KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Phần 10
Như vậy đâylà 10 vị đệ tử lớn mà gọi là thập đại đệ tử đó. Mỗi vị đều được cái đệ nhất, màmỗi vị đều không kham đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Để thấy rằng tinh thần ởđây là nêu lên ý nghĩa, dù cho chúng ta xuất gia mà nếu chúng ta không đạt đếnchỗ cứu cánh bình đẳng, chân thật. Hai phần:
Pháp tức pháptánh. Thân tức pháp thân. Pháp tánh và pháp thân không đạt được hai cái đó thìchúng ta chưa đến chỗ cứu cánh, bình đẳng, chân thật. Muốn đến chỗ cứu cánh,bình đẳng chân thật thì đứng về thân phải đi thẳng vào pháp thân. Đó mới là cứucánh.
Bây giờ tớicác vị Bồ Tát. Thánh tại sao còn rơi vào. Thánh có chia ra thánh thấp và thánhcao. Cũng như ở đây mấy chú, tất cả mấy chú là Tăng hết mà sao có những ôngTăng chấp quá chừng. Có những ông Tăng ít chấp. Nếu đã là Tăng thì phải giốnghệt nhau chớ, phải không? Tại sao lại có khác? Tại trình độ sai biệt. Bởitrình độ sai biệt cho nên có khác nhau. Ở đây hai bên không có nghĩa là chốngnhau. Nhưng để khai triển từ cái tướng để đi thẳng vào tánh. Hỗ tương để mìnhthấy từ thấp tiến lên cao, chớ không phải các Ngài thù nghịch nhau. Như bây giờcác chú cãi ầm đó. Không phải? Nghĩa là thuật lại để thấy cái nhìn của hàngThanh Văn khác hơn cái nhìn của hàng Bồ tát. Thanh văn còn từ tướng. Bồ tát đithẳng vào tánh. Đó là tinh thần khai triển từ thấp tiến lên cao. Chớ không phảihai bên có chỗ sai biệt.
Lúc nảy nhưtôi nói muốn tu thì từ thân này mà tu, mới thấy được pháp thân. Như vậy nhờ cáibáo thân hay là ứng này mà đi thẳng vào pháp thân. Chớ không phải pháp thân nócó thể thị hiện giáo hóa người ta được. Nhưng nếu nói pháp thân không có lợiích gì thì lại trật nữa. Vì pháp thân là cái thể. Ứng thân và hóa thân là cáidụng. Từ cái thể khởi dụng. Cái dụng thấy như có lợi ích, nhưng lợi ích củadụng chỉ là lợi ích hư dối để đưa tới chỗ chân thật cứu cánh là pháp thân. Nhưvậy pháp thân mới là chỗ chân thật của người tu.
Chữ Bồ tátchúng ta biết hết rồi, khỏi cần cắt nghĩa, chỉ cần biết rằng đây là qua tớihàng Bồ tát. Hàng Thanh văn là đệ tử hiện hữu của Phật. Hàng Bồ tát thì cónhững vị Bồ tát có mặt trong hội hoặc những vị Bồ tát từ tha phương đến. Chonên đây nói Bồ tát mà không nói đệ tử.
Khi ấy Phậtbảo Bồ tát Di Lặc:
Thói quenmình cắt nghĩa Bồ Tát Di Lặc phải không? Nhưng phải nhớ rằng, cũng như nói rằngmấy chú kêu Đại đức A hay A Đại đức. Tiếng Việt mình kêu A Đại đức hay là Đạiđức A? Từ tiếng Việt thì phải chuyển lại, nhiều khi mình quen, coi như thóiquen. Quan Âm Bồ tát, Thế Chí Bồ tát quen rồi. Đúng ra thì Bồ tát Quán Âm, Bồtát Thế Chí. Đây cũng vậy, Bồ tát Di Lặc.
( Ông đi đếnthăm bệnh Duy Ma Cật.
Ngài Di Lặcbạch Phật rằng:
( Thế Tôn!Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Vì con nhớ lại thuở xưa vìThiên Vương ở cung Trời Đâu Suất và quyến thuộc của họ nói hạnh bất thối chuyểnđịa (nhớ chỗ này cho rõ, bất thối chuyển địa là tu hành không thối chuyển đó).Khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: “Ngài Di Lặc! Đức Thế Tôn thọ ký chonhân giả một đời thành Phật.
Vậy là dùngđời nào để được thọ ký cho nhân giả một đời thành Phật. Vậy là dùng đời nào đểđược thọ ký ư là đời quá khứ, đời vị lại hay đời hiện tại?
Nói rằng mộtđời được thọ ký, bây giờ đặt câu hỏi một đời là đời nào? Là quá khứ, hay vị laihay hiện tại. Đây mới giảng trạch.
Nếu là quákhứ đó thì đời quá khứ đã diệt. Nếu là đời vị lai thì đời vị lai chưa đến. Nếulà đời hiện tại thì đời hiện tại không có dừng (hiện tại cũng sanh diệt luôn).Như lời Phật nói: Này các Tỳ Kheo, nay chính ông khi này (đang lúc này) cũngsanh, cũng già, cũng chết (chữ diệt là chết). Nay chính ông, cái hiện tại nàycũng có sanh, có già, có chết (dẫn câu đó làm chứng). Như vậy để thấy trong mộtđời hiện tại mà có cả sinh, già, chết.
Tức là ngaytrong một khoảnh khắc đó có cả ba tướng: Sanh, già, chết. Như vậy làm sao nóihiện tại cho được. Như vậy chúng ta mới thấy làm sao? Ở đây Ngài Di Lặc? [1],Ngài bẻ ở chỗ nói rằng một đời nữa được thành Phật. Một đời nữa là đời nào? Đờiquá khứ hay đời hiện tại hay đời vị lai? Quá khứ thì đã diệt. Vị lai thì chưađến. Rồi hiện tại thì không dừng. Như vậy đời nào là được Phật thọ ký.
Như nói hiệntại, thì Phật trong kinh nói, Ngài nói với các Ngài Tỳ Kheo thân ông hiện già,nó có sanh, có già cũng có chết. Nếu nói thân mình hiện giờ sanh, già, chết thìđa số mình ít thấy. Nhưng xét theo bây giờ ta nói trong tế bào mình nó có sanh,có già, có chết hiện giờ không? Có những tế bào mới sanh, có những tế bào đãgià, có những tế bào bị loại ra. Như vậy ngay trong thân của mình hiện tại nóđủ cả ba tướng: Sanh, già, chết. Như vậy làm sao có dừng mà nói cố định là lúcnào. Nếu do vô sanh được thọ ký thì vô sanh đó là chánh vị. Ở ngôi chân chínhhay là ngôi vị chân thật. Ở trong ngôi vị chân chính đó cũng không có thọ ký,cũng không được thành Phật. Vì chỗ ???? [1] Như cũng được. Chân như có thọ ký,có được thành Phật không? Như vậy chỗ đó là chỗ không thọ ký, không thành Phật.Còn nếu ở chỗ sanh tức là nó nằm ở trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Trong bathời đều không có thật. Nói rằng được thọ ký là thọ ký ở trong cái sanh hay làthọ ký ở trong cái vô sanh, phải không? Sanh thì cũng không ổn. Vô sanh thì còngì thọ ký và còn gì thành Phật. Như vậy cũng không ổn. Vậy thì tại sao, hay thếnào? Ngài Di Lặc nhận một đời thọ ký thành Phật ư! Ngài Di Lặc nhận rằng cònmột đời thọ ký thành Phật. Đó là đặt lại câu hỏi.
Sanh thìkhông được. Còn vô sanh cũng không được. Là từ như sanh được thọ ký ư!
Là từ nhưsanh. Như sanh tức là như thật hay chân như mà sanh được thọ ký ư!
Hay là từ nhưdiệt được thọ ký ư! Như sanh hay là như diệt. Nếu như sanh mà được thọ ký khôngđược. Như diệt thọ ký cũng không được.
Tại sao? Nếudo như sanh mà được thọ ký, như không có sanh. Nếu do như diệt mà được thọ kýthì như không có diệt. Bởi vì chánh vị là chân như. Nếu từ chân như mà thọ kýthì chân như không sanh không diệt. Không sanh không diệt thì lấy gì để thọký.
Tất cả chúngsanh đều là như. Tất cả pháp cũng như.
Tất cả chúngsanh đều như đó đứng về mặt chân như mà nói thì tất cả chúng sanh là như. Tấtcả pháp đều như.
Các vị thánhhiền cũng như. Cho đến Ngài Di Lặc cũng như.
Nếu Ngài DiLặc được thọ ký thì tất cả chúng sanh ưng cũng phải được thọ ký vì tất cả đềunhư. Lý luận của Ngài như vậy đó. Nếu từ như được thọ ký tức là từ chân như màđược thọ ký thì tất cả chúng sanh như, hiền thánh như, Di Lặc như. Nếu trên cáinhư đó mà được thọ ký, Ngài Di Lặc được thọ ký thì chúng sanh cũng được thọký.
Vì cớ sao?Phàm như thì không hai, nó cũng không khác.
Vì chỗ chânnhư thì nó còn gì hai, còn gì khác.
Nếu Di Lặcđược vô thượng chánh đẳng chánh giác thì tất cả chúng sanh đều cũng nên được.Vì cớ sao? Vì tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ đề. Ngài Di Lặc có tướng Bồ đềthì tất cả chúng sanh cũng có tướng Bồ đề. Nếu Di Lặc được diệt độ thì tất cảchúng sanh cũng phải được diệt độ. Vì cớ sao? Vì chư Phật biết tất cả chúngsanh cứu cánh tịch diệt (tức là tướng Niết bàn) không lại, lại có diệtnữa.
Nghĩa là sao?Đã có sẵn tướng Niết bàn thì làm sao có cái diệt lần thứ hai nữa. Niết bàn làtịch diệt, tất cả chúng sanh đều có tướng Niết bàn, tức là đều có tướng tịchdiệt. Bây giờ không lẽ lại có tịch diệt lần thứ hai.
Thế nên DiLặc không có đem pháp này mà dạy bảo các chư Thiên, các Thiên tử. Thật không cóphát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng không có thối chuyển.
Vì Ngài DiLặc đang dạy về hạnh bất thối chuyển. Bây giờ đứng về mặt thể chân thật, làchân như đó, thì nó không có tiến, không có lùi, không có sanh, không có diệt,không có đối đãi. Đã không tiến, không lùi, không sanh, không diệt thì làm saocó phát tâm Bồ đề. Làm sao có thôí chuyển Bồ đề mà ông dạy hạnh bất thốichuyển.
Này Di Lặc,phải khiến cho những vị Thiên tử này bỏ cái kiến chấp phân biệt về Bồ đề.
Phân biệt Bồđề là phân biệt gì? Phân biệt có thối chuyển Bồ đề và có bất thối chuyển Bồ đề.Dạy hạnh bất thối chuyển Bồ đề tức là có cái thối chuyển phải không? Thể Bồ đềcó thối, bất thối không? Cho nên nói rằng đừng có dùng kiến chấp này mà dạy cácvị Thiên tử.
Vì cớ sao? VìBồ đề không có thể do thân mà được. Cũng không có thể do thân mà được. Cũngkhông có thể do tâm mà được. Tịch diệt là Bồ đề vì diệt các tướng.
Bồ đề khôngthể do thân được, không thể do tâm được. Đây mới giải thích tại sao lại được Bồđề.
Tịch diệt làBồ đề vì diệt các tướng. Chẳng quán là Bồ đề vì lìa các duyên.
Phần nhiềukhi mình quán là mình phân tích các duyên. Bây giờ nó đã lìa các duyên rồi, còngì phân tích nữa.
Cho nên nóichẳng quán là Bồ đề vì lìa các tướng. Chẳng hành là Bồ đề vì không có ức niệm.
Chữ hành này tức là tâm hành. Tâm hành đó dứt rồi mới gọi là Bồ đề, vì lúc đó khôngcòn có nghĩ, không còn có nhớ.
Đoạn là Bồ đềvì xả các kiến chấp. Lìa là Bồ đề vì lìa các vọng tưởng.
Như vậy quívị mới thấy chúng ta buông vọng tưởng, không theo đó là lìa. Lìa cái đó là Bồđề, chứ không gì lạ hết.
Chướng là Bồđề vì chướng các nguyện.
Câu này dễhiểu hay khó. Thường thường mình nói không chướng mới là Bồ đề. Tại sao ở đâynói chướng là Bồ đề, vì chướng các nguyện. Chướng là ngăn trở. Thường thườngnguyện là cái mong mỏi hay là mong muốn. Tôi mong muốn thế nào đó, cái nguyệntôi như vậy. Cái nguyện là cái mong muốn. Nhưng đến chỗ chân thật tịch diệt rồicòn mong muốn hay không? Cho nên nó chận hết, ngăn hết những mong muốn. Ấy làBồ đề vì nó ngăn các cái nguyện.
Chẳng nhập làBồ đề vì không tham trước.
Thường thườngnói lục nhập. Tại sao thành lục nhập? Vì đối với sáu trần còn tham trước. Nódính với sáu trần cho nên sáu trần mới vào. Đó là nói về lục nhập của thân. Cònnếu nói thân của chúng ta, sáu căn cũng còn gọi là lục nhập. Bởi vì sáu căn màmình còn thích, còn ham được thân, còn thích được thân thì đó là tham trước.Không còn tham trước thân, đó là Bồ đề, vì nó không còn tham trước nữa.
Thuận là Bồđề vì thuận nơi như.
Mình tùy thuậnvới chân như đó là Bồ đề thì Bồ đề là tùy thuận chân như.
Trụ là Bồ đềvì trụ pháp tánh.
An trụ nơipháp tánh đó là Bồ đề.
Đến là Bồ đềvì đến là thật tế.
Bồ đề là chỗthật tế không còn tướng đối đãi sinh diệt nữa.
Bất nhị là Bồđề vì lìa ý pháp.
Luôn luôn ýmình duyên với pháp trần là hai chứ không rời hai được. Cho nên tới chỗ này làbất nhị. Tại sao? Vì nó đã lìa ý pháp. Yï duyên với pháp trần. Tất cả những ýniệm chúng ta dấy nên đều chạy theo pháp trần. Mà pháp trần là đối đãi, cho nênđều là hai. Đây là bất nhị là Bồ tát vì lìa ý pháp.
Bình đẳng làBồ đề vì nó bình đẳng như hư không. Vô vi là Bồ đề vì nó không sinh, trụ vàdiệt.
Tướng nào cònnằm trong sanh, trụ, diệt thì gọi đó là hữu vi. Bồ đề này không còn sanh, trụ,diệt cho nên gọi là vô vi.
Tri là Bồ đềvì rõ biết tâm hành của chúng sanh.
Nghĩa là khiđạt được Bồ đề rồi thì thấy tâm hành của chúng sanh thế nào biết hết.
Chẳng hội làBồ đề vì các cái không nhập.
Chữ hội nàylà hội họp. Nếu các nhập hội họp thì có thân hay không có thân. Đó là thànhthân. Bây giờ không còn bị các nhập hội họp nữa thì đó là Bồ đề. Tức là giảithoát sinh tử. Còn có các nhập chung họp thì còn thân sanh tử. Hết các nhậpchung họp rồi tức là giải thoát sinh tử. Giải thoát sinh tử đó là Bồ đề.
Chẳng hiệp làBồ đề vì lìa phiền não tập.
Phiền não làdo nhóm họp phải không? Phiền não nhóm họp cũng như là tập đế đó. do phiền nãonhóm họp. Bây giờ do nhóm họp không còn nữa, ấy là Bồ đề vì lìa sự nhóm họp củaphiền não.
Vô xứ là Bồđề vì không có hình sắc.
Cái gì cóhình sắc cho nên có xứ sở, có chỗ nơi. Cái không có hình sắc thì đâu có chỗnơi. Nên tôi thường hay dẫn, tôi nói rằng người ta hỏi: “Chân tâm ở chỗ nào?”.Mấy chú nói làm sao? Chân tâm nó ở trong hay ở ngoài hay chặng giữa. Nó đều khôngcó chỗ. Nếu nói chỗ là trật là sai. Vì nếu nó có chỗ tức là có nơi chốn. Có nơichốn tức là có hình sắc. Chân tâm thì không hình sắc, không nơi chốn. Nếu vừanói có nơi chốn thì nó đã trật rồi. Cho nên câu hỏi chỗ nào là câu hỏi trật.Mình càng trả lời thì càng trật. Hiểu vậy thì mới thấy. Nên ở đây nói rằngkhông có chỗ nơi là Bồ đề vì nó không có hình sắc.
Giả danh làBồ đề vì danh tự là không.
Nghĩa là khimình biết tất cả ngôn ngữ, văn tự, tên tuổi... đều không thật, lúc đó là mìnhsống với Bồ đề vì biết được văn tự nó không thật.
Như hóa là Bồđề vì không có thủ xả.
Nếu thấy cácpháp như huyễn, như hóa thì lúc đó đâu có nhiễm, đâu có trước. Cho nên gọi làBồ đề. Vì lúc đó không có thủ là nhiểm. Xả là ghét. Tức là ưa thì thủ, ghét thìxả. Bây giờ mình đã thấy các pháp như huyễn hóa rồi, không còn có cái thủ xảđó. đó là Bồ đề.
Không loạn làBồ đề vì thường tự tỉnh.
Tự tỉnh tứclà lặng lẽ.
Thiện tịch làBồ đề vì cái tánh nó thanh tịnh.
Thiện làkhéo, tịch là lặng lẽ. Tức là khéo lặng lẽ. Đó là Bồ đề vì tánh nó thường trongsạch.
Không thủ làBồ đề vì lìa các tha duyên. Không khác là Bồ đề vì các pháp bình đẳng. Không cóso sánh là Bồ đề vì không có cái gì có thể thí dụ được. Vi diệu là Bồ đề vì cácpháp khó biết.
Bởi vì nó mầunhiệm, không thể suy lường được, đó là Bồ đề. Cho nên nói vì các pháp khó màbiết được.
Bạch Thế Tôn!Khi ông Duy Ma Cật nói pháp này, 200 Thiên tử được pháp vô sanh nhẫn. Cho nêncon không kham đến thăm bịnh ông ấy.
Như vậy đoạnnày chúng ta thấy Ngài Duy Ma Cật muốn giải thích cho chúng ta hiểu thêm cáinhất sanh bổ xứ của Đức Phật thọ ký cho Ngài Di Lặc. Chữ thọ ký ở đây là nóirằng thọ ký một đời nữa sẽ thành Phật. Một đời là gì? Bây giờ mình tìm lại coimột đời là đời nào?
Trong ba thờithì không có cái thời thật. Trong ba đời không có thật thì làm sao nói một đời.Rồi cho tới thọ ký. Thọ ký thì căn cứ trên cái gì thọ ký? Nếu căn cứ trên chânnhư mà thọ ký thì chân như không sanh. Không sanh thì làm sao có một đời. Cònnhư không diệt thì làm sao có một đời. Như vậy tức là bên kia đứng về cái tướngsinh diệt của kiếp người mà nói, là một đời, hai đời. Mà đã đứng về cái sinhdiệt của kiếp người, đó là tướng.
Bên này ôngDuy Ma Cật đứng về chân như. Chân như tức là tánh. Như vậy cái tướng chỉ chocái giả danh, tạm nói, tạm dùng, không thật. Cái tánh chân thật bất sanh, bấtdiệt đó mới là cái chân thật. Cũng vật cho nên ông chuyển lại nói thọ ký thìmột đời, hai đời... cái đó là giả, không có thật. Vì vậy mà ông cật vấn còn chỗchân thật là bất sanh bất diệt. Bất sanh bất diệt thì còn có cái gì mà nóithành Phật, phải không? Vì Phật đã sẵn. Phật đã sẵn rồi, thành cái gì. Chẳng lẽthành lần thứ hai nữa. Bởi vậy tới chỗ đó mà đã sẵn, thì Phật đã có sẵn đó. Thìchúng sanh cũng sẵn có cái đó.
Ngài Di Lặcthành Phật thì chúng sanh ưng cũng thành Phật, phải không? Vì tất cả đều cósẵn. Đó là cái ý để chỉ thẳng về đây là cái chân như hay cái Phật tánh.Mà chân như Phật tánh thì không có cái gì để gọi là thọ ký, để gọi là thànhPhật hết. Nghĩa là mình hết phiền não, hết tất cả những tập khí sinh tử thìNiết Bàn hiện ra. Hết phiền não thì tính giác hiện tiền. Chớ không còn nói thọký thành Phật. Đó là đứng về mặt lý tánh mà ông nói. Bây giờ đến một Bồ tátkhác.
Phật bảo HoaNghiêm Đồng Tử:
( Ông đi đếnthăm bệnh ông Duy Ma Cật.
Hoa nghiêmliền bạch Phật rằng:
( Bạch ThếTôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Vì con nhớ thuở xưa, khicon ra khỏi đại thành Tỳ Xá Ly (có chỗ Tỳ Xá, Tỳ Da gì cũng được hết. Không cóquan trọng) thì ông Duy Ma Cật mới vào trong thành (Ông thì đi ra. Ông Duy MaCật đi vào). Con liền chào (ở đây nói làm lễ thì nghe dễ hiểu lầm. Ông này cũngBồ tát, mà ông kia là cư sĩ. Ông Bồ tát này gặp ông kia đảnh lễ thì coikhông được. Cho nên nói liền chào ông), hỏi rằng:
( Cư sĩ từđâu mà đến đây?
Ông đáp conrằng:
( Tôi từ đạotràng đến.
Con mớihỏi:
( Đạo trànglà ở chỗ nào?
Ôngđáp:
( Trực tâm làđạo tràng, vì không có hư giả. Phát hạnh là đạo tràng vì hay biện sự (biện sựtức là hay làm mọi việc phát hạnh, là khi khởi làm công tác là đạo tràng, vìkhéo làm tất cả việc). Thâm tâm là đạo tràng vì hay tăng trưởng hay tăng íchcác công đức. Bồ đề tâm là đạo tràng vì không có lầm lẫn. Bố thí là đạo tràngvì không mong quả báo. Trì giới là đạo tràng vì được các nguyện đầy đủ. Nhẫnnhục là đạo tràng vì đối với tâm chúng sanh không chướng ngại. Tinh tấn là đạotràng vì không có lười biếng. Thiền định là đạo tràng vì tâm nó điều nhu. Trítuệ là đạo tràng vì hiện thấy các pháp. Từ là đạo tràng vì bình đẳng đối vớichúng sanh. Bi là đạo tràng vì nhẫn chịu những sự đau khổ. Hỷ là đạo tràng vìưa thích các pháp. Xả là đạo tràng vì bỏ được, dứt được cái tắng ái (tức là cáiyêu ghét). Thần thông là đạo tràng vì thành tựu được lục thông. Giải thoát làđạo tràng vì hay bội xã (hay bội là trói, xả là bỏ). Phương tiện là đạo tràngvì hay giáo hóa chúng sanh. Tứ nhiếp pháp là đạo tràng vì hay nhiếp phục chúngsanh. Đa văn là đạo tràng vì như cái nghe mà thực hành. Phục tâm là đạo tràngvì chánh quán các pháp. 37 phẩm trợ đạo là đạo tràng vì bỏ các pháp hữu vi. Tứđế là đạo tràng vì không dối thế gian. Duyên khởi là đạo tràng vì vô minh chođến lão, tử đều không cùng tột.
Chỗ này dễhiểu không? duyên khởi là đạo tràng vì vô minh cho đến lão, tử đều không cùngtận. Vô minh tức là cái đầu. Mà lão, tử là cái cuối của 12 nhân duyên khôngcùng tận. Tại sao nói duyên khởi là đạo tràng? Bởi vì nếu mình thấy 12 nhânduyên, nếu mê không biết, nên nó dẫn mình sanh tử không cùng. Bây giờ mình biết12 nhân duyên là do duyên hợp mà có, chớ không thực, không tự tánh. Như vậy đólà đạo tràng. Nên nói rằng duyên khởi là đạo tràng vì vô minh cho đến lão tửkhông cùng tận.
Các phiền nãolà đạo tràng vì nó như thật. Phiền não là đạo tràng. Như vậy phiền não có phảilà đạo tràng không? Mấy chú nổi giận lên có phải đạo tràng chưa? Nếu nổi giậnmà nói đạo tràng thậ là khó hiểu, phải không? Nhưng mà sự thật khi phiền nãodấy lên liền biết phiền não là không thật, phiền não là không tự tánh, thì đólà đạo tràng rồi, phải không? Người ta cứ muốn tìm cái chân chính ở ngoài cáità ngụy. Nhưng sự thật biết được cái tà ngụy đó là chân chính rồi. Ngay nơiphiền não mà biết được phiền não nó không thật. Phiền não nó hư dối. Biết đượcnhư vậy đó là đạo tràng. Như vậy nghe như khó hiều mà đó là một lẽ thật.
Chúng sanh làđạo tràng vì biết vô ngã.
Chúng sanhnhư chúng bây giờ ai cũng có thân. Mà khi có thân, ngay nơi thân này mình khởichấp cái thân này là thật, thì đó là chúng sanh mê muội. Ngay nơi thân này màbiết duyên hợp hư dối, không có chủ, không có ngã, thì đó là vô ngã. Như vậyngay nơi thân chúng sanh mà thấy vô ngã. Chớ có cái vô ngã ngoài chúng sanhđâu. Cho nên hiểu rồi thì chính cái dở đó mà mình biết thì nó trở thành hay.Ngay nơi thân chúng sanh mà biết được thì nó là đạo tràng, chớ không có gì lạhết. Vì nó là vô ngã.
Tất cả pháplà đạo tràng vì biết các pháp không?
Không làkhông tự tánh.
Hàng ma làđạo tràng vì không bị khuynh động. Ba cõi là đạo tràng vì nó không có chỗđến.
Trong ba cõinày mà mình không có tạo nghiệp để sanh trong tam giới thì ba cõi là đạo tràngchớ gì.
Sư tử hẩu(hay sư tử hống) là đạo tràng vì không có chỗ sợ. Ngũ lực, tứ vô sở úy, thậpbát bất cộng pháp vì không có các lỗi lầm. Tam minh là đạo tràng vì không cácchướng ngại khác. Một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng vì thành tựu nhấtthiết trí.
Như vậy mấychú mới thấy nhất thiết trí là gì? Tức là một tâm mà biết tất cả pháp. Gọi nólà nhất thiết trí.
Như thế nàythiện nam tử, Bồ tát nếu nên đối với các Ba La Mật, dùng các Ba La Mật mà giáohóa chúng sanh. Các cái đó tạo tác ra nào là giơ chân, hạ chân, phải biết đềulà từ trong đạo tràng mà lại. Đều là trụ ở chỗ Phật pháp vậy.
Như vậy đâylà ông kết luận. Ông kết luận rằng bây giờ các ông nên biết nếu Bồ tát dùngpháp lục Ba La Mật giáo hóa chúng sanh, như vậy có làm ra cái gì. Đây kể từ giởchân hay là giở chân lên, để chân xuống, bước đi nơi nào, nơi nào, đều là ởtrong đạo tràng, đều là trụ ở Phật pháp.
Khi nói phápnày thì 500 vị Trời, người đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chonên con không kham đến thăm bệnh ông ấy.