Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31-Tri Kiến Bất Sinh

24/10/201009:07(Xem: 11592)
31-Tri Kiến Bất Sinh

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN 31

ÂM:

TRI KIẾN BẤT SANH.

-Tu-bồ-đề! Nhược nhân ngôn: Phật thuyết ngã kiến,nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Thị nhân giảingã sở thuyết nghĩa phủ?
-Phất dã Thế Tôn! Thị nhân bất giải Như Lai sở thuyếtnghĩa. Hà dĩ cố, Thế Tôn thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giảkiến tức phi ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến thị danh ngãkiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
-Tu-bồ-đề! Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâmgiả, ư nhất thiết pháp ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bấtsanh pháp tướng. Tu-bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phipháp tướng, thị danh pháp tướng.

DỊCH:

TRI KIẾN CHẲNG SANH.

- Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Phật nói ngãkiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao?Người ấy hiểu nghĩa của ta nói chăng?
- Bạch Thế Tôn, không hiểu vậy. Người ấy không hiểunghĩa của Như Lai nói. Vì cớ sao? Thế Tôn nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanhkiến, thọ giả kiến, tức chẳng phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọgiả kiến, ấy gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
- Này Tu-bồ-đề, người phát tâm Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, đối với tất cả pháp nên như thế mà biết, như thế mà thấy, như thếmà tin hiểu, không sanh pháp tướng. Này Tu-bồ-đề, nói là pháp tướng đó, Như Lainói tức chẳng phải pháp tướng, ấy gọi là pháp tướng.

GIẢNG:

Trong phần này, trước tiên đức Phật phá ngã kiến,nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Nhiều người đọc tụng trong kinh, thấyđức Phật thường nói ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, do đó họ tưởng nói ngã,nhân, chúng sanh, thọ giả là thật, và có cái hiểu về ngã, nhân, chúng sanh, thọgiả thật v.v. Thế nên đức Phật bảo:
Nếu cho ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giảkiến là thật, là không hiểu nghĩa Phật nói. Tại sao? Bởi vì Phật nói ngã kiến,nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức không phải ngã kiến, nhân kiến,chúng sanh kiến, thọ giả kiến, ấy gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến,thọ giả kiến. Như thế, tất cả bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, dùtrong kinh có nói, nhưng đức Phật nói không phải như phàm phu nói. Phàm phu nóingã là ngã thật, nhân là nhân thật, chúng sanh là chúng sanh thật, thọ giả làthọ giả thật, tóm lại nói cái nào là thật cái ấy. Trái lại, đức Phật có khi nóita nói, nhưng chữ ta là ngã đó không giống như phàm phu. Ngài thấy rõ ngã,nhân, chúng sanh, thọ giả chỉ là tướng duyên hợp hư giả, nên ngã kiến, nhânkiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến không phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanhkiến, thọ giả kiến. Thấy bốn tướng đó, nhưng bốn tướng đó không phải thật, vìđó là tướng duyên hợp, vì trên giả danh người ta nói ngã, nói nhân, nói chúngsanh, thọ giả thì Phật cũng phải nói như thế cho họ hiểu. Vì thế phảithấy rõ chỗ Phật nói bốn tướng là hư giả không thật, chỉ có giả danh thôi.

Đến đây đức Phật muốn tóm kết lại cho những ngườitu cầu thành Phật hiểu biết đúng nghĩa Phật dạy nên Phật bảo: Người phát tâm Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác đối với tất cả pháp nên biết như thế, thấy như thếvà tin hiểu như thế. Như thế nghĩa là thế nào? Thế giới không phải thếgiới, ấy gọi là thế giới, chúng sanh không phải chúng sanh, ấy gọi là chúngsanh, ngã kiến không phải ngã kiến, ấy gọi là ngã kiến. Phải thấy như vậy, biếtnhư vậy và tin hiểu như vậy thì mới có thể tiến tới quả Vô thượng Chánh đẳngChánh giác. Trái lại nếu thấy có cái gì là thật, cố định thì không thể tiến đếnđó, vì Phật là giác ngộ, nếu còn thấy các pháp thật là si mê thì làm sao giácngộ được? Thế nên phải thấy đúng như vậy thì mới giác ngộ. Như thế là chẳngsanh pháp tướng tức là không khởi chấp, không thấy có một pháp tướng nào thật.Vừa nói pháp tướng, Ngài lại sợ người ta cho pháp tướng là thật, nên liền bác:Này Tu-bồ-đề, nói pháp tướng đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp tướng, ấy gọilà pháp tướng.

Tóm lại tất cả danh ngôn mà đức Phật lập ra, Ngàiđều bắt chúng ta phải thấy nó không có thật thể, chỉ có giả danh thôi, thấy rõnhư thế mới đúng trí tuệ Bát-nhã. Nếu còn một cái gì chúng ta cho là thật, làchưa thấy đúng với tinh thần Bát-nhã. Như vậy chúng ta thấy Phật cố định làthật hay không? Thấy thế nào cho đúng với tinh thần Phật dạy? Nếu nói chúngsanh không phải chúng sanh ấy gọi là chúng sanh, thì Phật cũng phải nói: Phậtkhông phải Phật, ấy gọi là Phật, chớ nếu nói Phật thật thì cũng là không hiểuPhật. Hiểu như thế mới thấy khi thì Phật bác danh từ chúng sanh, khi thì Phậtbác ngay cả danh từ A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Phật cũng nói không có sởđắc, sở chứng. Tóm lại, Phật chỉ cho chúng ta thấy tất cả danh ngôn Phật lập rađều là không có thật thể, chỉ là giả danh, phải thấy hoàn toàn như thế mới làđúng trí tuệ Bát-nhã. Nhiều khi chúng ta có cái bệnh là những danh từ thế gianthì cho là giả, nhưng danh từ Phật, Bồ-đề, Giác ngộ, Như Lai . thì cho là thật.Vì thế chúng ta phải thấy thấu đáo cả hai bên xuất thế gian và thế gian có lậpra cũng đều là giả danh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]