnh từ chỗ nào đến? sẽ đi đến chỗ nào? Chết từ nơi nào đến? và sẽ về đâu? Sắc, thống dương (2), tư tưởng, sinh tử, thức từ chỗ nào đến? và sẽ đi về đâu?  Mắt, tai (3), mũi, miệng, thân tâm, từ chỗ nào đến? và sẽ về nơi nào? Đất (4), nước, lửa, gió, hư không từ chốn nào đến? và sẽ đi về đâu?”.-  Đức Phật trả lời: “Quí hóa thay! lời hỏi rất hay.  Sanh không từ chỗ nào đến, cũng không chốn nào đi.  Già không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Bịnh không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Chết không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Sắc, thống dương, tư tưởng, sanh tử, thức, không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Mắt, tai, mũi, miệng, thân tâm, không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.  Đất, nước, lửa, gió, hư không, không chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi.

Các sự vật trong thế gian đều như vậy.  Ví như hai cây cọ sát nhau sinh nhiệt, nhiệt sinh lửa, lửa trở lại đốt cây, cây tiêu hết lửa tắt theo”. --  Đức Phật hỏi bà cụ:  “Lửa ấy từ đâu đến? rồi đi về đâu?” – Bà cụ bạch rằng: “Do nhân duyên hòa hợp, liền được lửa; nhân duyên ly tán, lửa liền tiêu diệt”.  Phật nói rằng: “Các pháp cũng như thế: nhân duyên hòa hợp mới thành, nhân duyên ly tán liền diệt; sự vật cũng không có chỗ đến, cũng không có chỗ đi.  Mắt thấy sắc (5) tức lá ý, ý tức là sắc, cả hai đều không, không có chỗ thành, hoại diệt cũng như thế.

Ví dụ như tiếng trống, không phải một sự kiện mà thành, phải có da có dăm trống, có người cầm dùi đánh trống, tiếng trống mới thành, tiếng ấy cũng không, tương lai tiếng cũng không, quá khứ tiếng cũng không; tiếng ấy cũng chẳng từ da, cũng không từ dăm, cũng chẳng từ dùi, hay từ tay người ta; hợp lại các sự kiện mới thành tiếng trống; tiếng từ không gian, hết theo không gian, muôn sự vật cũng như thế, bản tính không có chỗ nhân tạo tác sự vật, sự vật cũng không chỗ nào có.  Ví như mây nổi mù mịt liền có mưa, không phải từ thân rồng mưa ra cũng không phải từ tâm rồng mưa ra, nhưng nếu có rồng chỉ là nhân duyên tạo tác mới thành đám mưa.  Các pháp không phải từ đâu đến, cũng không đi về đâu.

Ví như họa sư trước chuẩn bị tấm bảng sẳn, rồi điều hòa màu sắc, tự tại thi thố tài năng; bức họa kia không phải từ tấm bảng mà ra, cũng không thể nói chỉ từ tay họa sư xuất hiễn.  Tổng hợp đủ các yếu tố mới thành.  Sự sanh tử cũng như thế, mỗi mỗi tùy theo hành động tạo tác.  Thí dụ như những người sanh ở địa ngục, trên trời hay trong nhân gian cũng như thế, tùy theo hành động tạo tác thiện hay ác mà kết thành.

(Trích kinh Lão-Nữ, huỳnh 5, tờ 59, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Sanh, lão, bịnh, tử:  bốn tướng khổ trong thế gian nầy.
  2. Sắc, thống dương, tư tưởng, sanh tử, thức:  tức là 5 uẩn vậy.  Xưa dịch là sắc, thọ, tưởng, hành, thức vậy.
  3. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm:  tức là 6 căn vậy.
  4. Đất, nước, lửa, gió tức là 4 đại vậy.
  5. Sắc tức là ý, ý tức là sắc:  Sắc lìa ý không thành, trong chủ quan có khách quan vậy.

 

MỤC   III  -  BA PHÁP ẤN, BỐN PHÁP ẤN

  1. Ba pháp ấn:

 

      “Tất cả các hành vô tướng,

        Tất cả các pháp vô ngã;

        Và cảnh Niết-bàn tịch tịnh,

        Ba điểm nầy là pháp ấn”.(1)

 (Trích kinh Liên Hoa Diện, quyển ba, dinh 10, tờ 113, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Pháp ấn:  Định nghĩa của Phật pháp có ba, nên gọi là ba pháp ấn:  một là các hành vô thường, hai là các pháp vô ngã, ba là Niết-bàn tịch tịnh.  Đây là ba đại định nghĩa phân biệt giữa Phật pháp đối với ngoại đạo.

 

  1. Bốn pháp căn bản (1)

 

Các tỳ-kheo!  Ai muốn thoát khỏi sinh tử cần phải suy nghĩ bốn pháp căn bản.  Thế nào là bốn?  Tất cả sự vật vô thường, đây chỉ pháp căn bản thứ nhất, mỗi người nên suy nghỉ kỹ thật hành.  Tất cả sự vật luân lưu biến chuyển là khổ, ấy là pháp căn bản thứ hai, phải cùng nhau suy nghỉ.  Tất cả sự vật không phải thật của ta, đây là pháp căn bản thứ ba, mỗi người phải suy nghĩ kỹ.  Diệt hết phiền não ấy là Niết-bàn.  Đây là pháp căn bản thứ tư, cần phải cùng nhau suy xét kỹ lưỡng.  Như thế, nầy các ty-kheo! phải cùng nhau suy nghĩ, bốn pháp căn bản nầy.  Vì sao thế?  Vì sẽ giúp ta giải thoát được sanh, già, bịnh, chết, rầu, lo, khổ não.  Đây là nguồn gốc của sự khổ.  Thế nên các tỳ-kheo! phải tìm phương tiện để hoàn thành bốn pháp nầy.  Các tỳ kheo cần phải học tập.

(Trích kinh Tăng Nhất A-Hàm: Ekottaràgama Sùtra, quyển thứ 23, phẩm tăng nhất, trắc 2, tờ 12, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1.  Bốn pháp căn bản:  Ba pháp ấn ở đoạn trước thêm tất cả hạnh khổ là bốn.  Gọi là bốn pháp ấn.

 

  1. Vô thường, khổ, vô ngã, không:

 

Tôn-giả A-Nan sau khi khất thực trở về Kỳ-Viên tịnh xá, đến chỗ ngài Tăng-Ka-Ma rồi ngồi một bên, liền hỏi rằng: “Thưa Tôn-giả đã biết pháp chân như chưa?” -  Tăng-Ka-Ma trả lời: “Sắc là vô thường; nghĩa vô thường nầy tức là khổ; khổ ấy tức là vô ngã; vô ngã tức là không vậy.  Năm ấm hừng thạnh ấy là nghĩa vô thường; nghĩa vô thường tức là nghĩa khổ, ta chẳng phải kia cơ, kia chẳng phải ta cơ”.  Lúc ấy tôn-giả Tăng-Ka-Ma liền nói bài kệ:

                        “Khổ khổ lại cùng sinh,

                          Khỏi khổ cũng như thế;

                          Tám đạo phẩm hiền thánh,

                          Cho đến diệt hết chổ;

                          Kiếp nầy không trở lại,

                          Lưu chuyển cõi trời người;

                        Dứt hết nguồn gốc khổ,

                        Hằng dứt không di động,

                        Ta nay thấy dấu không,

                        Như Phật đã có nói

                        Nay đặng quả La-Hớn,

                        Lại không thọ bào thai”.

Lúc bấy giờ tôn-giả A-Nan khen rằng: “Hay thay! Pháp chơn như, khéo léo tìm ra”.  Tiếp theo Ngài A-Nan nói bài kệ:

                        “Khéo giữ dấu phạm hạnh,

                          Cũng hay khéo hành đạo,

                          Dứt tất cả kiết sử,

                          Thật đệ tử của Phật”.

Sau khi nói bài kệ, Tôn-giả A-Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trụ xứ của đức Thế-Tôn đảnh lễ đức Phật rồi đứng một bên.  Bấy giờ A-Nan đem các nhân duyên trên bạch lên đức Phật.  Đoạn Thế-Tôn bảo các tỳ-kheo:  muốn bình tâm bàn luận A-La-Hớn phải nói với tỳ-kheo Tăng-Ka-Ma. người hay hàng phục ma oán cùng quyến thuộc của ma cũng là tỳ-kheo Tăng-Ka-Ma.  Vì sao thế?  Bởi vì tỳ-kheo Tăng-Ka-Ma đã đến hàng phục ma oán bảy lần, nay mới thành đạo.  Từ nay về sau cho bảy lần hành đạo; ai quá thời hạn nầy, thì không đúng pháp.  Lúc ấy đức Thế-Tôn bảo các tỳ-kheo: trong hàng Thinh-văn của ta, tỳ-kheo thứ nhất hay hàng phục ma oán, nay được thành đạo, chính là tỳ-kheo Tăna-Ka-Ma đây.

(Trích kinh Tăng Nhất A-Hàm: Ekottaràgama Sùtra, phẩm tà tụ thứ 27, trắc 2, tờ 40, bên mặt).

 

MỤC  IV  -  PHÁP TAM THỪA

 

  1. Thừa cơ sai khác, nhưng giải thoát không sai khác:

 

Lúc bấy giờ có vị Ca-Diếp Bà-la-môn bạch Phật rằng: “Thưa Thế-Tôn!  giải thoát cùng sự giải thoát có sai khác gì không?” -- Đức Phật bảo: “Nầy Bà-la-môn! giải thoát cùng sự giải thoát không có sai khác.  Con đường cùng đi không có sai khác.  Nhưng thừa cùng thừa (cấp bực) có sự sai khác.  Ví dụ như trên con đường lớn có xe voi, có xe ngựa, có xe lừa v.v… thứ lớp đi trên con đường kia để đồng đến một kinh thành.  Nầy Bà-la-môn!  Ý ông nghỉ sao?  những sức chuyên chở như thế có sai khác không?  --  Bà-la-môn bạch rằng: “Thưa đức Thế-tôn! Các sức chuyên chở kia thật có sai khác”. -- Đức Phật nói: “Cũng như vậy đó, nầy Bà-la-môn, Thinh-văn thừa (cấp bực), Bích Chi Phật thừa, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thừa có sự sai khác, nhưng chân lý (đạo) cùng sự giải thoát không có sai khác.

Này Bà-la-môn!  Ví như tại sông hằng có ba hạng người từ bờ bên nầy muốn sang bờ bên kia.  Hạng người thứ nhất dùng các loại cỏ kết thành bè, ngồi trên bè ấy mà qua sông.  Hạng người thứ hai, lấy các loại da, nan tạo thành thuyền, nương theo thuyền ấy mà qua sông.  Hạng thứ ba dùng hết khả năng cùng tài sản đóng thành một chiếc tàu vĩ đại để chở đến trăm nghìn người…Chủ nhân hạng thứ ba nầy ra lịnh cho các trưởng tử, bảo vệ chiếc tàu nầy tối đa, gìn giữ cẩn thận, bất cứ lúc nào có hành khách cần đến là lập tức đưa từ bờ bên nầy sang bờ bên kia, không chút ngằn ngại.  Vì đa số hành khách làm lợi ích tối thắng cho họ.  Này Bà-la-môn! Ý ông  nghỉ sao?  những người sang được bờ bên kia và bờ bên kia có sai khác không?” -- Vị Bà-la-môn trả lời: “Bạch Thế-Tôn không khác!” --Đức Phật lại hỏi thêm: “Này Bà-la-môn! Ý ông nghỉ thế nào? sức chở chuyên của ba loại trên có sai khác không?” - Vị Bà-la-môn bạch Phật rằng: “Sức chuyên chở của ba loại trên thật là hoàn toàn sai khác”. --Đức Phật nói: “Cũng giống như vậy, này Bà-la-môn! về Thinh-văn thừa, Bích-chi Phật thừa cùng Vô -thượng Chánh-đẳng Chánh-giác thừa thật có sai khác.  Này Bà-la-môn!  Hạng người thứ nhất nương nơi bè bằng cỏ từ bờ bên nầy sang bờ bên kia, “độc nhất vô nhị”;  Đây là chỉ sự giác ngộ của hàng Thanh-Văn.  Hạng người thứ hai nhờ chiếc thuyền nan bằng da để đưa từ bờ bên nầy đến bờ bên kia.  Đó là chỉ sự giác ngộ của hàng Bích-Chi Phật.  Nầy Bà-la-môn!  hạng người thứ ba tạo thành một chiếc tàu vĩ đại để chở hết mọi người từ bờ mê đến bến giác.  Đây là chỉ cho sự giác ngộ sáng suốt hoàn toàn của các đức Như Lai”.  Lúc ấy Thế-Tôn muốn lập lại nghĩa trên, nên nó bài kệ rằng:

                        “Đạo và giải thoát không có khác,

                          Các thừa đều có sự khác nhau;

                          Người trí so sánh để tiến thủ,

                          Nên đạt tối thắng, tối thượng thừa”.

(Trích kinh Xuất Sanh Bồ-Đề Tâm, trụ 2, tờ 10, bên mặt và bên trái).

 

  1. Ba trạng thái Bồ-Đề nghe (1), nghĩ và thực hành mà đạt.

 

Bồ-đề (giác ngộ) có ba trạng thái:  một là do nghe mà đạt được, hai là nhờ suy nghỉ mà đạt được và ba là nhờ thật hành mà đạt được.  Những bậc Thinh-Văn do nghe mà đạt được, chưa gọi là Phật.  Những bậc Duyên-giác do suy nghĩ mà đạt được một phần giác ngộ, nên gọi là Phật Bích Chi  (Độc Giác).  Các đức Như Lai dùng trí vô sư, không nương theo nghe, nghĩ, chỉ có thật hành mà giác ngộ được tất cả sự vật của vũ trụ, nhân sinh.  Thế nên gọi là Phật (bậc toàn giác ngộ).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Nghe, nghĩ và thực hành: Huệ có 3 loại, văn huệ, tư huệ và tu huệ vậy.  Nhờ 3 sự kiện nầy mà chứng đặng Bồ-đề: Thinh-Văn (Sràvaka) nghe Phật thuyết pháp mà ngộ đạo.  Bích Chi Phật   (Pratyekabudha): Độc giác, ngồi riêng một mình suy nghĩ mà ngộ đạo.  Bồ-tát (Bodhi-sattwa), nhờ thật hành Phật pháp trải qua 3 kiếp A-tăng-kỳ mà được 8 tướng thành đạo vậy.

 

  1. Ba thừa giống như ba loại thú qua sông.

 

Nầy các thiện nam!  Cũng như nước sông Hằng, ba loài thú như thỏ, ngựa và voi đều lội qua:  Loài thỏ lội không chấm đáy sông, bơi trên mặt nước mà qua; loài ngựa có khúc lội chấm đáy sông, có khúc sâu không thể lội chấm đáy sông; loài voi thì lội chấm tận đáy sông.  Nước sông Hằng là ẩn dụ nước sông 12 nhân duyên vậy.  Khi hàng Thanh Văn vượt qua cũng giống như loài thỏ kia; khi hàng Duyên-giác vượt qua cũng giống như loài ngựa kia; khi Như Lai vượt qua cũng giống như loài hương tượng.  Vì thế cho nên Như Lai được gọi là Phật; Thanh-văn, Duyên-giác mặc dù đã đoạn phiền não, nhưng chưa đoạn tập khí (1).  Như Lai đã nhổ hết gốc rễ tập khí phiền não, nên gọi là Phật.

(Trích kinh Ưư-Bà-Tắc giới:  Upasàkasila Sùtra, quyển thứ nhất, lệ 2, tờ 23, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Tập khí :  Dư tập của phiền não tức là tên khác của chủng tử vậy.

 

  1. Một đám mưa mỗi loại cây lãnh thọ khác nhau.

 

Ví dụ như trong 3000 đại thiên thế giới, núi non, sông, nước, đất đai sinh ra cỏ cây, hoa lá và các loại thảo mộc khác nhau, danh sắc không đều nhau.  Một đám mây đen phủ che 3000 đại thiên thế giới, một trận mưa thấm nhuần khắp chốn cùng nơi; cây cối cùng các thảo mộc, các loại cây lớn nhỏ, tùy theo thứ lớp sinh trưởng tuần hành, loại lớn, loại thường và loại nhỏ, mỗi thứ lảnh thọ khác nhau.  Một đám mây mưa xuống, tùy theo chủng tánh của cỏ cây mà sinh trưởng hoa trái phơi bày; mặc dù có đất đai, có mưa thấm nhuần, nhưng các loài cỏ cây, mỗi giống lảnh thọ có phần sai khác:

                        “Phật bình đẳng thuyết pháp,

                          Như một đám mưa lớn;

                          Theo căn tánh chúng sinh,

                          Sự lảnh thọ không đồng;

                          Như các cỏ cây kia,

                          Chỗ bẩm thọ đều khác…”

(Trích kinh Diệu Pháp Liên Hoa :  Saddharmapundarika Sùtra, quyển thứ ba, phẩm Dược Thảo Dụ, dinh một, tờ 20, bên trái).

 

  1. Pháp tánh bình đẳng cùng đạo quả sai biệt.

 

Các thiện nam !  Tác dụng của giáo pháp như nước tẩy sạch các trần cấu.  Nước ở giếng, ở ao, ở sông, ở suối, ở khe, ở rạch hoặc ở biển lớn đều có công năng rửa sạch các trần cấu.  Giáo pháp kia cũng như thế, thường tẩy trừ các phiền não trần cấu của chúng sinh.  Các thiện nam!  Tánh của nước là một, sông, suối, giếng, ao, khe, rạch, biển lớn, tướng trạng mỗi nơi có khác nhau.  Pháp tánh giúp mỗi người, cũng lại như thế; tẩy trừ các bịnh trần lao (1) bình đẳng không sai khác, nhưng có 3 pháp (2) bốn quả (3), hai đường (4) không đồng nhau.

(Trích kinh Vô-lượng nghĩa: Anantanirdesa Sùtra, phẩm thuyết pháp, dinh l, tờ 3, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Trần lao:  tên khác của phiền não, nó làm cho thân tâm luôn luôn khó chịu.
  2. Ba pháp:  pháp tứ đế, pháp thập nhị nhân duyên và pháp lục-ba-la mật là các pháp môn tu chứng của hàng Thanh-văn, Duyên-giác cùng Bồ-tát, thường gọi là tam-thừa-pháp.
  3. Bốn quả:  trong 4 quả của Thinh-văn, quả A-la-hán là tối cao.
  4. Hai đường: con đường phương tiện và con đường chân thật.  Ba thừa giáo là phương tiện, một thừa giáo là chân thật.  Tức là ‘quyền đạo’ ‘thật đạo’ vậy.

 

MỤC  V  --  PHÁP NHỨT THỪA.

 

  1. Con đương nhất thừa:

 

Đức Phật bảo: Bồ-Tát Đại Huê!  Y theo các thánh giáo, không có phân biệt, ở riêng chỗ thanh tịnh, quán sát tự mình giác ngộ, không do người khác làm cho mình giác ngộ, lìa bao cố chấp phân biệt, mỗi ngày tu tập thẳng tiến, vào được quả vị Như Lai; tu tập như thế gọi là tự chứng hành tướng thánh trí.  Thế nào gọi là hành tướng nhất thừa?  Hành tướng nhất thừa là những ai đã tự thực chứng con đường nhất thừa.

Làm sao để biết được con đường nhất thừa?  Muốn biết con đường nhất thừa phải xa lìa các trạng thể phân biệt ‘năng thủ, sở thủ’, như sự thất mà an trụ.  Nầy Đại Huệ!  Con đường Nhất Thừa nầy, chỉ trừ Như Lai, không phãi chỗ chứng ngộ của các hàng:  ngoại đạo, nhị thừa, Phạm thiên vương v.v…

(Trích kinh Nhập Lăng Già: Lankavatàra-Sùtra, phẩm Tập Nhất Thiết Pháp thứ hai, Huỳnh 6, tờ 98, bên mặt).

 

  1. Con đường ra khỏi sinh tử:

 

Ngài Hiền Thủ Bồ-Tát dùng bài kệ để trả lời ý hỏi của Văn Thù Sư Lợi rằng:

                        “Văn Thù!  Pháp thường như vậy đó,

                          Đấng Pháp Vương chỉ dạy “một pháp”;

                          Không ngăn ngại tất cả mọi người,

                          Một con đường siêu xuất sanh tử.

                          Tất cả pháp thân của chư Phật,

                          Chỉ là một không hai không khác;

                          Một tâm cùng một đại trí huệ,

                          Mười lực, bốn vô-úy cũng thế”.

(Trích kinh Hoa Nghiêm:  Avatamasaka Sùtra, phẩm Minh nạn thứ 5, thiên 7, tờ 28, bên trái).

 

  1. Một con đường, nhưng phân biệt để nói:

 

Các thiên nam!  Ví như người thợ kim hoàn, dùng một khối vàng, tùy ý làm thành nhiều loại nữ trang như:  bông tai, nhẫn, xuyến, kiềng, vòng, ảnh Phật đeo cổ v.v..mặc dù có sự sai khác không đồng như thế, song không lìa khỏi chất vàng.  Nầy các thiện nam!  Như Lai cũng như vậy: Dùng một con đường, nhưng tùy theo căn cơ và trình độ chúng sinh mà phải phân biệt, giảng nói.

(Trích kinh Đại Bát Niết-Bàn:  Mahàparirvàna Sùtra, phẫm Thánh Hạnh thứ 13, dinh 5, tờ 65, bên trái).

 

  1. Các việc ác chớ làm là căn bản của giáo pháp.

 

Ngài Ca Diếp hỏi rằng: “trong những bài kệ nào sản xuất 37 phẩm trợ đạo cùng các pháp?”—Lúc ấy. Tôn Giả A-Nan liền nói bài kệ rằng:

                        “Chớ làm các việc ác (1),

                          Vâng làm các điều lành,

                          Giữ tâm ý trong sạch,

                          Lời chư Phật dạy rành”.

Sở dĩ như thế:  chớ làm các điều ác là cội gốc các pháp, từ đó phát sinh  các pháp lành; vì sanh pháp lành, nên tâm ý thanh tịnh.  Do đó, nầy Ca-Diếp!  các đức Phật Thế Tôn thật hành thân, khẩu, ý thường tu thanh tịnh”.  – Ngài Ca-Diếp hỏi rằng: “Thế nào?  Nầy A-Nan! Kinh Tăng Nhất A-Hàm, chỉ riêng sản xuất 37 phẫm cùng các pháp; còn bốn loại A-Hàm khác (2) có sản xuất không? – A-Nan đáp rằng: “Vâng! nầy Tôn-giả Ca-Diếp! bốn nghĩa A-Hàm trong một bài kệ đều đầy đủ những lời dạy của chư Phật, cũng như giáo pháp của chư Thinh-Văn, Bích Chi Phật.  Vì thế, nên các việc ác chớ làm, răn cấm đầy đủ, giới hạnh thanh bạch.  Các điều lành vâng làm, tâm ý thanh tịnh.  Tự tịnh ý của mình, trừ các việc tà điên đảo.  Là lời của chư Phật dạy bỏ hết các vọng tưởng ngu hoặc.  Thế nào Ca-Diếp! người giữ giới thanh tịnh, ý đâu có bất tịnh ư.  Người ý đã thanh tịnh thì không điên đảo, vì không điên đảo, ngu hoặc vọng tưởng diệt hết, kết quả 37 nphẩm trợ đạo liền được thành tựu.  Do thành đạo quả, đâu không phải các pháp ư?

(Trích kinh Tăng Nhất-A-Hàm :  Ekottaràgama Sùtra, phẩm tựa thứ nhứt, trắc 1, tờ 4, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Chớ làm các việc ác:  Đây là bài kệ của 7 đức Phật thuyết giới chung.
  2. Bốn loại A-Hàm : A-Hàm dịch là truyện hoặc giáo, là kinh điển căn bản.  Bốn thứ A-Hàm là: Trường, Trung, Tạp và Tăng Nhất A-Hàm.

 

  1. Một câu tổng nhiếp tất cả Phật Pháp:

 

Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát nói với các Phạm thiên rằng : một câu có thể tổng nhiếp tất cả Phật pháp.  Thế nào gọi là một câu ? - Tức là câu “ly dục”.  Sở dĩ như thế là vì trong tất cả giáo pháp của Phật đồng khuyên phải “ly dục”.

                        “ly dục” mới rõ điều huyền bí,

                        Tạo pháp thuyền ra cứu khổ chúng sinh.

Như giáo pháp của Phật tất cả sự vật cũng như thế.  Nầy Phạm Thiên!  Đây là một câu tổng nhiếp tất cả Phật-Pháp.

Lại nữa, nầy Phạm Thiên!  một câu “chân không” bao gồm tất cả Phật pháp.  Vì tất cả Phật pháp đồng với “ Chân không”.  Chẳng những Phật pháp mà tất cả sự vật cũng như thế.  Nầy Phạm Thiên!  Ấy là một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp.

(Trích kinh Đại Tập: Mahàsamghàta Sùtra, quyển thứ 17, phẩm Hư Không Tạng Bồ Tát, huyền 1, tờ 102, bên mặt).

 

MỤC  VI  -  PHÁP CÙNG NGHĨA:

 

  1. Pháp tứ y:

 

Y theo Pháp không y theo người; y theo Nghĩa không y theo lời nói; y theo Trí (1), không y theo thức; y theo Kinh Liễu Nghĩa (2), không y theo kinh bất liễu nghĩa.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn:  Mahàparinirvàna Sùtra, quyển thứ 6, phẩm Như Lai tánh, dinh 5, tờ 32, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Trí, thức:  trí để biên biệt là chánh:  thức để phân biệt ngoại cảnh lăng xăng vậy.
  2. Kinh Liễu nghĩa : liễu nghĩa tức là các kinh điển chân thật nói rõ các nghĩa lý sâu xa; kinh không liễu nghĩa thì trái lại.

 

  1.  Kinh liễu nghĩa cùng kinh không liễu nghĩa.

 

Nầy Tự Tại Vương Bồ Tát: Nếu có thể nghe đươc giáo pháp của chư Phật như thế, y theo kinh liễu nghĩa, không y theo kinh bất liễu nghĩa.  Kinh liễu nghĩa:  tất cả các kinh đều là liễu nghĩa.  Vì nương theo nghĩa lý, nên tất cả pháp không thể diển tả bằng lời mà thấu suốt được.   Bồ Tát biết như thế gọi là y kinh liễu nghĩa.  Nếu người nào đối với tất cả kinh điển không thể y theo nghĩa lý như thế.  Gọi đó là không liễu nghĩa.  Tại sao gọi là không liễu nghĩa?  Vì người ấy không rõ nghĩa lý mầu nhiệm, làm theo con đường trần cấu, thường bị tội lỗi dắt dẫn, bị người dắt dẫn. bị tiếng dắt dẫn v.v..Người liễu nghĩa không bị tiếng tà; vì cớ sao?  Vì nghĩa kia không thể nói hết.  Bồ Tát biết rõ tất cả sự vật, xa lìa các cố chấp phi lý.  Nầy Tự Tại Vương! Y theo giáo pháp nghĩa lý như thé, tất cả các kinh đều là liễu nghĩa.  Ngược lại, tất cả các kinh đều là bất liễu nghĩa.

(Trích kinh Tự Tại Vương Bồ Tát:  Isvaradeva Bodhisattva Sùtra, quyển thượng, huyền 9, tờ 47, bên trái).

 

  1. Pháp cùng Nghĩa(1)

 

Pháp tức là pháp tánh; pháp tánh là bất sinh tánh; bất sinh là rốt ráo không sanh khởi, không tạo tác.  Nghĩa nó không thể nói.  Vì sao? – Vì chánh pháp không ở nơi lời nói.  Do đó dùng lời nói diễn tả nghĩa lý, có chỗ chỉ nói đều không phải lời, không thể nóì.  Có sự phân biệt, có chỗ nói năng tức là không phải Phật pháp.  Không phân biệt, không chỗ diển nói tức là Phật pháp.  Vì thế, nên có chổ nói : “không nói là Phật Pháp”.

(Trích kinh Tự Tại Vương Bồ Tát, quyển thượng, huyền 9, tờ 47, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Pháp nghĩa:  Chơn pháp chơn nghĩa không thể nói, có chổ còn nóì được thì không phải là chân pháp chân nghĩa.  Thế thì:  chơn pháp là pháp tánh; chân nghĩa không thể nói vậy.

 

  1. Nhơn lời nói rõ lý, nhờ ngón tay thấy mặt trăng:

 

Các ông ở trong Ma ha Diễn (1) không liễu ngộ, chỉ đắm trước lời nói tiếng giọng.  Trong Ma ha Diển, các pháp thật tướng, đã là thật tướng thì không thể phá hoại, không có tạo tác.  Nếu có thể phá hoại, có thể tạo tác thì không phải là Ma ha Diễn.  Cũng như mặt trăng mới tượng, tối mùng 1, mùng 2, khi mới sinh rất là nhỏ bé; người có mắt sáng mới có thể thấy được, dùng ngón tay chỉ không thể thấy được.  Người không thấy nầy chỉ xem ngón tay mà bỏ quên mặt trăng.  Người có mắt sáng bảo rằng: “Kẻ ngu si kia!  Tại sao cứ xem ngón tay của tôi, nhờ ngón tay để thấy được mặt trăng, chớ ngón tay đâu phải mặt trăng kia”.

Các ông cũng như vậy đó:  Lời nói không phải thật tướng, chỉ nương theo lời nói để nhận chân lý.  Các ông không khéo lại chấp trước lời nói tiếng giọng, rồi mê mờ nơi thật tướng…

(Trích kinh Tọa Thiền Tam Muội quyển hạ, thự sáu, tờ 19, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI

 

  1. Ma ha Diễn:  Mahàyàna dịch là đại thừa.

 

  1. Các người mù rờ voi.

 

Các thiện nam !  Ví như có Hoàng Đế bảo một vị đại-thần: “Khanh cho dắt một thớt voi để cho các người mù xem.  “Lúc bấy giờ vị đại thần tuân lịnh nhà vua tập trung các người mù lại, đem thớt voi ra.  Ra lệnh cho các người mù, mỗi vị lấy tay rờ mó thớt voi.  Vị đại thần liền trở về cung tâu cùng Hoàng Đế:  “Thần đã làm xong bổn phận”.

Lúc ấy vị Hoàng Đế liền đòi các người mù vào mà hỏi sự thật.  Các người đã thấy voi chưa?  Các người mù đều tâu rằng:  “Chúng con đều thấy rồi”.  Hoàng Đế hỏi người thứ nhất: “Hình tướng voi như thế nào?”  Người rờ trúng ngà liền tâu:  “Hình tướng con voi giống gốc cây lau, tâu Hoàng Đế”.  Người thứ hai rờ trúng tai voi liền tâu rằng:  “Con voi giống như ki xúc đất, tâu Hoàng Đế”.  Người thứ ba trúng đầu voi tâu rằng: “Con voi giống như tảng đá”.  Người thứ tư rờ trúng lỗ mũi, tâu rằng:  “Con voi giống như một cây quấn vải”.  Người thứ năm rờ trúng chân, tâu rằng: “Con voi giống như chày giả gạo”.  Người thứ sáu rờ trúng lưng, tâu rằng: “Con voi giống như cái giường”.  Người thứ bảy rờ trúng cái bụng, tâu rằng: “Con voi giống như cái lu”.  Người thứ tám rờ trúng đuôi, liền tâu rằng: “Con voi giống như sợi dây luộc”.

Các thiện nam!  Cũng như các người mù kia, không nơi trúng toàn thể con voi, cũng chẳng phải không nói; nếu là các tướng đều không phải là voi, nhưng lìa ngoài các hình tướng lại không có voi nào khác.

Các thiện nam!  Hoàng Đế là ẩn dụ Như Lai, bậc Chánh biến tri.  Đại thần dụ kinh Phương Đẳng đại Niết Bàn.  Voi dụ Phật tánh.  Mù thì dụ tất cả chúng sinh bị vô minh vậy.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn:  Mahàparinirvàna Sùtra, quyển thứ 32, phẩm Sư Tử Hẩu, dinh 6, tờ 57, bên mặt).

 

MỤC  VII  - PHẬT PHÁP CÙNH NGOẠI ĐẠO

 

  1. Trôm nghe Phật pháp:

 

Thí dụ người mọi ở núi trộm kho của Vua:

Đời quá khứ có một người mọi ở núi trộm lấy đồ trong kho nhà vua, rồi chạy trốn ở phương xa.  Lúc ấy vị Quốc Vương ra lịnh cho bốn người theo dõi; tìm bắt được tên trộm chánh thức, dẫn về nạp cho nhà Vua.  Vị Quốc Vương quở trách và gạn hỏi áo ấy quí giá ở chỗ nào?  Tên mọi núi tâu rằng: “Áo ấy quí giá chính là vì đồ của tổ phụ tui”.  Vua bảo đem áo ra mặc thử xem.  Người mọi kia lúng túng không biết mặc.  Thay vì xỏ tay, cậu ta lại mặc vào chân; mặc ở sau lưng, cậu ta lại tròng lên đầu…! Vị Quốc Vương thấy thế liền hội các vị đại thần để quyết định việc trên, vua bảo: “Nếu cái áo quí giá nầy của tổ phụ nhà ngươi để lại thì ngươi phải biết cách mặc; tại sao quá điên đảo, không rõ cách mặc, trên dưới trước sau lẫn lộn?  Vì không biết cách mặc, nên quyết định không phải áo cuả nhà ngươi.  Đây là của trộm cấp, không phải của riêng ngươi….”

Mượn mẫu chuyện trên làm thí dụ.  Vua thí dụ như đức Phật.  Kho báu thí dụ như Pháp.  Kẻ mọi ngu si cũng như ngoại đạo.  Trộm nghe giáo pháp của Phật rồi cho là của mình tự có; nhưng không rõ cách bố trí như trong Phật pháp, mê loạn trước sau không biết pháp tướng.  Cũng như người mọi ở núi kia trộm được áo quí báu của nhà vua, không biết thứ tự điên đảo mặc càng, cũng lại như thế.

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 67, bên trái).

 

  1. Làm thiện tương tợ.

 

Thí dụ người ngồi thuyền làm rơi cái chuông.

 

Thuở xưa có một người ngồi thuyền qua biển làm rơi mất một cái chuông bạc vào giòng nước .  Ông ta liền suy nghĩ: “Nay, ta phải ghi dấu ở dưới nước, rồi mới bỏ đi để sau trở lại tìm nó”.  Trải qua hai tháng trường đến các nước Sư Tử, ông ta thấy một con sông đầy nước như biển liền muốn nhảy xuống sông tìm lại chuông bằng bạc rơi mất ngày trước.  Các người bạn thấy thế hỏi rằng: “Ông muốn tìm thứ gì?”  Ngưới ấy trả lời: “Trước tôi làm rơi mất cái chuông, nay muốn tìm lại”.  Các bạn hỏi ông: “Mất ở chỗ nào?” – Ông đáp: “Nó rơi dưới biển”. – Các bạn lại hỏi: “Thời gian mất đã bao lâu?”.  – Ông đáp: “Mất đã hai tháng”.  Họ hỏi thêm: “Mất đã hai tháng, tại sao tìm chỗ nầy?” – Ông ta trả lời: “Khi tôi làm rơi mất chuông, tôi có vẽ dưới nước làm dấu; xem chỗ nước tôi làm dấu cùng với chỗ nước nầy không khác, nên tôi cố ý tìm nó”.  Các người bạn lại hỏi: “Nước mặc dù không khác, nhưng trước hai tháng ông làm mất nơi khác, bây giờ ông tìm ở đây thì làm sao tìm ra được ?”.

Lúc bấy giờ, mọi người nghe biết việc trên đều cười xòa.  Cũng như người ngoại đạo, không chịu tu chánh hạnh, trong việc làm lành tương tợ, tính việc khốn khổ để cầu giải thoát.  Cũng như người ngu kia làm mất chuông một nơi, rồi lại tìm kiếm một ngã.  Thật là người không trí huệ,

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 69, bên mặt).

 

  1. Bỏ ăn tìm đạo.

 

Thí dụ người ngu ăn muối:

 

Thuở xưa có một người ngu đi đến nhà người bạn; chủ nhà dọn cơm, chê đồ ăn lạt không có mùi vị.  Người chủ nghe qua liền bỏ thêm ít muối để người khách ăn vừa miệng.  Khi được nếm muối, mọi người ăn vừa miệng và khen ngon.  Chàng ngu tự nghỉ rằng: “Sở dĩ đồ ăn được ngon như thế nầy là nhờ có muối; chỉ bỏ một chút muối mà còn ngon như thế nầy, nều bỏ thêm nhiều thì ngon biết chừng nào!”  Chàng ngu không trí huệ liền ăn muối không, ăn nhiều miệng bị dộp, khát nước gần chết, lại lo sợ nguy hiểm đến tánh mạng.

Ví dụ các kẻ ngoại đạo nghe nói giảm bớt ăn uống để mà đắc đạo; liền chịu nhịn đói, không ăn uống hoặc trải qua bảy ngày, hoặc nhịn đói tới mười lăm ngày, chịu nhiều điều khốn khổ đói khát, đối với đạo giải thoát thật vô ích.  Cũng như chàng ngu si kia, tưởng ăn nhiều muối là ngon nhất, nên dốc muối mà ăn không, ăn đến nổi dộp cả miệng!  Việc nầy cũng lại như thế.

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 66, bên trái).

 

Hết Phần Một của Chương Hai

Pd Phuong An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]