- Bài 01: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 02: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 03: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 04: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 05: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 06: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 07: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 08: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 09: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 10: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 11: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 12: (Quyển Trung) Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 13: Kinh Địa Tạng giải Nghĩa
- Bài 14: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 15: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 16: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 17: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 18: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 19: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 20: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 21: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 22: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 23: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 24: (Quyển Hạ) Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 25: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Kinh Địa Tạng (PDF trọn quyển)
ĐỊA TẠNG BẢN NGUYỆN
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu hiểu Bồ Tát Địa Tạng xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt người thân khi chúng ta chí thành niệm danh hiệu của Ngài, nhưng tin một cách thật thà như vậy có đúng không? Nếu thật sự có một Bồ Tát Địa Tạng đủ khả năng đập phá cửa địa ngục thì chúng ta khỏi cần học kinh, không cần làm lành tránh làm ác, chẳng cần tu hành v.v…, mà chỉ cần một lòng cầu Bồ Tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu; như vậy thì nhân nào quả ấy không có ý nghĩa nữa và nghiệp báo nhân qủa là vô dụng sao?
Trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt ở rừng Ta La Song Thọ, Ngài đã dạy rằng: "Các ông hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp". Nếu chúng ta không tự thắp đuốc lên mà đi, cứ trông cầu nơi Phật, Bồ tát, thì chúng ta đã rơi vào thần quyền, mà trông vào thần quyền thì chỉ là hão huyền thôi; Chư Phật và Chư Bồ tát không phải không có tha lực đối với chúng sinh, nhưng tha lực của các Ngài chỉ là trợ duyên cho những người tu hành mà thôi.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm chúng ta như người thợ vẽ”, vẽ ra Ngũ uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, a Hành, Thức), chúng tạo tác do vọng tâm. Chúng sinh bị đọa địa ngục, đó là chúng sinh trong tâm bị đọa lạc vào tham, sân, si, mạn, nghi, tật đố, ghen tị, v.v... Muốn giải phóng chúng sinh của tâm khỏi khổ thì phải tu hành, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình, nghĩa là phải tu tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm, cho đến lúc thành đạo cũng là thành tựu cái bản tâm vậy.
Phần nhiều kinh điển Bắc truyền có nghĩa lý sâu xa, nên khi đọc nếu chấp chặt vào lời nói chữ viết, nghĩa là hiểu một cách quá thật thà theo nghĩa đen, thì sẽ không thể lãnh hội được ý Kinh muốn chỉ, nên có nhiều người hành trì theo mê tín. Còn một số người khác cũng không hiểu nghĩa Kinh, không chịu suy nghĩ quán chiếu kỹ càng mà lại bài bác, tức là phỉ báng Kinh (Pháp), gây tội địa ngục mà không biết!
Cũng vì có nhiều người hiểu lầm tai hại như thế, nên chúng tôi cố gắng tìm hiểu ý nghĩa kinh Địa Tạng này để giải thích ý nghĩa thật của Kinh hầu cống hiến đến những người có duyên cùng đọc. Sau chót, mặc dù cố gắng trong việc giải thích và trình bày, nhưng còn có khiếm khuyết, xin qúy vị Thiện Tri Thức chỉ cho, tác giả xin chân thành đa tạ vô cùng.
NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Cali. USA, Phật Lịch năm 2559, ngày 15-10-2015
Toàn Không