Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37-1. Phẩm Lục trọng (1)

02/05/201111:10(Xem: 13624)
37-1. Phẩm Lục trọng (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXXVII.1.Phẩm Lục trọng (1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy nên nhớ nghĩ pháp lục trọng, kính trọng, giữ mãitrong lòng đừng cho quên mất. Thế nào là sáu?

Ởđây Tỳ-kheo thân hành niệm từ, như ngắm hình trong gương,đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất.

Lạinữa, khẩu hành niệm từ, ý hành niệm từ, đáng kính, đángquý, chớ cho quên mất.

Lạinữa, được các thứ pháp lợi, hay cùng các người Phạmhạnh dùng chung, cũng không có tưởng bỏn xẻn. Pháp này đángkính, đáng quý, chớ để quên mất.

Lạinữa, có các cấm giới không hư không hại, rất hoàn toànkhông thiếu sót, được người trí quý. Lại muốn cho giớinày bủa khắp cho người khiến đồng mùi vị này. Pháp nàyđáng kính, đáng quý, chớ để quên mất.

Lạinữa chánh kiến Hiền Thánh được xuất yếu. Cái thấy nhưthế muốn các người Phạm hạnh cùng đồng pháp này, cũngđáng quý, chớ để quên mất.

Ðólà, Tỳ-kheo! Có pháp lục trọng này, đáng kính, đáng quý,chớ để quên mất.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Thường nên tu hành thân, khẩu, ý hành.Nếu được đồ lợi dưỡng, nên nhớ phân phát, chớ khởitưởng tham. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở bên suối A-nậu-đạt, cùng đại chúng Tỳ-kheonăm trăm người câu hội, đều là A-la-hán, tam đạt lụcthông, thần túc tự tại, tâm không sợ hãi, chỉ trừ mộtTỳ-kheo là A-nan.

Bấygiờ Thế Tôn ngồi trên hoa sen vàng, bảy báu làm cọng, vànăm trăm Tỳ-kheo ai nấy đều ngồi hoa sen báu. Khi đó, Longvương A-nậu-đạt đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứngmột bên.

Longvương xem khắp thánh chúng xong, bạch Thế Tôn:

- Naycon xem trong chúng đây trống thiếu không đầy đủ, còn thiếuTôn giả Xá-lợi-phất. Cúi mong Thế Tôn sai một Tỳ-kheo gọiXá-lợi-phất đến đây.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất ở Tinh xá Kỳ Hoàn vá y cũ. ThếTôn bảo Mục-liên:

- Ôngđến chỗ Xá-lợi-phất bảo Xá-lợi-phất: 'Long vương A-nậu-đạtmuốn gặp Thầy'.

Mục-liênđáp:

- Xinvâng Thế Tôn.

Khiấy Tôn giả Ðại Mục-liên như trong khoảng thời gian co duỗicánh tay đi đến Tinh xá Kỳ Hoàn, gặp Tôn giả Xá-lợi-phấtbảo:

- NhưLai có dạy rằng: 'Long vương A-nậu-đạt muốn được gặpThầy'.

Xá-lợi-phấtđáp:

- Ôngđi trước đi, tôi sẽ đến sau!

Mục-liênnói:

- Tấtcả Thánh chúng và Long vương A-nậu-đạt ngóng đợi tôn nhanmuốn được thấy mặt thầy, mong đi ngay chớ có trễ giờ.

Xá-lợi-phấtđáp:

- Ôngđến đó trước, tôi sẽ đến sau.

Mục-liênlập lại:

- Thếnào Xá-lợi-phất! Trong những người có thần túc, lại cóthể hơn tôi chăng mà nay lại bảo tôi đi trước? Nếu Xá-lợi-phấtkhông đứng dậy đi, tôi sẽ nắm tay bắt đến suối đó.

Khiấy, Xá-lợi-phất nghĩ: 'Mục-liên tìm cách đùa thử ta đây!'Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất tự cởi dây kiệt-chi (lưng)để xuống đất, bảo Mục-liên rằng:

- NếuThầy là thần túc đệ nhất, thì bây giờ nhấc dây này khỏimặt đất đi, rồi hãy nắm tay tôi dẫn đến suối A-nậu-đạt.

Mục-liênliền nghĩ: 'Nay Xá-lợi-phất lại đùa cợt ta, muốn thửnhau chăng? Nay Ông ta cởi dây lưng để trên đất nói: 'Cóthể nhấc lên được sau mới nắm tay ta dẫn đến suối'.Mục-liên lại nghĩ: 'Ðây ắt có nguyên nhân, chớ không thìđâu có khổ công vậy'.

Liềnduỗi tay nắm dây nhấc lên, nhưng dây không nhúc nhích chútnào. Khi đó Mục-liên dùng hết sức dời sợi dây mà khôngthể khiến động đậy. Xá-lợi-phất bèn lấy dây này cộtvào cành cây Diêm-phù, Tôn giả Mục-liên đem hết thần lựcmuốn nhấc sợi dây này mà không thể dời được. Ngay lúcnhấc sợi dây thì đất Diêm-phù chấn động mạnh.

Khiấy Xá-lợi-phất bèn nghĩ: 'Tỳ-kheo Mục-liên còn có thểkhiến cõi Diêm-phù chấn động, hà huống dây này. Nay ta nêncầm dây này cột vào hai thế giới'. Bấy giờ Mục-liên cũnglại nhấc nữa. Xá-lợi-phất lại cột dây vào ba thế giới,bốn thế giới, Mục-liên cũng có thể nhấc lên như nhấcchiếc áo nhẹ.

Bấygiờ Xá-lợi-phất lại nghĩ: 'Tỳ-kheo Mục-liên đủ sứcnhấc bốn thế giới cũng không đáng kể. Nay ta cầm dây nàycột vào lưng núi Tu-di'. Khi ấy Mục-liên lại có thể làmđộng núi Tu-di này và cung trời Tứ thiên vương, cung trờiTam thập tam thảy đều dao động.

Xá-lợi-phấtlại đem dây này cột ngàn thế giới, Mục-liên cũng có thểlàm chấn động. Xá-lợi-phất lại lấy dây này cột hai ngànthế giới, ba ngàn thế giới cũng bị Mục-liên làm chấnđộng. Khi ấy đất trời chấn động mạnh, chỉ có Như Laingồi ở suối A-nậu-đạt không di động, ví như lực sĩđùa lá cây không khó khăn.

Khiấy, Long vương A-nậu-đạt bạch Thế Tôn:

- Naytrời đất này cớ sao chấn động?

ThếTôn nói rõ nguyên nhân cho Long vương:

Longvương bạch Phật:

- Thầnlực của hai người này, ai hơn?

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheoXá-lợi-phất thần lực lớn nhất.

Longvương bạch Phật:

- ThếTôn trước có thọ ký rằng Tỳ-kheo Mục-liên thần túc đệnhất, không ai hơn.

ThếTôn bảo:

- Longvương! Ông nên biết có bốn thần túc. Thế nào là bốn?Tự tại tam-muội thần túc. Tinh tấn tam-muội thần túc. Tâmtam-muội thần túc. Giáo giới tam-muội thần túc. Này Longvương! Có sức của bốn thần túc này, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-nicó bốn thần túc này, thân cận tu hành không buông bỏ. Ðâytức là thần lực đệ nhất.

Longvương A-nậu-đạt bạch Phật:

- Tỳ-kheoMục-liên không được bốn thần lực này sao?

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheoMục-liên cũng được bốn thần lực này, thân cận tu hànhchẳng hề buông bỏ, Tỳ-kheo Mục-liên muốn trụ thọ mạnghết kiếp cũng có thể làm được. Nhưng tam-muội mà Xá-lợi-phấtnhập, Tỳ-kheo Mục-liên không biết tên gọi.

Khiấy Tôn giả Xá-lợi-phất lại nghĩ: 'Ba ngàn đại thiên quốcđộ, Mục-liên đều có thể di chuyển, côn trùng bị chếtkhông thể kể xiết. Nhưng chính ta nghe tòa của Như Lai khôngthể di động. Nay ta nên lấy dây này cột vào tòa của NhưLai'.

Bấygiờ Tôn giả Mục-liên lại dùng thần túc nhấc dây này lên,nhưng không nhúc nhích. Mục-liên bèn nghĩ: 'Không phải ta bịthối chuyển thần túc rồi sao mà nay nhấc dây này chẳngthể động đậy? Nay ta đến chỗ Thế Tôn, để hỏi nghĩanày'. Mục-liên bỏ sợi dây, dùng thần túc đến chỗ ThếTôn, từ xa thấy Xá-lợi-phất ngồi trước Như Lai. Thấyrồi Mục-liên bèn nghĩ: 'Ðệ tử Thế Tôn thần túc đệnhất không ai hơn ta. Nhưng ta chẳng bằng Xá-lợi-phất sao?

Bấygiờ Tôn giả Mục-liên bạch Phật:

- Conđối với thần túc có bị thối chuyển không? Vì sao thế?Con từ Tinh xá Kỳ Hoàn đi trước, Xá-lợi-phất đi sau. NayTỳ-kheo Xá-lợi-phất lại đến trước, ngồi trước NhưLai.

Phậtnói:

- Thầntúc của Thầy không thối chuyển, nhưng pháp thần túc tam-muộimà Xá-lợi-phất nhập, Thầy không biết. Vì sao thế? Tỳ-kheoXá-lợi-phất trí tuệ không có hạn lượng, tâm được tựtại. Thầy không bằng Xá-lợi-phất theo tâm. Xá-lợi-phấttâm thần túc được tự tại. nếu Tỳ-kheo Xá-lợi-phấttâm nghĩ đến gì liền được tự tại.

ÐạiMục-liên tức thời im lặng. Khi ấy Long vương A-nậu-đạthoan hỷ mừng rỡ không kềm được:

- NayTỳ-kheo Xá-lợi-phất, rất có thần lực chẳng thể nghĩnghì, khi nhập tam-muội, Tỳ-kheo Mục-liên chẳng biết têngọi.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho Long vương A-nậu-đạt,khuyên bảo khiến cho hoan hỷ, liền ở đó thuyết giới. Sángsớm Phật đem các Tỳ-kheo Tăng trở về thành Xá-vệ, rừngKỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Khi ấy, các Tỳ-kheo nói vớinhau:

- ThếTôn đích thân thọ ký, trong hàng Thanh văn của ta, ngườithần túc đệ nhất là Tỳ-kheo Mục-liên, nhưng hôm nay chẳngbằng Xá-lợi-phất.

Bấygiờ các Tỳ-kheo khởi tâm khinh mạn đối với Mục-liên.Ðức Thế Tôn liền nghĩ: 'Các Tỳ-kheo này sanh tưởng khinhmạn đối với Mục-liên, sẽ chịu tội khó kể'.

Ngàibảo Mục-liên:

- Thầyhãy hiện thần lực cho đại chúng này xem, đừng để đạichúng khởi tưởng lười biếng.

Mục-liênđáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Bấygiờ Mục-liên lạy Phật, rồi ở trước Như Lai biến mất,đi đến cách bảy hằng sa cõi Phật, ở phương Ðông có Phậttên Kỳ Quang Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiệnở đó. Mục-liên dùng y phục bình thường đến cõi đó đitrên miệng bát. Nhân dân nước đó hình thể rất to lớn.Các Tỳ-kheo trông thấy Mục-liên rồi, nói với nhau:

- CácThầy xem con sâu này giống như Sa-môn.

CácTỳ-kheo bắt xuống đưa cho Phật.

- ThưaThế Tôn! Nay có một con sâu giống Sa-môn.

KỳQuang Như Lai bảo các Tỳ-kheo:

- PhươngTây cách đây bảy hằng sa thế giới; cõi đó có Phật tênThích-ca Văn Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ởđời. Ðây là đệ tử thần túc đệ nhất của Ngài.

Bấygiờ Phật kia bảo Tôn giả Mục-liên:

- CácTỳ-kheo này khởi ý khinh mạn, Thầy hãy hiện thần lực chođại chúng xem!

Mục-liênđáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Mục-liênnghe lời Phật dạy, lấy bình bát đựng năm trăm Tỳ-kheonước đó đem lên trời Phạm thiên. Khi ấy Mục-liên lấychân trái để lên núi Tu-di, chân phải đặt lên trời Phạmthiên, rồi nói bài kệ:

Thườngnên nhớ chuyên cần,
Tuhành nơi Phật pháp,
Hàngphục chúng ma oán,
Nhưđiều phục được voi.
Nếuhay ở pháp này,
Nănghành không phóng dật,
Sẽdứt nguồn mé khổ,
Khôngcòn các não nữa.

Bấygiờ Như Lai dùng âm thanh này vang khắp tinh xá Kỳ Hoàn. CácTỳ-kheo nghe xong đến bạch Phật:

- Mục-liênđứng ở đâu mà nói kệ này.

ThếTôn bảo:

- Ðâylà Tỳ-kheo Mục-liên cách cõi Phật này bảy hằng sa thếgiới về phía Ðông, dùng bình bát đựng năm trăm Tỳ-kheoở đó, chân trái bước lên núi Tu-di, chân phải đặt lêntrời Phạm Thiên mà nói kệ này.

CácTỳ-kheo khen:

- Chưatừng có, thật là kỳ đặc! Tỳ-kheo Mục-liên có đại thầntúc thế mà chúng con khởi tâm coi thường Mục-liên. Cúi mongThế Tôn khiến Mục-liên đem năm trăm Tỳ-kheo đến đây.

Khiấy Thế Tôn từ xa hiện đạo lực khiến Tôn giả Mục-liênbiết ý. Mục-liên bèn dẫn năm trăm Tỳ-kheo đến thành Xá-vệ,rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn đangthuyết pháp cho mấy ngàn vạn chúng. Mục-liên đem năm trămTỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn. Ðệ tử Phật Thích-ca Văn ngướcnhìn các Tỳ-kheo ấy. Khi đó Tỳ-kheo ở thế giới phươngÐông lễ chân Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo ấy rằng:

- Tỳ-kheocác Thầy từ đâu tới? Là đệ tử của ai? Ði đường hếtbao lâu?

Nămtrăm Tỳ-kheo kia bạch Phật Thích-ca Văn:

- Thếgiới của chúng con nay ở phương Ðông. Phật tên Kỳ QuangNhư Lai, chúng con là đệ tử của Ngài. Nhưng nay chúng conchẳng biết từ đâu đến, đã trải qua mấy ngày!

ThếTôn bảo:

- CácThầy có biết thế giới của Phật chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưavâng, Thế Tôn! Chúng con muốn trở về cõi ấy.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo ấy:

- NayTa sẽ nói với các Thầy về pháp lục giới. Hãy khéo suynghĩ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

Bấygiờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi.Thế Tôn bảo:

- Thếnào gọi là pháp lục giới? Này Tỳ-kheo! Nên biết sáu giớicủa người bẩm thọ tinh khí của cha mẹ mà sanh. Thế nàolà sáu? Nghĩa là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phonggiới, không giới, thức giới. Ðó là này Tỳ-kheo, có sáugiới này. Thân người nhân tinh huyết mà sanh lục nhập. Thếnào là sáu? Nghĩa là nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệtnhập, thân nhập, ý nhập. Ðó là, này Tỳ-kheo, có sáu nhậpnày do cha mẹ mà có được. Ðã nương theo sáu nhập liềncó sáu thức. Thế nào là sáu? Nếu nương nhãn nhập thì cónhãn thức, rồi nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức,ý thức. Ðó là, này Tỳ-kheo, đây gọi là sáu thức thân.

Nếucó Tỳ-kheo hiểu sáu giới, sáu nhập, sáu thức này, có thểđến sáu cõi trời thọ nhân. Nếu ở đó hết tuổi thọlại sanh cõi này, thông minh tài cao. Ở ngay thân hiện tạidứt hết kiết sử được đến Niết-bàn.

Bấygiờ Thế Tôn bảo Tôn giả Mục-liên:

- NayThầy đem các Tỳ-kheo này trở về cõi Phật kia.

Mục-liênđáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Khiấy, Mục-liên lại lấy bát đựng năm trăm Tỳ-kheo, nhiễuPhật ba vòng lui đi, như trong khoảng thời gian co duỗi cánhtay, đã đến cõi Phật kia. Bấy giờ Mục-liên thả các Tỳ-kheora, lễ chân Phật kia rồi trở về cõi Nhân này. Các Tỳ-kheocõi kia nghe lục giới này rồi, các trần cấu sạch, đượcpháp nhãn thanh tịnh.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng đệ tử Ta, Thanh văn thần túc đệ nhất khó ai theo kịplà Tỳ-kheo Ðại Mục-kiền-liên.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Bạt-kỳ trong vườn Ngưu Sư Tử. CácTỳ-kheo cao đức có thần túc là Hiền giả Xá-lợi-phất,Hiền giả Ðại Mục-kiền-liên, Hiền giả Ca-diếp, Hiềngiả Ly-việt, Hiền giả A-nan v.v... năm trăm người câu hội.

Khiấy, Ðại Mục-kiền-liên, Ðại Ca-diếp, A-na-luật, sáng sớmđến chỗ Xá-lợi-phất. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy bỪại Thanh văn đến chỗ Xá-lợi-phất, liền bảo Tôn giảLy-việt rằng:

- BỪại Thanh văn đi đến ngài Xá-lợi-phất, hai người chúngta cũng nên đến chỗ Xá-lợi-phất. Vì sao thế? Ðể nghengài Xá-lợi-phất thuyết đầy đủ pháp kỳ diệu.

Ly-việtđáp:

- Việcnày nên lắm!

RồiLy-việt, A-nan đến chỗ Xá-lợi-phất. Khi ấy Xá-lợi-phấtnói:

- Kínhchào chư Hiền! Mời đến đây ngồi!

Xá-lợi-phấtbảo A-nan:

- Naytôi có điều muốn hỏi, vườn Ngưu Sư Tử này rất vui thích,hương trời tự nhiên tỏa khắp bốn phương, làm sao khiếncho vườn này được vui thích?

A-nanđáp:

- Tỳ-kheonghe nhiều chẳng quên, tổng trì nghĩa vị của các pháp, tuhành Phạm hạnh đầy đủ, những pháp như thế cũng khôngsót mất; vì bốn bộ chúng mà thuyết pháp, chẳng mất thứlớp, cũng chẳng thô tháo, không có loạn tưởng. Như thế,Tỳ-kheo ở vườn Ngưu Sư Tử được vui thích.

Xá-lợi-phấtbảo Ly-việt rằng:

- Hômnay A-nan đã diễn thuyết rồi. Nay tôi lại muốn hỏi nghĩaThầy. Vườn Ngưu Sư Tử vui thích như vậy. Nay Thầy hãy nóitiếp nghĩa ấy thế nào?

Ly-việtđáp:

- Ởđây Tỳ-kheo thích chỗ nhàn vắng, tư duy tọa Thiền, tươngưng với chỉ quán. Như thế Tỳ-kheo thích ở trong vườn NgưuSư Tử.

Khiấy Xá-lợi-phất bảo A-na-luật:

- NayThầy nên nói nghĩa của vui thích.

A-na-luậtđáp:

- Tỳ-kheocó thiên nhãn thấy suốt xem xét chúng sanh: người chết, ngườisanh, sắc lành, sắc ác, đường lành, đường dữ, hoặc đẹp,hoặc xấu, thảy đều biết hết. Hoặc có chúng sanh thân,miệng, ý làm ác; phỉ báng Hiền Thánh, thân hoại mạng chungsanh trong địa ngục; hoặc lại có chúng sanh thân, miệng,ý làm lành, chẳng phỉ báng Hiền Thánh, ví như sĩ phu quánkhông trung, thảy đều đầy đủ. Tỳ-kheo có thiên nhãn cũnglại như thế, xem xét thế giới chẳng có nghi nan. Như thế,Tỳ-kheo ở trong vườn Ngưu Sư Tử vui thích như thế.

Xá-lợi-phấtbảo Ca-diếp:

- Naytôi hỏi Thầy, chư Hiền như thế đã nói về nghĩa vui thích.Nay Thầy nên nói tiếp.

Ca-diếpđáp:

- Tỳ-kheohành hạnh A-lan-nhã (tịch tịnh), lại dạy người khác khiếnhành A-lan-nhã; tán thán đức của nhàn tịnh, thân mình mặcy chằm vá, lại dạy người khiến hành đầu đà. Thân tựtri túc ở chỗ nhàn cư, lại dạy người khác khiến tu hànhnày. Thân mình giới đức đầy đủ, tam-muội thành tựu,trí tuệ thành tựu, lại dạy người khác khiến hành phápnày; tán thán pháp này rồi lại khuyến hóa; lại dạy ngườikhác khiến hành pháp này, giáo huấn không chán. Như thế,Tỳ-kheo ở trong vườn Ngưu Sư Tử vui thích không gì sánhbằng.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất bảo Ðại Mục-kiền-liên:

- ChưHiền đã nói nghĩa vui thích. Nay Thầy nên nói tiếp nghĩavui thích; vui thích trong vườn Ngưu Sư Tử vô song, nay Thầymuốn nói thế nào?

Mục-liênđáp:

- Ởđây, Tỳ-kheo có đại thần túc, đối thần túc được tựtại. Họ có thể biến hóa vô số sự việc không khó khăn;cũng hay phân một thân thành vô số thân, hoặc hợp lại làmthành một thân; vách đá đều qua được, vọt lên, biếnmất tự tại cũng như thuyền lướt trên sông, chim bay trênkhông trung không dấu vết. Ví như lửa mạnh thiêu đốt núirừng, cũng như mặt trời trăng không đâu chẳng chiếu; cũngcó thể đưa tay sờ nhật nguyệt; cũng có thể hóa thân đếntrời Phạm thiên. Như thế, Tỳ-kheo thích hợp ở trong vườnNgưu Sư Tử.

Khiấy Mục-liên bảo Xá-lợi-phất:

- Chúngtôi mỗi người tùy chỗ mà biện thuyết rồi, nay muốn hỏinghĩa Xá-lợi-phất, vườn Ngưu Sư Tử rất là vui thích. NhữngTỳ-kheo nào nên ở trong ấy.

Xá-lợi-phấtnói:

- Tỳ-kheocó thể hàng phục tâm, mà tâm không thể hàng phục Tỳ-kheo.Nếu Tỳ-kheo ấy muốn được tam-muội tức thời Tỳ-kheoấy được tam-muội, tùy ý xa gần thành tam-muội, liền haythành tựu đầy đủ. Ví như nhà Trưởng giả có y phục tốtđẹp đựng đầy rương. Bấy giờ Trưởng giả ấy muốnlấy loại y phục nào thì tùy ý lấy không khó khăn, cũnghay tùy ý nhập vào trong tam-muội. Ðây cũng như thế, tâmhạnh khiến Tỳ-kheo, chẳng phải Tỳ-kheo hay khiến tâm, tùyý vào tam-muội cũng không khó. Như thế Tỳ-kheo hay khiếntâm, chẳng phải tâm khiến Tỳ-kheo. Người như thế nên ởtrong vườn Ngưu Sư Tử.

Bấygiờ Xá-lợi-phất bảo chư Hiền:

- Chúngta đã tùy theo sự biện bác của mình mà nói, mỗi ngườitùy cách thức khéo thuyết nghĩa này. Nay chúng ta nên đếnhỏi Thế Tôn: Tỳ-kheo thế nào thích ở trong vườn Ngưu SưTử? Nếu Thế Tôn có nói gì, chúng ta sẽ vâng làm.

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Xá-lợi-phất.

Bấygiờ các đại Thanh văn đều dẫn nhau đến chỗ Thế Tôn,sau khi đến cúi lạy Thế Tôn rồi ngồi một bên. Các đạiThanh văn đem nhân duyên này bạch đầy đủ với Phật.

Khiấy, Thế Tôn bảo:

- Lànhthay! Như lời A-nan nói. Vì sao thế? Tỳ-kheo A-nan nghe pháp,hay tổng trì, gìn giữ hết các pháp, tu hành Phạm hạnh đầyđủ; pháp như thế khéo nghe không quên, cũng không tà kiến;thuyết pháp cho bốn bộ chúng, lời nói không lầm lẫn, cũngkhông thô bạo.

Tỳ-kheoLy-việt thuyết cũng hay thay! Vì sao thế? Ưa ở chỗ nhàn vắng,không ở trong nhân gian, thường nhớ tọa Thiền, cũng khôngtranh tụng; tương ưng với chỉ quán, nhàn cư tịch tĩnh.

Tỳ-kheoA-na-luật cũng lại hay thay! Vì sao thế? Tỳ-kheo A-na-luậtthiên nhãn đệ nhất. Thầy ấy dùng thiên nhãn quán sát tamthiên thế giới, giống như người có mắt xem hạt châu trongbàn tay; Tỳ-kheo A-na-luật cũng lại như thế. Thầy ấy dùngthiên nhãn quán tam thiên đại thiên thế giới, không có nghinan.

NayTỳ-kheo Ca-diếp cũng lại hay thay! Vì sao thế? Tỳ-kheo Ca-diếptự thân mình hành A-lan-nhã, lại hay tán thán hạnh nhàn cư.Thân hay khất thực, lại hay khen ngợi đức khất thực. Thânmặc y chằm vá, lại hay tán thán đức mặc y chằm vá. Thânmình tri túc, laị hay khen ngợi đức tri túc. Thân mình ởhang núi, lại tán thán đức ở hang núi. Thân mình giới thànhtựu, tam-muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoátthành tựu, giải thoát kiến tuệ thành tựu, lại có thểdạy người thành tựu năm phần Pháp thân này. Thân có thểgiáo hóa, lại có thể dạy người khiến hành pháp này.

Lànhthay! Lành thay! Như lời Mục-liên nói. Vì sao thế? Tỳ-kheoMục-liên có đại oai lực, thần túc đệ nhất, tâm đượctự tại, ý muốn thân ấy làm gì thì có thể làm xong; hoặchóa một thân phân làm vạn ức, hoặc hợp trở lại làm một;vách đá đều qua được không chướng ngại, ẩn hiện tựtại như vào nước không chướng ngại; như chim bay trong không,không có vết chân. Ví như nhật nguyệt không chỗ nào chẳngchiếu hay hóa thân đến trời Phạm thiên.

Lànhthay! Như lời Xá-lợi-phất nói. Vì sao thế? Xá-lợi-phấthay hàng phục tâm, chẳng phải tâm hàng phục Xá-lợi-phất.Nếu lúc muốn nhập tam-muội, thì có thể thành tựu khôngcó nghi nan. Ví như Trưởng giả có y phục tốt đẹp, tùyý lấy không nghi nan; Tỳ-kheo Xá-lợi-phất cũng lại như thế,có thể hàng phục tâm, chẳng phải tâm có thể hàng phụcXá-lợi-phất; tùy ý nhập tam muội, thảy đều ở trướcmắt.

Lànhthay! Lành thay! Các Tỳ-kheo! Các Thầy mỗi người tùy theophương tiện mà nói. Nhưng nay lại nghe ta nói: Tỳ-kheo thếnào vui ở vườn Ngưu Sư Tử?

Tỳ-kheonương ở trong thôn xóm. Người ấy đến giờ đắp y, ômbát vào làng khất thực, khất thực xong trở về chỗ ở,rửa tay, rửa mặt, ở dưới gốc cây chính thân, chính ý,ngồi kiết-già, cột niệm ở trước, Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng:'Nay ta ngồi tòa bất hoại, phải nên dứt hữu lậu thànhtựu vô lậu'.

Bấygiờ Tỳ-kheo ấy tâm hữu lậu liền được giải thoát. Tỳ-kheonhư thế thích hợp ở trong vườn Ngưu Sư Tử. Tỳ-kheo nhưthế chuyên cần tinh tấn, không có giải đãi, ở đâu cũngđược sùng kính. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về chú nguyện có sáu đức. Các Thầy hãy lắngnghe, khéo suy nghĩ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Bấygiờ các Tỳ-kheo đã nhận lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Thếnào gọi là sáu đức? Ở đây đàn-việt thí chủ thành tựuba pháp. Ðàn-việt thí chủ thành tựu ba pháp thế nào? Ởđây đàn-việt thí chủ thành tựu tín căn, thành tựu giớiđức, thành tựu sự nghe. Ðó là đàn-việt thí chủ thànhtựu ba pháp này. Pháp bố thí vật lại thành tựu ba pháp.Thế nào là ba? Là vật kia sắc thành tựu, vị thành tựu,hương thành tựu. Có ba pháp này. Ðó là này Tỳ-kheo! Có sáuviệc này đạt được công đức lớn, danh đức vang xa, đạtđược quả báo cam lồ.

Thếnên, các Tỳ-kheo nếu muốn thành tựu sáu việc này, nên nhớbố thí. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp cho vô số chúng. Khi ấy trên tòacó một Tỳ-kheo sanh ý niệm này: 'Mong Như Lai bảo cho ta nhữngđiều luận thuyết'. Khi đó Như Lai biết tâm của Tỳ-kheoấy liền bảo các Tỳ-kheo'.

- Nếucó Tỳ-kheo sanh niệm này: 'Như Lai sẽ đích thân giáo huấnta'. Tỳ-kheo ấy giới thanh tịnh, không có vết nhơ, tu hànhchỉ quán, ưa chỗ nhàn vắng. Nếu Tỳ-kheo ấy ý muốn cầuy phục, thức ăn uống' giường chõng, thuốc men, cũng phảinên giới đức thành tựu, ở chỗ vắng vẻ mà tự tu hành,tương ưng với chỉ quán. Nếu Tỳ-kheo ấy ý muốn tri túc,nên nhớ đức đầy đủ, ở chỗ nhàn vắng tự tu hành, tươngứng với chỉ quán.

NếuTỳ-kheo ấy muốn bốn bộ chúng, Quốc vương, nhân dân, cácloại hữu hình trông thấy và hiểu biết mình; thì nên nhớgiới đức đầy đủ.

NếuTỳ-kheo ấy ý muốn cầu Tứ thiền, khoảng giữa không cótâm hối hận, cũng không biến đổi thì nên nhớ giới đứcthành tựu.

NếuTỳ-kheo muốn cầu tứ thần túc thì cũng nên giới đức đầyđủ.

NếuTỳ-kheo ý lại muốn cầu tám môn giải thoát không chướngngại thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

NếuTỳ-kheo ý lại muốn cầu thiên nhĩ nghe suốt hết tiếng trờingười thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

NếuTỳ-kheo ý muốn biết ý nghĩ trong tâm người khác, các cănthiếu sót thì cũng nên nhớ giới đức đầy đủ.

NếuTỳ-kheo ấy ý muốn cầu biết tâm ý chung sanh, tâm có dục,tâm không dục, tâm có sân hận, tâm không sân giận, tâm cóngu si, tâm không ngu si, như thực mà biết; tâm có ái, tâmkhông ái, tâm có thọ, tâm không thọ, như thực mà biết;tâm có loạn, tâm không loạn; tâm tật đố, tâm không tậtđố; tâm nhỏ hẹp, tâm không nhỏ hẹp; tâm có hạn lượng,tâm không hạn lượng; tâm có độ, tâm không độ; tâm cótam-muội, tâm không tam-muội; tâm có giải thoát, tâm khônggiải thoát, như thực mà biết; muốn được như thế, nênnhớ giới đức đầy đủ.

NếuTỳ-kheo ý muốn được vô lượng thần túc phân một thânthành vô số, lại hợp trở lại thành một; xuất hiện biếnmất tự tại, hóa thân cho đến Phạm thiên thì nên nhớ giớiđức đầy đủ.

Nếulại Tỳ-kheo ý muốn cầu tự nhớ việc vô số kiếp đờitrước, hoặc một đời, hai đời, cho đến ngàn đời, trămngàn ức đời, kiếp thành kiếp hoại, kiếp thành hoại khôngthể tính kể: 'Ta từng chết đây sanh kia tên gì họ gì, hoặctừ nơi kia chết, đến sanh nơi đây'; tự nhớ việc vô sốkiếp như thế thì nên nhớ giới đức đầy đủ, mà khôngcó niệm khác.

Nếulại, Tỳ-kheo ý muốn cầu thiên nhãn thấy suốt, quán chúngsanh đường lành, đường ác, sắc lành sắc ác, hoặc đẹphoặc xấu, như thực mà biết; hoặc lại có chúng sanh thân,miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền thánh, thân hoại mạng chungsanh trong địa ngục; hoặc lại có chúng sanh thân, miệng,ý làm lành, chẳng phỉ báng Hiền Thánh, tâm ý chánh kiến,thân hoại mạng chung sanh cõi lành lên trời; nếu muốn nhưthế thì nên nhớ giới đức đầy đủ.

Lạinữa, nếu Tỳ-kheo ý muốn cầu dứt hữu lậu, thành tựuvô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, sanh tử đãdứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không tái sanhnữa, như thực mà biết thì nên nhớ giới đức đầy đủ,trong từng suy nghĩ không có loạn tưởng, ở nơi vắng vẻthì Tỳ-kheo ấy nên nhớ giới đức đầy đủ, không có cácniệm khác, oai nghi thành tựu đầy đủ, lỗi nhỏ thườngsợ, huống là lỗi lớn.

Nếucó Tỳ-kheo ý muốn cùng luận đàm với Như Lai thì nên thườngnhớ giới đức đầy đủ; giới đức đã đầy đủ nênnhớ văn đầy đủ, văn đã đầy đủ nên nhớ thí đầyđủ, thí đã đầy đủ nên nhớ trí tuệ đầy đủ, giảithoát tri kiến thảy đều đầy đủ.

Nếucó Tỳ-kheo giới thân, định thân, tuệ thân, giải thoát thân,giải thoát tri kiến thân đầy đủ, liền được thiên long,quỷ thần thấy biết cúng dường, đáng kính, đáng quý, trờingười phụng sự.

Thếnên, Tỳ-kheo nên nhớ ngũ phần pháp thân đầy đủ là ruộngphước của đời, không ai có thể hơn được. Như thế, cácTỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]