Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-Pháp Hội Nhân Do

24/10/201008:32(Xem: 9453)
01-Pháp Hội Nhân Do

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Bản giảng này là y theo bản dịch củangài Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập, vì bản này được công nhận là văn chươnglưu loát và sâu sắc hơn hết. Nếu xem lại bản của ngài Nghĩa Tịnh cũng như củangài Huyền Trang, chúng ta thấy cả hai bản dịch đều nặng về văn nghĩa. NgàiLa-thập không kẹt trong văn nghĩa, chỉ cốt làm sao cho ta nhận được lời Phậtdạy, ý Phật nói, nênvăn dịch của Ngài thâm thúy và gẫy gọn dễ hiểu.

Thái tử Chiêu Minhđời Lương, khi đọc Kim Cang, lãnh hội được ý chỉ nên chia quyển kinh làm bamươi hai phần để cho người đọc dễ nhận hiểu.

ÐỀ KINH:Kim Cang Bát-nhãBa-la-mật.

- Kim Cang là một chất cứng hay phá các thứ khác mà các kim loại kháckhông phá được nó.

- Bát-nhã là âm theo tiếng Phạn.

- Ba-la-mật là âm theo tiếng Phạn.

- Kinh là chữ Hán.

Ðề kinh gồm cả chữ Hán lẫn chữ Phạn. Người Trung Hoa khi dịch kinh, chữnào dịch được thì dịch, chữ nào không thể dịch hết nghĩa thì để nguyên âmtiếng Phạn.

Bát-nhã nghĩa chánh là trí tuệ.

Ba-la-mật hoặc dịch là đến bờ kia hoặc dịch là cứu kính viên mãn. Trítuệ được cứu kính viên mãn gọi là Bát-nhã ba-la-mật, vì nếu chỉ nói "trítuệ" e có lầm lẫn. Ở thế gian người khôn ngoan lanh lợi cũng gọi là ngườicó trí tuệ, thế nên từ ngữ "Trí tuệ Bát-nhã" là để giản trạch chođừng lầm với trí tuệ của người thế gian. Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ thấu đượclý thật, thấy được thể chân thật của các pháp, không còn kẹt trong các kiếnchấp, trong những cái nhìn thiên lệch chưa thấu đáo. Do thấu được lẽ thật, nêntrí tuệ này khi đến chỗ cứu kính chẳng những phá được tất cả tà thuyết ngoạiđạo mà còn dẹp hết những mê lầm chấp trước của mọi người. Cho nên khả năng côngphá đó vượt hơn tất cả, dụ như kim cương là chất cứng nhất có thể phá tan cáckim loại khác mà các thứ khác không phá hoại được nó.Kim Cang Bát-nhã ba-la-mậtlà một trí tuệ vững chắc, kiên cố phá dẹp tất cả tà thuyết ngoại đạo làm chochúng ta sạch hết những chấp trước sai lầm, những mê mờ đen tối để đến bờ giảithoát, giác ngộ.

Kinh là nhữnglời giảng dạy của đức Phật góp lại thành bộ. Kinh là khế kinh tức là khế lý vàkhế cơ. Tất cả những kinh Phật đều phải đủ hai nghĩa khế lý khế cơ, nghĩa làvừa hợp chân lý, vừa hợp căn cơ người. Thiếu một trong hai điều kể trên thìchưa gọi là kinh được, vì chủ yếu của đạo Phật cốt giáo hóa chúng sanh giácngộ, thấy được lẽ thật (đúng chân lý) và chúng sanh tin nhận được (hợp căn cơ).Khế cơ và khế lý còn có thể hiểu là tùy duyên và bất biến. Kinh Phật nói ngànđời cũng không sai, đó là bất biến; nhưng vào mỗi thời theo căn cơ mà nói, hoặcthấp hoặc cao, đó là tùy duyên.

ÐOẠN 1

ÂM:

PHÁP HỘI NHÂN DO.

Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên dữđại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu. Nhĩ thời Thế Tôn thực thời,trước y trì bát, nhập Xá-vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khấtdĩ, hoàn chí bổnxứ. Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhitọa.

DỊCH:

NGUYÊN DO CỦA PHÁP HỘI.

Tôi nghe như vầy: Một hôm đức Phật ở nước Xá-vệ (Sràvasti) tại rừng Kỳ-đà(Jeta) trong vườn Cấp Cô Ðộc cùng với chúng đại Tỳ-kheo là một ngàn hai trămnăm mươi vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đạithành Xá-vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở vềnơi chúngở. Thọ trai rồi, Ngài dẹp y bát, rửa chân, trải tòangồi.

GIẢNG:

Ðoạn này diễn tả pháp hội Phật nói kinhKim Cang.

Phần đầu chỉ cho lục chủng chứng tín. Sáu điều này mở đầu kinh nào cũngnhư thế cả. Ðây giống như một lối biên bản của ngài A-nan (Ananda) để cho thấylời Ngài nói có giá trị thật.

"Như thị ngã văn" là "Tôi nghe như vầy", chỉ chongười nghe và pháp được nghe. "Tôi" chỉ người nghe tức ngài A-nan."Như vầy" là pháp được nghe tức là đề tài trong buổi thuyết pháp.

"Nhất thời" chỉ thời gian. Vì thuở xưa thời gian mỗi nước mỗi kháccho nên chỉ nói một hôm, chớ không xác định hôm đó là mấy giờ ngày mấy thángmấy.

Phật là vị chủ tọa trong buổi nói pháp.

Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên là nơi Phật thuyết pháp.

Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên: Trưởng giả Cấp Cô Ðộc tên thật là Tu-đạt-đa(Sudatta), do ông hay bố thí, cứu giúp những người nghèo khổ cô độc nên đượcgọi là Cấp Cô Ðộc. Ông muốn mua vườn của thái tử Kỳ-đà để cất tinh xá thỉnhPhật đến thuyết pháp. Thái tử bảo ông đem vàng lót đầy vườn thì thái tử sẽ bánvườn cho ông. Khi ông trải vàng gần xong, thái tử vui vẻ bảo thôi đừng chở vàngthêm nữa và thái tử cũng xin cúng tất cả cây cối trong vườn cho đức Phật, do đónên thành tên rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Ðộc.

Chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị là cử tọa. Thời gian,nơi chốn và số cử tọa cho thấy bài kinh này không phải tự ý ngài A-nan nói, màdo Ngài nghe trong hội thuyết pháp gồm cả thảy một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo.

Sáu điều trên đây gọi là lục chủng chứng tín, nghĩa là sáu điều làm bằngchứng để cho chúng ta tin kinh này không phải tự ý ngài A-nan nói ra, mà chínhlà Ngài thuật lại buổi thuyết pháp của đức Phật.

Ðến phần thứ hai tả cảnh Phật sắp nói pháp.

Khi ấy là buổi sáng gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vàothành Xá-vệ khất thực.

Khất thực theo thứ lớp: Nếu hàng phật tử thỉnh thọ trai thì không cầntheo thứ lớp, cứ đi thẳng đến nhà thỉnh mình. Còn khất thực theo thứ lớp, làtrong xóm có nhà nghèo, nhà giàu, cứ tuần tự đến nhà thứ nhất, nếu không được cúngdường thì đến nhà thứ hai, thứ ba v.v. không phân biệt giàu nghèo đến khi đượccúng dường thì về.

Thọ trai xong, xếp y, dẹp bát, rửa chân rồi, trải tòa ngồi kiết già. Ðoạnnày tả lại cuộc sống bình dị của đức Phật, sáng đi khất thực, về ăn xong rửabát, xếp y, rửa chân, trải tòa ngồi kiết già, sắp nói chuyện với chúng. Ðó là ýthâm sâu muốn chỉ rằng chân lý không ngoài việc bình thường để đánh tan lònghiếu kỳ, tưởng chân lý là những gì mầu nhiệm ngoài việc bình thường. Thấy đượcchân lý trong việc bình thường là thấy đạo, nếu trái lại là lạc hướng.

Khi ngài Triệu Châu Tùng Thẩm hỏi ngài Nam Tuyền "Thế nào là đạo?"thì Nam Tuyền trả lời "Bình thường tâm thị đạo", nghĩa là tâm bìnhthường là đạo.

Ông Lý Tường đến hỏi ngài Dược Sơn Duy Nghiễm "Thế nào là đạo?"Ngài bảo "Vân tại thanh thiên, thủy tại bình", nghĩa là mây trên trờixanh, nước trong bình. Việc bình thườngnày hợp với tinh thần Ðại thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]